Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Mảnh đất Mỹ ở Bắc Carolina vĩnh viễn thuộc về Anh



Alamy Bản quyền hình ảnh Alamy
Cư dân trên đảo Ocracoke ở vùng Outer Banks của Bắc Carolina lần đầu tiên nghe thấy âm thanh đó vào đêm 23/1/1942. Thứ âm thanh đến từ ngoài khơi và ầm ào tới mức gần như làm rung chuyển ngôi nhà.
"Đang ngủ trong phòng thì nghe thấy tiếng hú kinh khủng ấy," Joseph Schwarzer II, giám đốc Hệ thống Bảo tàng Hàng hải Bắc Carolina, nói. "Phòng bật sáng, bạn đi ra ngoài và nhìn thấy một con tàu đã bị phá hủy."

Đó là tàu chở dầu Empire Gem của Anh, bị một ngầm U-boat của Đức phóng ngư lôi đánh đắm. Trong sáu tháng tiếp theo, cư dân Ocracoke còn nghe thấy nhiều tiếng động hơn nữa và nhìn thấy nhiều mảnh vỡ hơn nữa, khi Đức tiến hành Chiến dịch Drumbeat, phong toả khu vực.
Với hầu hết mọi người ở Mỹ thì Đại chiến Thế giới lần thứ hai xảy ra ở những nơi cách xa họ cả ngàn dặm. Gần gũi nhất với họ để giúp có cảm giác về cuộc chiến là bản tin phát thành hàng đêm, phát đi thông tin về các địa điểm như Guadalcanal hay Normandy, nơi binh lính chiến đấu trên những chiến thuyền hoặc tràn lên bãi biển.
Nhưng với cư dân vùng Outer Banks, Bắc Carolina, thì chiến tranh cận kề hơn nhiều, ngay sát nách.
Trong Chiến dịch Drumbeat, Đức nhắm vào các tàu buôn rời cảng Hoa Kỳ, vì nhiều tàu trong số đó đi về hướng Anh Quốc.
Thậm chí ngay cả trước khi nước Mỹ tham chiến, các chuyến hàng thường xuyên đi từ các cảng ở Bờ Đông, vận chuyển các mặt hàng như thực phẩm, nhôm, thép và cao su để đáp ứng nhu cầu của nước Anh đang trong thời chiến.
Do Mỹ chính thức trung lập, Đức không thể tấn công công khai các tàu hàng này rời cảng ở Bờ Đông. Nhưng mọi sự đã thay đổi vào 12/1941, khi Đức và Nhật Bản tuyên chiến với Hoa Kỳ. Một tháng sau, những chiếc tàu ngâm U-boat của Đức đến Bờ Đông và bắt đầu nhắm vào các tàu ở ngoài khơi Ocracoke.
"Ở bờ biển Bắc Carolina có Diamond Shoal, những đụn cát mà tàu bè muốn tránh," Tiến sĩ Frank Blazich, người phụ trách khu vực lịch sử quân sự tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian, nói.
"Tàu bè sẽ đi sát bờ biển rồi rẽ ra để tránh những bãi cạn, tạo nên một điểm công phá hoàn hảo. Những chiếc tàu ngầm chỉ cần ẩn kín là có thể oanh tạc được cả ngày."
Và họ đã làm vậy. Chỉ riêng tháng 1/1942, các tàu ngầm Đức đã đánh chìm 35 tàu thuyền của phe Đồng minh ở ngoài khơi Bờ Đông.
Để dễ hình dung, ta nên biết là một con tàu có kích cỡ trung bình khi rời Mỹ sẽ mang theo đủ đồ tiếp tế để nuôi sống xứ Anh (England) trong hơn một ngày, theo Tiến sĩ Schwarzer.
Vậy nên khi cộng lại thì chỉ với riêng 35 chiếc tàu bị đánh chìm vào tháng 1/1942, số hàng hoá bị mất thừa sức nuôi sống nước Anh trong một tháng.
Supply ships departing North Carolina ports had to navigate the Diamond Shoals, making them easy targets for German U-boats (Credit: Jason O. Watson/historical-markers.org/Alamy)
Tôi đã xem xét một số hậu quả tàn phá khi trên đường đến Ocracoke. Trong khi chờ phà từ đảo Hatteras gần đó, tôi dừng lại ở Nghĩa trang Bảo tàng Đại Tây Dương.
Nơi đây vẽ nên bức tranh rõ ràng về những tổn thất mà Chiến dịch Drumbeat gây ra cũng như câu chuyện lớn hơn về cuộc chiến ở Đại Tây Dương từ năm 1942 đến năm 1945, thông qua các cuộc trưng bày mảnh vỡ của các con tàu cũng như các bức ảnh, được chụp cả từ phía trên lẫn bên dưới làn nước, xác tàu đắm từ các trận đánh.
Cư dân Ocracoke đã tận mắt chứng kiến một số thiệt hại đó. Họ không chỉ nhìn thấy ánh đèn và nghe thấy tiếng động lớn khi các tàu ngầm tấn công. Vì những chiếc thuyền đến rất gần bờ, cư dân cũng nhìn thấy những mảnh vỡ từ những con tàu buôn bị đánh đắm.

Tưởng niệm

Tôi đã đến đảo để xem một lời nhắc nhở thường trực về cái giá phải trả cho trận chiến. Hàng năm, vào kỳ cuối tuần giữa tháng Năm, Lực lương Tuần duyên Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Anh tổ chức buổi lễ trên một phần của đảo Ocracoke, nơi được cho Anh thuê vĩnh viễn. Đó là một mảnh đất nhỏ chôn cất bốn thủy thủ người Anh.

Tôi được nói là hãy tìm lá cờ Liên hiệp Vương quốc Anh. Khó mà không tìm lá cờ đó, người dân địa phương nói, nó nằm ở giữa, một bên là rất nhiều cây cối, và một bên là những căn nhà. Tôi rẽ phải khỏi đường cao tốc Irvin Garrish, con đường chính của Ocracoke, hướng đến Đường 234 Nghĩa trang Anh (234 British Cemetery Road).Địa điểm này quả là khá dễ nhận ra. Tôi nhìn thấy lá cờ ở ngay bên phải con đường, đằng sau một khung cảnh tuyệt đẹp với rất nhiều hoa cỏ và một tượng đài.
Đỗ xe lại và bước tới, tôi cũng có thể nhìn thấy các tấm bia mộ được bao quanh bởi một hàng rào trắng. Đây là mộ của bốn chàng trai: Stanley Craig, 24 tuổi, người London; Thomas Cickyham, 27 tuổi, người thành phố Blackpool; và hai người thuỷ thủ đồng đội của họ, những người chưa bao giờ được xác định danh tính.
Bên cạnh họ là một danh sách gồm 37 cái tên ghi trên một tấm biển, tất cả các thành viên thuỷ thủ đoàn của tàu HMT Bedfordshire.
Có Russell Samuel Davis, 18 tuổi, người Canada, người đã ra trận trong Lực lượng Dự bị các Tình nguyện viên của Hải quân Hoàng gia Canada. Có những thủy thủ từ khắp Vương quốc Anh, trong đó có William Frederick Clemence, 21 tuổi, người vùng Surrey, John Rowan Dick, 32 tuổi, người vùng Girvan, và Frederick William Barnes, 31 , người vùng Brecknockshire, cùng những người khác.
Trên tấm biển còn có lời từ bài thơ 'Tháng Năm 1914: Người Lính' ('1914 V: The Soldier') của chàng lính Anh Rupert Brooke hồi Đại chiến Thế giới lần thứ nhất:
"Nếu tôi ngã xuống, hãy chỉ nghĩ về tôi duy nhất một điều / Rằng ở một góc nào đó trên xứ người / Nơi đó mãi là đất Anh."
Brian Carlton

Bản quyền hình ảnh Brian Carlton
Image caption Ngày nay, một mảnh đât nhỏ trên Đảo Ocracoke, nơi chôn cất bốn thủy thủ Anh, đã được cho Anh Quốc thuê vĩnh viễn
Nhưng tại sao lại có đài tưởng niệm thủy thủ Anh trên đảo Bắc Carolina? Chuyện này hẳn phải liên quan tới những tiếng động lớn mà cư dân Ocracoke đã nghe thấy - cũng như kế hoạch khiến cho những tiếng động đó phải tắt ngúm.

Chặn tàu ngầm U-boat

Mệt mỏi trước cảnh các tàu buôn bị đánh chìm mà không thể bảo vệ được, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt đã tìm đến Anh. Thủ tướng Winston Churchill đề nghị đưa 24 tàu đến tuần tra ở khu vực Bờ Đông nước Mỹ, là các tàu tư nhân được động viên làm nhiệm vụ.
"Lực lượng Hải quân Anh đã gửi tới 24 con tàu thuộc Đơn vị Tuần tra Hải quân Hoàng gia," Thiếu tướng Hải quân Andrew Betton, Tùy viên hải quân Anh, người có mặt tại buổi lễ kỷ niệm, nói.
"24 con tàu đó tới, trên khoang chủ yếu gồm các thủy thủ vốn là ngư dân, với một ít các xạ thủ, hoa tiêu và sỹ quan chỉ huy thuộc Lực lượng Dự bị của Hải quân."
Một trong số các con tàu đó là Bedfordshire, con tàu mà Cunningham, Craig và các thành viên còn lại của thủy thủ đoàn được chỉ định lên làm việc.
Nguyên là tàu đánh cá bằng lưới ở vùng biển sâu, Bedfordshire được Hải quân Hoàng gia mua vào 8/1939 và được trang bị với hệ thống phát hiện tàu ngầm, súng cỡ lớn bốn inch trên boong, súng máy Lewis cỡ nòng 0,03 với băng đạn từ 80 đến 100 viên. Chẳng bao lâu, con tàu trở thành một sát thủ săn tàu ngầm U-boat, thường xuyên từ Anh đuổi theo các tàu Đức.
Sau đó, vào 2/1942, nhiệm vụ thay đổi. Bedfordshire được gửi đến Outer Banks để giúp phá vỡ vòng phong tỏa của Đức.
Trận đánh cuối cùng
Trong hai tháng, Bedfordshire tuần tra vùng Outer Banks, giúp đỡ các hoạt động trục vớt và săn tìm các tàu ngầm Đức U-boat.
Sau đó, vào ngày 11/5/1942, thợ săn trở thành đối tượng bị săn.
Bedfordshire và tàu cá đồng hương HMT St Loman, cũng là một thành phần trong đội tuần tra Outer Banks, đã bị tàu ngầm Đức phát hiện ra trước.
Tàu U-558 phóng ngư lôi vào cả hai tàu, trúng vào Bedfordshire, đánh chìm con tàu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn.
Diễn biến quá nhanh khiến Bedfordshire không kịp phát đi tín hiệu khẩn cấp. Phải mất vài ngày sau người ta mới biết chuyện gì đã xảy ra với Bedfordshire, khi xác của bốn thủy thủ dạt vào Ocracoke, ngày 14/5. Trong số bốn người, chỉ có hai người có thể thể xác định được danh tính, là Cickyham và Craig.
Thông thường, trong thời chiến, thi thể của người lính sẽ được chuyển về quê nhà cho gia đình tử sỹ.
Tuy nhiên, do hòn đảo ở nơi rất tách biệt nên việc cung ứng cho Ocracoke vào năm 1942 rất hạn chế, và người ta không có đủ những thứ cần thiết để bảo quản thi thể. Cho nên người ta buộc phải nhanh chóng chôn cất bốn thủy thủ ở trên đảo.
Alamy Bản quyền hình ảnh Alamy
Image caption Tháng Năm hàng năm, Lực lượng Tuần duyên Mỹ và Hải quân Anh làm lễ tưởng niệm chung để vinh danh các thủy thủ của tàu HMT Bedfordshire
Để tỏ lòng kính trọng thủy thủ đoàn Bedfordshire, người dân Ocracoke cũng đã xây tượng đài trong nghĩa trang và dành cho bốn người đàn ông những nghi lễ danh dự đầy đủ theo kiểu nhà binh.
"Nghĩa trang trên Ocracoke thực sự là nơi duy nhất được xây dựng cho người Anh," Tiến sĩ Schwarzer nói. Những người dân trên đảo (và ở Bắc Carolina)nói rằng hãy để trao vĩnh viễn vùng đất cho Anh Quốc."
Vùng đất được đem cho Ủy ban Nghĩa trang Chiến tranh Khối Thịnh Vượng chung thuê, và cơ quan này sẽ theo dõi và duy trì bảo dưỡng, chăm sóc toàn bộ các nghĩa trang chôn cất binh lính tử trận trong hai cuộc đại chiến thế giới. Và do được cấp quy chế "vĩnh viễn", đài tưởng niệm và khu nghĩa trang này ở Bắc Carolina mãi mãi được coi là đất Anh.
Trong buổi lễ, tôi thấy những vòng hoa được đặt trên đài tưởng niệm để tôn vinh sự hy sinh của những thành viên tàu Bedfordshire, trong lúc đó Đội Kèn của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ chơi nhạc.
Hiệp hội các cựu quân nhân Mỹ và Anh, American and British Royal Legion Riders, vốn chuyên tổ chức các chuyến đi xe máy để gây quỹ cho các thương binh và các dự án thiện nguyện khác, thực hiện truyền thống đặc biệt mà họ năm nào cũng làm: mỗi nhóm mang theo một thùng nước, một từ Outer Banks, và một từ Anh Quốc tới, rồi hòa trộn chúng với nhau để tượng trưng cho cách Ocracoke và Anh Quốc kết nối, gắn bó.
Sau đó, tên của từng thành viên của phi hành đoàn Bedfordshire, được đọc to, rồi loạt 21 tiếng súng sẽ vang lên trước khi kết thúc buổi lễ.
Tôi bỏ cái mũ bóng chày xuống rồi đứng cạnh các ngôi mộ, suy ngẫm về lịch sử.
Ba mươi bảy người đàn ông rời khỏi nhà để đi bảo vệ người dân ở một quốc gia khác, hy sinh cuộc sống của mình vì cuộc sống của người khác. Điều đó thực sự xứng đáng được tôn trọng và tôn vinh.
Có lẽ sẽ phù hợp khi nói rằng thủy thủ đoàn của tàu Bedfordshire không bị lãng quên, mà là được vinh danh ở 'một góc nào đó nơi xứ người'.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...