Kelly Grovier
BBC Culture
Lướt đi như trong vũ điệu ba-lê với lực đẩy mạnh mẽ trong làn nước, con
sứa với hình dáng giống như cái dù của người ngoài hành tinh có vẻ như
không hề bị ảnh hưởng bởi quy luật chuyển động khi nó di chuyển.
Hai người thợ lặn ở ngoài khơi Cornwall của Anh đã vô cùng kinh ngạc
khi mới đây họ bất ngờ nhận ra là thay vì đang kiểm tra phần thân trơn
trượt của tảo bẹ thì hoá ra họ lại đối diện với một con quỷ biển với đầy
những xúc tu khổng lồ.
Hai thợ lặn, Dan Abbott và Lizzie Daly, khi đó đang quay một loạt các trải nghiệm dưới nước cho một dự án gây quỹ truyền thông xã hội, Tuần lễ Đại dương Hoang dã, thì có cuộc chạm trán bất ngờ.
Một bức ảnh (do Abbott chụp) cảnh Daly đang bơi cùng với con sứa ngoại cỡ đã nhanh chóng được lan truyền. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ từ bức ảnh không chỉ là kích cỡ khổng lồ của con sứa, mà là sự 'đụng độ' giữa các thế giới mà bức ảnh ghi lại một cách sâu sắc.
Đó là cuộc đụng chạm thực sự giữa Daly trong bộ quần áo lặn kín toàn thân, hoàn toàn ướt sũng, ngậm ống thở, đeo mặt nạ cao su và đeo chân nhái, với một sinh vật đẹp tới mong manh, đầy duyên dáng một cách tự nhiên của một quái vật biển khổng lồ, và điều đó làm nổi bật lên sự gần gũi tới đâu của chúng ta với những loài vật sống cùng trong thế giới này với chúng ta.
Thế nhưng ngay cả khi trong bộ dạng kỳ lạ nhất và đối với những thứ xa lạ với những gì ta thường trải nghiệm được, thì chúng ta vẫn có khả năng nhìn thoáng thấy mình trong đó.
"Một con sứa, nếu bạn ngắm nó đủ lâu," nhà văn Ali Benjamin viết mở đầu một cách đáng nhớ trong cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của mình, 'Một thứ về con sứa' ('The Thing About Jellyfish'), "sẽ bắt đầu giống như một trái tim đang đập... nhịp đập, cách chúng nhanh chóng co lại, sau đó duỗi ra. Giống như một trái tim ma - một trái tim bạn có thể nhìn xuyên qua, nhìn ngay vào một thế giới khác, nơi mà mọi thứ bạn từng mất đi đã vào ẩn náu trong đó."
Là những kẻ có khả năng biến hình tài tình (có một số loài sứa có thể biến dạng để đánh lừa kẻ thù đang săn chúng), sứa giống như những ngọn đèn dung nham sống, hoặc giống như các trắc nghiệm Rorschach; cách chúng ta nhận thức về sự gần như vô định hình của sứa nói nhiều hơn về việc chúng ta là ai thay vì bọn sứa là những gì. Sứa là nghệ thuật trừu tượng của đại dương.
Bức ảnh của Abbott gợi nhớ tới sức mạnh của bức tranh còn đang vẽ dang dở của hoạ sỹ người Anh J M W Turner, Bình minh với Quái vật biển.
Không hề được các học giả biết đến trong suốt nửa thế kỷ sau khi Turner qua đời năm 1851 và chỉ được tình cờ phát hiện trong tầng hầm của Phòng tranh Quốc gia London vào năm 1906, bức tranh sơn dầu lớn vẽ tinh tế những hạt vàng hồng và ánh đào rực rỡ óng ánh trên mình con vật khổng lồ, giống như con sứa mà Daly và Abbot đã gặp.
Như đoán trước được nghệ thuật phi hình tượng của thế kỷ tiếp theo, bức tranh chưa hoàn thành của Turner thách thức người xem, xem họ có dám tin chắc là họ nhìn thấy thứ gì hay không, khi mà họ phải vật lộn để phân biệt được thứ đó có hình dáng gì giữa lúc có rất nhiều ánh sáng chói chang rọi tới.
Các nhà phê bình vẫn chia rẽ về việc liệu cảnh bình minh dữ dội mà hoạ sỹ miêu tả có phải là lấy cảm hứng từ những con rồng trong thần thoại, hay từ lũ cá tầm thường, hay từ bất cứ thứ gì khác ngoài những lớp sóng vỗ, cốt để khơi gợi trí tưởng tượng của người xem.
Hoặc có lẽ, giống như con sứa, bức tranh của Turner là sự phản ánh sinh động nhận thức của chúng ta trong việc chúng ta là ai và chúng ta có những cảm xúc như thế nào khi dấn thân vào thám hiểm vũ trụ: vui mừng hay sợ hãi, bị lạc hay được tìm thấy, đẩy mình vào tình thế nguy hiểm hay cảm giác tự do.
Hai thợ lặn, Dan Abbott và Lizzie Daly, khi đó đang quay một loạt các trải nghiệm dưới nước cho một dự án gây quỹ truyền thông xã hội, Tuần lễ Đại dương Hoang dã, thì có cuộc chạm trán bất ngờ.
Một bức ảnh (do Abbott chụp) cảnh Daly đang bơi cùng với con sứa ngoại cỡ đã nhanh chóng được lan truyền. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ từ bức ảnh không chỉ là kích cỡ khổng lồ của con sứa, mà là sự 'đụng độ' giữa các thế giới mà bức ảnh ghi lại một cách sâu sắc.
Đó là cuộc đụng chạm thực sự giữa Daly trong bộ quần áo lặn kín toàn thân, hoàn toàn ướt sũng, ngậm ống thở, đeo mặt nạ cao su và đeo chân nhái, với một sinh vật đẹp tới mong manh, đầy duyên dáng một cách tự nhiên của một quái vật biển khổng lồ, và điều đó làm nổi bật lên sự gần gũi tới đâu của chúng ta với những loài vật sống cùng trong thế giới này với chúng ta.
Thế nhưng ngay cả khi trong bộ dạng kỳ lạ nhất và đối với những thứ xa lạ với những gì ta thường trải nghiệm được, thì chúng ta vẫn có khả năng nhìn thoáng thấy mình trong đó.
"Một con sứa, nếu bạn ngắm nó đủ lâu," nhà văn Ali Benjamin viết mở đầu một cách đáng nhớ trong cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của mình, 'Một thứ về con sứa' ('The Thing About Jellyfish'), "sẽ bắt đầu giống như một trái tim đang đập... nhịp đập, cách chúng nhanh chóng co lại, sau đó duỗi ra. Giống như một trái tim ma - một trái tim bạn có thể nhìn xuyên qua, nhìn ngay vào một thế giới khác, nơi mà mọi thứ bạn từng mất đi đã vào ẩn náu trong đó."
Là những kẻ có khả năng biến hình tài tình (có một số loài sứa có thể biến dạng để đánh lừa kẻ thù đang săn chúng), sứa giống như những ngọn đèn dung nham sống, hoặc giống như các trắc nghiệm Rorschach; cách chúng ta nhận thức về sự gần như vô định hình của sứa nói nhiều hơn về việc chúng ta là ai thay vì bọn sứa là những gì. Sứa là nghệ thuật trừu tượng của đại dương.
Bức ảnh của Abbott gợi nhớ tới sức mạnh của bức tranh còn đang vẽ dang dở của hoạ sỹ người Anh J M W Turner, Bình minh với Quái vật biển.
Không hề được các học giả biết đến trong suốt nửa thế kỷ sau khi Turner qua đời năm 1851 và chỉ được tình cờ phát hiện trong tầng hầm của Phòng tranh Quốc gia London vào năm 1906, bức tranh sơn dầu lớn vẽ tinh tế những hạt vàng hồng và ánh đào rực rỡ óng ánh trên mình con vật khổng lồ, giống như con sứa mà Daly và Abbot đã gặp.
Như đoán trước được nghệ thuật phi hình tượng của thế kỷ tiếp theo, bức tranh chưa hoàn thành của Turner thách thức người xem, xem họ có dám tin chắc là họ nhìn thấy thứ gì hay không, khi mà họ phải vật lộn để phân biệt được thứ đó có hình dáng gì giữa lúc có rất nhiều ánh sáng chói chang rọi tới.
Các nhà phê bình vẫn chia rẽ về việc liệu cảnh bình minh dữ dội mà hoạ sỹ miêu tả có phải là lấy cảm hứng từ những con rồng trong thần thoại, hay từ lũ cá tầm thường, hay từ bất cứ thứ gì khác ngoài những lớp sóng vỗ, cốt để khơi gợi trí tưởng tượng của người xem.
Hoặc có lẽ, giống như con sứa, bức tranh của Turner là sự phản ánh sinh động nhận thức của chúng ta trong việc chúng ta là ai và chúng ta có những cảm xúc như thế nào khi dấn thân vào thám hiểm vũ trụ: vui mừng hay sợ hãi, bị lạc hay được tìm thấy, đẩy mình vào tình thế nguy hiểm hay cảm giác tự do.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Loài sứa này quá khủng
Trả lờiXóa