Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

Những gián điệp của Taliban khiến Kabul thất thủ chớp nhoáng Duy Anh

 Nhiều năm trước khi chính quyền Afghanistan sụp đổ, Taliban đã âm thầm xâm nhập hàng loạt cơ quan, các trường đại học, doanh nghiệp ở thủ đô Kabul và những thành phố lớn.

Khi quân đội Mỹ hoàn tất rút quân hồi tháng 8, những phần tử hoạt động bí mật bước ra ánh sáng, công khai danh tính ở thủ đô Kabul và các thành phố lớn trước sự ngỡ ngàng của tất cả.

Theo Wall Street Journal, đây là lực lượng tay trong đắc lực đã giúp Taliban nhanh chóng công hạ hàng loạt đô thị đông dân cư trong tay quân đội chính phủ mà không vấp phải kháng cự nào đáng kể.
See the source image


Đòn đánh từ bên trong
Trong những tuần cuối chính quyền thân phương Tây tồn tại, các thành phố lớn của Afghanistan lần lượt rơi vào tay Taliban như những quân domino. Lực lượng chính phủ hầu như không kháng cự. Thủ đô Kabul sụp đổ chỉ trong vài giờ.

"Người của chúng tôi cài cắm ở mọi cơ quan, tổ chức. Lực lượng tại Kabul chịu trách nhiệm chiếm quyền kiểm soát các vị trí chiến lược", Mawlawi Mohammad Salim Saad, một thủ lĩnh chiến trường cấp cao của Taliban, nói.

Những tay súng hoạt động ngầm mà Saad nhắc đến thuộc lực lượng đặc nhiệm Badri, một nhánh của mạng lưới thánh chiến khét tiếng Haqqani. Để trà trộn, các tay súng Taliban cạo sạch râu, mặc quần áo thể thao và đeo kính râm theo phong cách phương Tây.

Suốt 20 năm, cuộc chiến trên chiến trường diễn ra giữa lực lượng Mỹ và đồng minh với các tay súng nổi dậy Taliban - những phiến quân chủ yếu ẩn náu tại các vùng đồi núi, nông thôn. Nhưng đến cuối cùng, số phận cuộc chiến chủ yếu được định đoạt bởi mạng lưới tay súng hoạt động ngầm rộng khắp vùng đô thị Afghanistan.

taliban afghanistan anh 1
Taliban có mạng lưới gián điệp hoạt động ngầm ở các thành phố lớn. Ảnh: Reuters.
Hôm 15/8, sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi Kabul, các tay súng Taliban hoạt động ngầm đã chiếm quyền kiểm soát thủ đô, trong khi lực lượng chính quy Taliban đóng bên ngoài thành phố.

Mohammad Rahim Omari, một chỉ huy lực lượng Badri, hoạt động ngầm dưới vỏ bọc kinh doanh xăng dầu ở Kabul. Đến ngày 15/8, người đàn ông cùng 12 tay súng khác được điều động tới trụ sở cơ quan tình báo chính phủ ở phía đông Kabul. Tại đây, các tay súng khống chế các đặc vụ chính phủ và ngăn họ phá hủy máy tính, tài liệu.

Nhiều đơn vị khác tỏa ra khắp các cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội, cũng như sân bay Kabul - nơi quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch di tản. Một đơn vị được triển khai tới Viện Khảo cổ học Afghanistan để ngăn nguy cơ cướp bóc.

Omari cho biết lực lượng Bari có các đơn vị phân chia cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ trực tiếp tham chiến, gây quỹ cho đến tuyên truyền và chiêu mộ tân binh. Các đơn vị nhỏ giờ đã được hợp nhất.

Từ trí thức thành phiến quân
Kamran là một tay súng thuộc lực lượng tinh nhuệ Badri được giao nhiệm vụ chiếm quyền kiểm soát Đại học Kabul và Bộ Đại học. Tay súng 30 tuổi gia nhập Taliban năm 2017 khi đang học thạc sĩ ngành tiếng Arab ở Đại học Kabul.

Kamran cho hay trong những năm qua, mình đã chiêu mộ khoảng 500 người, chủ yếu là sinh viên, tham gia phong trào thánh chiến. Để che giấu hoạt động, Kamran cạo sạch râu cằm, đeo kính râm và mặc vest hoặc quần jean.

"Nhiều thành viên của chúng tôi vẫn để râu và họ bị nhắm đến. Tôi thì không bị nghi ngờ. Nhiều thành viên cấp dưới bị bắt nhưng tôi thì không, dù tôi là chỉ huy của họ", Kamran nói.

Người quen của Kamran, kể cả bạn học cũ, thầy giáo, chỉ nhận ra người này là thành viên Taliban khi Kamra công khai thân phận hôm 15/8.

"Rất nhiều công chức của Bộ Đại học, toàn bộ nhân viên của trường biết tôi. Họ ngỡ ngàng khi biết sự thật", Kamran nói.

Lúc này, Kamran chỉ huy lực lượng an ninh bảo vệ một số trường đại học ở Kabul. Người đàn ông đã nuôi lại râu, trở lại với bộ trang phục áo dài trắng, quấn khăn đen của Taliban. Những bộ quần áo phong cách phương Tây bị bỏ lại một góc ngăn tủ.

"Những trang phục đó không phải truyền thống của chúng tôi. Tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ phải mặc lại chúng một lần nữa", Kamran nói.

Các đơn vị Taliban cũng hoạt động ngầm ở những thành phố lớn khác. Tại đô thị lớn thứ hai đất nước Kandahar, Ahmad Wali Haqmal là một tay trong của Taliban. Người này từng xung phong cầm súng ra chiến trường ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

taliban afghanistan anh 2
Chế độ cai trị hà khắc của Taliban đã quay trở lại. Ảnh: Reuters.
"Nhưng các chỉ huy yêu cầu chúng tôi ở lại, làm việc tại trường đại học bởi những người ở lại cũng là người dân của chúng tôi, họ chỉ đang bị truyền thông cũng như cả thế giới lừa dối", Haqmal nói.
Taliban trả tiền để Haqmal tới học thạc sĩ về nhân quyền tại Đại học Hồi giáo Aligarh ở Ấn Độ. Khi trở về Kandahar, Haqmal phụ trách tuyên truyền và chiêu mộ tân binh cho Taliban. Sau khi Kabul thất thủ, Haqmal trở thành người phát ngôn của Bộ Tài chính.
Fereshta Abbasi là luật sư làm việc tại căn cứ Baron ở Kabul - nơi điều hành các dự án phát triển được Mỹ và phương Tây tài trợ. Abbasi nói từ lâu cô đã nghi ngờ một đồng nghiệp là thành viên Taliban.

Danh tính người này chỉ được phơi bày sau khi Kabul thất thủ, đó là Assad Massoud Kohistani - một chỉ huy của Taliban. Trả lời phỏng vấn CNN, Kohistani nói phụ nữ cần phải che mặt khi ra đường.

Kohistani có thời gian làm việc cho một cơ quan Liên Hợp Quốc, trước khi chuyển sang một dự án tưới tiêu được USAID tài trợ.
Tại căn cứ Baron có khách sạn, nhà hàng, nơi phục vụ bia và các loại đồ uống có cồn khác. Nhiều phụ nữ Afghanistan làm việc ở căn cứ này thường chỉ đeo một khăn quàng qua đầu, đôi lúc họ còn không mang khăn.
"Tôi có thể tưởng tượng họ tức giận như thế nào mỗi khi chạm mặt phụ nữ chúng tôi", Abbasi nói.

Saad, chỉ huy lực lượng Badri, nói người này bị sốc khi lần đầu tiếp xúc với cư dân thủ đô Kabul. Nhiều người quát vào mặt các tay súng Taliban những lời miệt thị.
"Đau lòng thay khi phải nhìn những người phụ nữ trốn ra nước ngoài, để lại gia đình phía sau. Thế hệ của 20 năm qua hoàn toàn không biết chúng tôi là ai, họ sợ chúng tôi", Saad nói.

Ngay từ trước khi giành lại quyền kiểm soát đất nước, Taliban tìm cách xây dựng hình ảnh của một lực lượng ôn hòa, cam kết khôi phục an toàn và trật tự cho Afghanistan.

Nhưng những thông tin truyền đi từ Kabul cho thấy những hình phạt hà khắc, bạo lực đã quay trở lại. Các quyền tự do cơ bản, đặc biệt của phụ nữ, bắt đầu bị tước đoạt.

1 nhận xét:

Chúa Giêsu – Thiên Chúa giáng sinh - Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

  Chúa Giêsu là gì? Vấn đề này chưa được giới học thuật hiểu rõ. Bằng tư duy lịch sử giới, tác giả lý giải làm sáng tỏ Chúa Giêsu; đồng thời...