Người
ta biết đến Dubai là một đất nước giàu có và xinh đẹp, là thiên đường
cho người dân và khách du lịch có thể thăm thú, tận hưởng những dịch vụ
và nghỉ ngơi bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, đối lập với sự xa hoa đó,
Dubai còn có những góc khuất mà ít người có thể ngờ tới.
Vào
năm 2015, cô Shitika Anand, một blogger du lịch đã từng có những ngày
trải nghiệm dài hạn khi quyết định chuyển đến sinh sống tại đất nước
Dubai tráng lệ này. Qua đó, cô có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống ở thành
phố giàu có với hàng loạt kỷ lục thế giới, cả vẻ đẹp bóng bẩy bên ngoài
và cả góc khuất phía sau đó.
Ở Dubai trong những ngày đầu, Shitika gần như bị choáng ngợp trước sự phồn thịnh của quốc gia vùng Vịnh. “Đó
là con đường Sheikh Zayed có 12 làn với những chiếc xe thể thao màu đỏ
sáng bóng lao vút. Tiếp đến là tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới,
phiên bản vĩ đại của đài phun nước Bellagio ở Las Vegas. Hay thậm chí
bạn có thể làm điều không tưởng như bơi cùng cá mập trong hồ bơi tại
khách sạn”, cô nói.
Tuy nhiên,
trong suốt hành trình khám phá Dubai cô dần dần bắt đầu nhận ra rằng mọi
thứ hoàn toàn không thú vị như cô vẫn tưởng, thậm chí nó đã khiến cô
cảm thấy buồn và quyết định rời đi.
Shitika cho biết, Dubai hiện tại vẫn đang tồn tại 3 tầng lớp chung sống và phụ thuộc lẫn nhau tại đây.
Tầng lớp đầu tiên phải kể tới người dân bản địa chính gốc. Họ là người giàu có và thuộc tầng lớp trên cùng.
“Du khách thấy những người lái siêu xe trên phố, dắt thú cưng đi dạo
chính là họ. Dù nuôi động vật hoang dã được coi là bất hợp pháp ở UAE
nhưng đó vẫn là thú chơi phổ biến của giới nhà giàu”, blogger chia sẻ.
Tầng lớp thứ 2 là những công dân nước ngoài giàu có, hay được coi là “bộ não quốc gia”,
từ các Giám đốc điều hành tới giám đốc ngân hàng, những người đứng đầu
dự án. Họ được mời tới Dubai để làm việc với mức lương rất cao.
Tầng
lớp thứ 3 là người lao động nhập cư nghèo. Họ làm ca 14 tiếng mỗi ngày ở
những công trường xây dựng giữa sa mạc trong cái nóng 50 độ C. Điều
kiện sống của họ vẫn là vấn đề tranh cãi khi 4-5 người cùng chung sống
trong không gian như “hộp diêm”. Tuy nhiên, cũng chính sức lao động của họ mang tới cho Dubai vẻ ngoài lấp lánh đầy vinh quang.
Dưới đây là một vài dẫn chứng về một Dubai hoàn toàn khác mà chúng ta thường biết:
Nơi pháp luật và sự tôn trọng không dành cho người nghèo và người lao động
Nếu bạn vẫn còn lầm tưởng Dubai là một quốc gia không có người nghèo thì bạn đã lầm to. Chỉ
23% số người dân sinh sống tại Dubai được chào đời tại chính Các tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Phần lớn dân số của thành phố đều là
công nhân xây dựng nhập cư từ các quốc gia đang phát triển khác như
Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Với giấc mơ đổi đời, không ít người đã tìm đến Dubai xin việc trong những khu nhà máy và dầu mỏ đang mọc lên như nấm.
Tuy
nhiên tất cả đều phải vỡ mộng, họ sẽ bị tịch thu hộ chiếu ngay khi vừa
đặt chân xuống sân bay, khiến họ dù muốn đi cũng không thể, buộc phải
trói chân tại nơi này và làm những công việc vất vả. Nói cách khác họ chính là những nô lệ đã được hợp pháp hóa.
Những công nhân lao động ấy, họ cũng không hề được đối xử một cách công bằng như người ta vẫn tưởng.
Khác với cuộc sống xa hoa giàu có của người dân bản địa, những người
công nhân nghèo này có điều kiện sinh hoạt tồi tàn hơn rất nhiều.
Mức lương cho một công nhân Dubai chỉ khoảng 200-350 USD/tháng (trong
khi đó gói cước điện thoại rẻ nhất ở đây đã chiếm hơn 30 đô la). Để sinh
sống ở thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ này, nhiều người không thể thuê nổi một căn phòng để ở. Và Sonapur
chính là nơi các công nhân nghèo này buộc phải đặt chân tới, một nơi
thậm chí còn không có tên trên bản đồ, rồi dễ dàng bị trói buộc và điều
khiển.
Sonapur còn được gọi với cái tên là địa bàn của những người lao động, bởi có đến 150.000 người đang trú ngụ ở đây, và quây quần cùng nhau trong những khu nhà tập thể chật chội, mất vệ sinh, và nóng bức.
Cứ 8 người sẽ được sắp xếp chung sống cùng nhau trong một căn phòng
nhỏ, mấy trăm người dùng chung một nhà vệ sinh. Trong ngày mà có đồ ăn
thì coi như bạn đã may mắn lắm…
Với đồng lương ít ỏi, nhưng công việc hằng ngày của họ lại vô cùng vất vả và nguy hiểm. Trong khi chính quyền khuyến
cáo khách du lịch không nên ở dưới trời nắng trên 48 độ quá 5 phút, thì
những người công nhân ở đây lại phải làm việc cật lực dưới nhiệt độ đó
suốt 14 giờ liền. Chính vì thế mà tai nạn lao động thường xuyên xảy ra,
thậm chí không ít công nhân đã phải bỏ mạng. Và hiển nhiên chính phủ chỉ
dùng tiền để che đậy cho vấn đề này.
Nơi không có tự do ngôn luận
Dubai
cũng không phải là một nơi mà bạn có thể tự do trong ngôn luận, điển
hình nếu ai đó muốn “phanh phui” một vấn đề nghiêm trọng nào đó, họ sẽ
nhận được một cuộc gọi từ “cảnh sát mật Dubai”. Và chính quyền khi đó sẽ đưa ra cho họ hai sự lựa chọn: Im lặng hoặc sẽ mất tất cả và thông
thường, hầu hết mọi người đều chọn cách im lặng. Hiện tại, 80% người
dân tại Dubai là người nhập cư, nếu không trở nên giàu có thì bạn sẽ
không thể trở thành công dân của đất nước này.
Dubai
cũng là một nơi có chế độ độc tài, về mặt pháp lý, mặc dù Tổng thống là
ông Khalifa bin Zayed Al Nahyan, nhưng người nắm quyền quyết định lại
là Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, ông đã kiểm soát nền kinh tế
nước này theo kiểu “nô lệ” thời hiện đại, lời của ông ta chính là luật pháp và không ai dám phản kháng.
Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
Dubai cũng không phải là “thành phố trong lành” như chúng ta vẫn tưởng. Dân số tăng liên tục, nguồn nước thiếu thốn, nhưng
không vì thế mà người dân nơi đây biết trân trọng nước, hàng ngày hàng
giờ nước vẫn bị lãng phí một cách không thương tiếc. Ví dụ, các sân golf
ở Dubai một ngày phải tiêu tốn khoảng 4 triệu gallon nước chỉ để tưới
cho các thảm cỏ (1 gallon = 3,78541 lít). Con số này khiến các nước
nghèo thiếu nước chỉ còn biết nhượng bộ cho thú vui của quốc gia có
tiền.
Thiên nhiên cũng bị tàn phá do nhiều công trình kiến trúc “mọc” lên, quá nhiều ô tô hoạt động, trong khi hệ thống quản lí chất thải từ các nhà máy và xe cộ vẫn chưa được kiểm soát. Tuy vậy nhưng các nhà máy sản xuất không hề quan tâm và chính phủ thì bỏ qua vấn đề này.
Một số điểm trên đường phố Dubai đã khiến du khách phải ngộp thở vì sự ô nhiễm từ khí thải ô tô.
Vào mùa xuân và mùa hè, nhiệt độ ở Dubai có thể lên tới 48 độ C, đó còn
chưa kể tới độ ẩm cao và ánh nắng mặt trời gay gắt. Bầu trời ở đây cũng
chuyển sang màu xám do một lượng lớn khói bụi trong không khí thải ra.
Vấn
đề rác thải một cách bừa bãi cũng chưa có biện pháp xử lý triệt để, các
nhà máy chỉ dừng lại ở việc thực hiện công tác thu gom mà thôi.
Nạn mại dâm tràn lan, trong khi hôn nhau nơi công cộng đã bị phạt tù
Việc
nắm tay khi đi trên đường cũng là việc phạm pháp, kể cả khi bạn là
khách du lịch thì cũng sẽ bị phạt một khoản tiền lớn. Nếu như bạn hôn
nhau nơi công cộng thì thậm chí sẽ bị bắt ngồi tù. Chính vì vậy mà các
hành vi quan hệ trước hôn nhân càng không được chấp nhận. Nếu hành vi
này bị phát hiện, chúng ta không thể tưởng tượng hình phạt nào sẽ dành
cho kẻ vi phạm.
Thậm
chí trong cách ăn mặc cũng rất khắt khe, một số địa điểm, thánh địa của
đất nước Hồi Giáo bắt buộc nam giới phải mặc quần dài và không được
phép đeo dây chuyền. Còn đối với chị em phụ nữ mặc đồ dài che kín hết
trên cơ thể chỉ để lộ ra cặp mắt mà thôi.
Phụ
nữ cũng chỉ có thể mặc bikini khi trên bãi biển nhưng không nên mặc
chúng ở nơi công cộng (thậm chí trên đường đến bãi biển hoặc quay trở
lại khách sạn cũng không được).
Tuy
nhiên, khi màn đêm buông xuống, Dubai lại có tới khoảng 30 ngàn cô gái
hoạt động mại dâm tràn lan đến nỗi cảnh sát nhìn thấy cũng coi như không
biết. Do đó, nếu một cô gái đứng một mình tại quầy bar vào buổi tối thì
đàn ông Dubai sẽ nghĩ người này bán dâm, do đó khách du lịch cũng cần
chú ý!
Không được uống đồ có cồn ở Dubai
Là
nơi sinh sống của người theo đạo Hồi và rượu là thứ bị cấm sử dụng với
những người này nhưng khách du lịch và những ai không theo đạo Hồi vẫn
có thể uống chúng. Để mua đồ có cồn, bạn cần một tấm thẻ đặc biệt hoặc
hộ chiếu để chứng minh mình là người nước ngoài. Bạn có thể thưởng thức
rượu, bia, cocktail trong phần lớn các khách sạn, hộp đêm và các quán
bar. Thông thường, các khu vui chơi này đều nằm trong các khách sạn và
có khoảng 500 nơi như vậy ở Dubai. Con số này khá ấn tượng với một thành
phố đạo Hồi.
Dubai chỉ có các tòa nhà chọc trời
Rất
dễ để thấy một sự đối lập ở Dubai đầy mộng mơ này chính là bên cạnh
những tòa nhà chọc trời 163 tầng, những căn biệt thự xa hoa thì cạnh đó
là khu vực của những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nơi có những con người
nghèo khổ quần tụ sinh sống.
Dubai
là một thủ đô mà người ta ao ước kiến tạo, nhưng ở lâu bạn sẽ nhận ra
mọi thứ hào nhoáng, đẹp đẽ chỉ là trên bề mặt mà thôi. Đa số những người
lao động ở Dubai đều nói rằng ở đây tất cả đều là giả, từ cái cây ven
đường đến nụ cười trên khuôn mặt con người. Giống như lớp vàng sáng bóng
được mạ lên bên ngoài tấm kim loại…
Chúc Di (t/h)
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa