Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Radio FM 974 – Melbourne:Hoa Kỳ - Nebraska: Julia Yllescas Và Tấm Ảnh Của Người Cha Chết Trận Tưởng Như Vẫn Còn Đây

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 26/08/2019

    Trong sân trường trung học Aurora, tiểu bang Nebraska, ngày tốt nghiệp, Julia đứng nhìn xa xa, tươi cười chúc mừng bạn bè và gia đình họ xúm xích trên sân cỏ, nhưng trong lòng cô, đâu có ai biết là những giòng mưa lệ, tủi thân, khóc vì không có mặt cha bên cạnh, để cùng vui với mình, cha cô, đại úy Rob Yllescas, tử trận trên chiến trường A Phú Hản hơn mười năm trước, khi Julia vừa lên tám tuổi.
    Đại úy Rob Yllescas, ở thành phố Lincoln, Nebraska, sinh ra và sống trọn mười tám năm đầu đời bên Guatemala, học xong trung học Inter – American tại Quezaltenango, thủ đô nước này năm 1996 rồi có bằng cử nhân của trường đại học Nebraska – Lincoln năm 2001, năm 2000 Rob kết hôn với Aldena Faye Gissler tại nhà thờ Tin lành United Methodist, vùng Osceola, có hai đứa con gái Julia và Eva, tháng 5 năm 2001 Rob nhập ngủ, sau khóa huấn luyện căn bản sĩ quan ở Fort Knox, Kentucky, Rob làm việc tại Fort Riley, Kansas rồi sang chiến trường Iraq từ 2003 đến 2004. Năm 2006, Rob về học khóa Đại Úy và sau đó Rob là chỉ huy trưởng của tiểu đoàn BravoTroop thuộc sư đoàn 1 Bộ Binh tháng 5 năm 2008. Ngày 3 tháng 7 tiểu đoàn này được điều quân qua A Phú Hản, 28 tháng 10 Rob bị thương vì mìn gài trên đường của quân Taliban, Rob được mang đến bệnh viện Landstuhl, Đức quốc rồi đầu tháng 11, chở sang trung tâm y tế hải quân Bethesda, tiểu bang Maryland, Rob ở đây cho tới ngày chết năm 31 tuổi, Rob được tổng thống George W. Bush ban thưởng huy chương “trái tim tím”. 
    Ngày đám tang đại úy Rob Yllescas, mười năm trước đây, Rob mộtngười chồng, người cha, người con trai và người lính chiến được cử hành tại Osceola, một thị trấn nhỏ bé của tiểu bang Nebraska. Người đến tiễn đưa đứng nối nhau thành hàng dài trên mấy con đường quanh phố, trong khi dó bên trong cái thính đường rộng lớn, người ta ai nấy ngồi lặng thinh cùng nhìn những tấm hình, Rob đùa giỡn với em bé Eva, Julia, hình Rob trong quân phục, hình Rob hôn vợ anh ta, cô Dena trong ngày thành hôn,  chiếu trên màn ảnh sát tường, sau phía quan tài, ở đó Dena ngồi lẳng lặng trước quan tài chồng mình, tay cầm chặc lá quốc kỳ Hoa Kỳ để trên hai bắp vế, người ta khóc thúc thít khi ông phó thống đốc tiểu bang Nebraska, Rick Sheehy cảm động nói về đại úy Yllescas, Nebraska là một tiểu bang biết ơn, Hoa Kỳ là một quốc gia biết ơn, vì sự hy sinh cho tổ quốc của Rob, những người chiến binh, người hiệp sĩ là những người phi thường tự sẳn sàng làm nên những chiến tích phi thường. Bạn bè thân nhân gọi Rob là một người đi tới đâu cũng là nhà và luôn luôn làm cho mọi người cảm thấy như ở nhà khi có anh, người anh “cột chèo” của Rob, ông Layne Gissler không chần chừ khi nói về Rob, Rob lo cho người ta nhiều hơn là lo cho chính mình. 
    Đại úy Yllescas chịu đựng, chống chọi thương tích hơn một tháng trời, vì bom làm tê liệt hết hai chân và đầu, trong những ngày này, có lúc người ta tưởng là Rob sẽ bình phục vì thấy bàn tay Rob có thể nắm lại, mở ra, mắt chớp mở nhiều lần, khắp nước Mỹ, có không biết bao nhiêu người gởi tin nhắn, lời chúc lành, lên tới con số 70 ngàn lần nhưng cuối cùng Rob không bao giờ tỉnh lại. Sự hy sinh cho quốc gia của Rob đã được tổng thống Bush lúc đó vinh danh, đến thăm Rob và gia đình ngày 10 tháng 11 năm đó, năm 2008 tại trung tâm y tế hải quân quốc gia ở Bethesda và trao tặng huy chương cao quý của nước Mỹ. Cũng tại đám tang, trung sĩ nhất John Dominguez, thay mặt cho thiếu tá Thomas Nelson, người thượng cấp của Rob nói rằng, Rob khỏe mạnh như một con bò với nụ cười tươi rộng mở như tiểu bang Nebraska. Cuối cùng, giữa hàng vệ binh quốc gia với lá quốc kỳ dàn chào hai bên đường, chiếc xe tang đi trước, gia đình Rob theo sau, ngẹn ngào, nức nở, gió lùa rít lên từng chập, cùng với tiếng vỗ tay của người tiễn đưa, suốt con đường dẫn đến nghĩa trang, người ta đưa Rob về nơi ngàn năm yên nghỉ.
    Là đứa con trai của bà mẹ Nebraska và người cha Guatemalan, đại úy Yllescas sinh ra ở Guatemala nhưng chính quê mẹ, thị trấn nhỏ Osceola đã là tấm gương đời mà anh noi theo, vợ anh cô Dena cũng là người của Osceola, người, mà Rob kết hôn năm 2000. Người thanh niên trẻ tên Rob đã sống gần lớn một phần đời trong quân ngủ, anh ta yêu mến nó như lời vợ anh, cô Dena nói nhưng anh vẫn muốn có nhiều thời gian vui đùa với hai cô con gái của mình, lúc đó Julia 8 tuổi và Eva 10 tháng. Với ông Layne Gissler, người anh “cột chèo” như đã nói ở trên thì “Rob một người ái quốc thật sự, Rob đã chết cho những gì anh yêu thương”. 
    Ngồi trong phòng một mình, nhìn cái chứng chỉ tốt nghiệp trung học trên bàn, nhìn tấm hình cha mình, một lần nữa Julia rưng rưng nước mắt, tưởng tượng ông ngồi bên cạnh mình, cô chợt nghĩ đến việc tạo nên một tấm ảnh của mình có bóng cha bên cạnh, như một thiên thần, Julia liền gởi hình của hai cha con cho một nhiếp ảnh viên hôm thứ bảy tuần rồi, để nhờ người này làm hai tấm ảnh, trong hai tấm ảnh, một, thấy Julia ngồi cạnh cái bóng mờ ảo của cha, đại úy Yllescas mặc quân phục trên một cái băng gỗ dài và, tấm thứ hai, trên tay cô cầm lá quốc kỳ Hoa kỳ đứng kế bên. Hai tấm ảnh này với Julia, xem như để vinh danh cha mình cho sự thành công trong việc học của cô.
    Nói với phóng viên đài truyền hình KOLN –TV, Julia bùi ngùi cho biết lý do tại sao hai tấm ảnh này đã làm tim mình đau nhói, vì cô gần như cảm thấy rằng, khi nhìn những tấm ảnh của cha mình, trong suốt những năm tháng lớn lên, cho tới hôm nay, ông vẫn còn đó với cô, đôi khi chạnh lòng chợt hỏi “ba đang ở đâu và tại sao ba phải ra đi?”. 
    Nhiếp ảnh viên, Susanne Beckmann, người chụp lại hai tấm ảnh của Julia, cũng là vợ của một người lính đang còn cầm súng ở một chiến trường nào đó, biết gia đình Julia trong nhiều năm, cho biết cô đã không cầm được nước mắt, khi ghép nối, làm nên hai tấm ảnh đó. Những gì mà cô có thể nghĩ tới trong đầu mình là, cô không bao giờ muốn sẽ phải làm những tấm ảnh như thế này với các con của mình. 
    Julia cám ơn cô Susanne và nghèn nghẹn nói “cô thật sung sướng, treo hai tấm ảnh trên tường, nhìn nó, đứng bên nó, cha cô, người lính Rob Yllescas vẫn luôn còn quanh mình mặc dù, ngay cả không thể nhìn thấy ông bằng xương bằng thịt”

Thuyên Huy
Mon 26.08.19 

1 nhận xét:

  1. Nếu như Mỹ không đưa quân đi xâm lược Việt Nam thì đâu có đau tương này

    Trả lờiXóa

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...