Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Chăm sóc vết thương: Không dùng oxy già (hydrogen peroxide)

Hôm kia tôi nhận một ca bệnh chỉ đơn giản là trầy da đầu gối nhưng vết loét ngày càng rộng, không lành, và đau nhức. Hỏi ra thì mới biết bác rửa vết thương bằng oxy gìa (Hydrogen peroxide) mỗi ngày vì bác nghe nói dùng chất này sát trùng vết thương. 

Đúng là oxy già giết vi khuẩn, nhưng nó cũng làm tổn thương các mô và làm chậm lại quá trình lành da. Vì vậy, vết thương của bác không lành và còn  tệ hơn.  Đâu cũng là lý do BS không khuyên BN dùng oxy già hay rượu để rửa vết thương. 

Cách chăm sóc vết thương 

# Xác định loại, độ nặng nhẹ của vết thương, để có cách chữa phù hợp 

- Vết thương được chia làm 3 cấp độ, nhẹ, vừa, và nặng tùy theo mức độ tổn thương và độ sâu của vết thương. Vết thương nhẹ chỉ tổn thương phần thượng bì, vết thương vừa tổn thương cả thượng bì và hạ bì, vết thương nặng tổn thương cả thượng, hạ và tổn thương mô mỡ mạch máu bên dưới

- Vết thương cũng được phân loại đơn giản hay phức tạp (ảnh hưởng 1 cơ quan hay nhiều cơ quan), mới hay cũ hay dựa vào nguồn gốc vết thương như cắt, bỏng, ép, bi tai nạn, bị bắn, hay các nguyên nhân tổn thương khác

- Vết thương nặng, phức tạp, liên quan nhiều bệnh cần có BS chuyên khoa (da liễu hay vết thương) và điều dưỡng chăm sóc và theo dõi. Vết thương nặng lâu lành có thể cần phẫu thuật cắt bỏ vùng da chết hay các loại băng đặc biệt để giúp lành vết thương 

#  Chăm sóc vết thương càng sớm càng tốt để có kết quả tốt nhất 

- Ngay khi vừa bị thương, quý vị nên rửa vết thương bằng nước sạch và xà  phòng nhẹ. Rửa sạch và lấy chất bẩn từ vết thương. Nếu vết thương chảy máu, dùng băng gạc ép nhẹ để cầm máu. Nếu vết thương chảy máu liên tục thì quý vị nên đi gặp BS. 

- Với vết cắt sâu cần phải khâu lại trong vòng 48g giờ nên quý vị gặp BS khâu chỉ ngay để khi lành vết thương sẽ bớt thẹo 

- Với vết bỏng, dùng nước sạch rửa lên vết bỏng và giữ sạch. Nếu có các bọng nước, quý vị đừng chọc vào cho bể bọc. 

- Dùng kem trụ sinh (Triple antibiotic) hoặc Petroleum lên vết thương, sau đó dùng băng cá nhân dán lại. 

- Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách giữ sạch vết thương. 

- Chăm sóc vết thương hằng ngày bằng cách theo dõi vết lành, nếu có mủ hay chảy dịch thì quý vị có thể dùng nước ấm để rửa sạch, sau đó dùng kem trụ sinh bôi vào, và dùng băng cá nhân dán lên 

- Vết cắn do chó hay người cần được rửa sạch, chích ngừa uốn ván, và có thể cần uống thuốc trụ sinh. 

- Ngừa uốn ván (Tetanus) cần được chính mỗi 10 năm. Vết thương từ đất hay vùng bẩn có thể cần chích vaccine Tetanus. 

  # Làm sao vết thương mau lành

- Vết thương cần máu lưu thông tốt, cần dinh dưỡng, cần oxygen, cần sạch sẽ, và độ ẩm để mau lành  

- Chữa các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, hay bệnh phổi do vết thương sẽ làm vết thương lành nhanh hơn.  

- Tập thể dục nhẹ, hạn chế kéo rộng vùng vết thương

- Ngủ đủ giấc sẽ giúp vết thương mau lành

- Ăn đủ chất, cân bằng, với nhiều rau cải xanh, vitamin từ trái cây tươi (không phải uống vitamin) sẽ giúp vết thương mau lành 

  # Khi nào cần gặp BS 

- Vết thương không lành hay loét to thêm, chảy mủ, sưng nhức hay lan đỏ ra

- Tê hay yếu vùng gần vết thương hay vùng xa vết thương (nghi ngờ tổn thương dây thần kinh)

- Sốt, ớn lạnh, hay mệt mỏi, gợi ý vết thương gây nhiễm trùng cấp tính toàn thân 

  # Tóm lại

- Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của BS

- Không dùng các chất tổn thương da mô như Oxygia hay Rượu 

-  Quý vị nên có sẵn các kem trị thương sẵn ở nhà như kem trụ sinh Triple Antibiotic hay kem Petroleum 

  Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

 🌳🌳🌳🌳🌳🌳🌳🌳🌳🌳

Xem Video bài về SK của BS Wynn Trân.

BS Wynn hướng dẫn tập trị liệu giảm đau cổ tay/bàn tay  

1 nhận xét:

ỚT HIỂM - Thơ Anh Khờ Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Bài Xướng ỚT HIỂM Ớt hiểm con con quả thật cay! Mằn sơ chút xíu... đỏ môi mày Sưng mồm xé lưỡi... thôi thì chạy... Nóng mặt phình mang... ch...