Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

FM974 Úc Châu : Ukraine: Không Có Nơi Đi Tới Và Không Có Chỗ Nào Về

CM Blog

Thành phố nhỏ Volnovakha gần như sụp đổ hoàn toàn ngay những ngày đầu của trận chiến vì đạn pháo của quân Nga, đa số đều rớt trúng những khu nhà người dân ở. Khoảng 90% các cao ốc bị tan hoang chỉ còn trơ vơ hoang tàn gạch đá, và những xác người chết chưa chôn đó đây dài trên đường phố. Hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn người dân vẫn còn sống dưới các căn tầng hầm, không điện và thiếu thốn thức ăn và nước uống.

Zelensky vs Putin

    Marina, 38, một chuyên viên kình tế có ba đứa con, buồn buồn, kể lại chuyện sống còn của mình trong suốt một tuần trốn mưa đạn pháo Nga và con đường trốn thoát kinh hoàng mà gia đình cô đã trải qua.

    Khi nghe tin quân Nga đang có kế hoạch “giải phóng” vài vùng đất Ukraine, cô không tin là có chuyện này, và cũng không nghĩ là nó có thể xảy ra trong thời buổi hiện thời của thế giới, vì thế cô quyết định ở lại nơi mình đang sống. Nếu chịu khó tưởng tượng một chút, một giây thôi chuyện gì sẽ xảy tới, cô sẽ chịu mọi hiểm nguy để trốn khỏi ngay lúc đầu, khi quân Nga bắt đầu pháo kích. Con của cô, 5, 6 và 13 tuổi, đã bị chấn động khủng hoảng tâm lý qúa  lớn từ sự việc này, có lẽ nó sẽ nhớ mãi trong đời của chúng tới sau này lớn lên.

   Sáng ngày 24 tháng 2, cả gia đình bừng thức dậy khi nghe tiếng đạn pháo trên trời, ai nấy sỡ hãi ra mặt, lúc đó hai đứa con cô ở trường học và đứa kia tại nhà trẻ. Cô không biết phải làm gì ngay lúc này nhưng chuẩn bị tới căn hầm trốn đạn tầng dưới, đem theo một số thức ăn và nước uống, anh cô cùng mấy người khác trong gia đình ông tới ở chung, tất cả tổng cộng 12 người. Ngay ngày đầu, gia đình cô cố đi trở lại nhà từ chỗ trốn đạn khi thấy an toàn nhưng khi nghe tiếng nổ và tiếng đạn pháo rít lên ngoài xa, họ bỏ ý định này không lâu sau. Cũng ngay ngày đầu, chỉ có những người đàn ông rời khỏi hầm, người khác ở lại, lo nấu nướng, dun nước sôi chút đỉnh nhưng rồi không còn hơi đốt, không có điện cho nên không có đèn và trà cà phê gì hết. Sau đó, khi có điện trở lại thì mọi thứ xem ra tạm yên. Có lò sưỡi, tuy đất ẩm ướt nhưng ít nhất cũng có được hơi ấm.

Ukraina Women Army

    Ngày thứ hai, điện mất hoàn toàn nhưng đầu óc cô lộn xộn, rối trí không còn nhớ giờ giấc chính xác bởi vì những ngày trốn đạn dưới tầng hầm là những ngày sống trong địa ngục. Khi không còn điện, trời buốt giá, tội cho mấy đứa trẻ, rồi thì đạn pháo kích bắt đầu rớt trúng trên con đường gần nơi cô trốn, rào gạch tường nhà sụp đổ, loang lỡ vết đạn, vì vậy, cô và những người trong gia đình quyết định chạy tới nhà của cha mẹ cô, phía bên kia thành phố, nơi cô nghĩ rằng ở đó an toàn hơn, họ chỉ đem theo những giấy tờ cần thiết, đở mấy đứa con lên xe hơi chạy một mạch thẳng tới đó.

    Nhưng rốt cuộc cô không ở nhà cha mẹ một ngày nào, một trái đạn pháo rớt trúng ngay nhà xe của người làng giềng bên cạnh, sập hoàn toàn, cô thấy ở đây cũng quá nguy hiểm, nếu đạn pháo rớt trúng ngay nhà mình thì họ sẽ bị chôn vùi trong gạch vụn. Cao ốc văn phòng hội đồng thành phố gần bên có những căn hầm tầng, nửa trên nửa dưới, và vài cái cửa sổ ngó ra đường, cô và gia đình quyết định chạy vào đó, dù dưới đó ẩm ướt, tối om, dơ bẩn và mùi hôi khó chịu. Nhóm cô có tất cả 37 người, mang theo gối, mền và mấy cái giường dùng khi đi cắm trại cho trẻ con, người lớn chỉ biết chấp nhận ngủ ngồi.

   Thoạt đầu dưới này còn một chút hơi đốt, rất khó và nguy hiểm, không thể nào đi qua những nhà bên cạnh tìm kiếm đồ dùng hay nấu nướng vì đạn pháo cứ nã vào từng chập, họ không thể tìm lối ra từ một cửa sổ nào đó, mặc dù họ còn được chiếc xe hơi. Nước, thì có chút ít, không trong không sạch từ một cái giếng gần đó, chỉ có mấy người đàn ông mới dám tới lấy, dùng cái xô nhỏ mỗi lần khi phải đi tiêu tiểu. Trong nhóm có một thằng bé bị bệnh, nó la hét suốt đêm, không ai có thể làm cho nó chịu yên mặc dù người ta đã dùng mọi lời giải thích, ngay cả mẹ cũng không làm gì được khác hơn, cứ cố mà ru tới ru lui.

Ukraina Warship

    May mắn đến, vài người lính tìm thấy gia đình cô, họ chia cho thức ăn rồi bảo sẽ báo tin tới chính quyền là có người dân kẹt trốn ở đây, cần phải di tản, sau đó họ đến vài lần nữa, cũng cho nhóm cô thức ăn như lần trước. Vấn đề quan trọng là không có phương tiện điện thoại liên lạc, cho nên ba bốn ngày sau gì đó, mấy người lính lại đến, bảo nhóm cô chỉ có năm phút để di tản, vài người bắt đầu hoảng sợ nói rằng Putin sẽ giết họ. Dù vậy, cả nhóm 37 người chạy nhanh ra, toán lính xô họ vào một chiếc xe bọc thép vì bánh xe hơi thường đã xẹp gần hết, đó là làm thế nào mà nhóm cô ra khỏi chốn địa ngục. Lính bỏ họ xuống tại một cái làng gần Volnovakha và đưa họ vào trong một trường học, nhóm cô ngủ một đêm trên sàn nhà nhưng ai nấy vui mừng vì không còn nghe tiếng súng và đạn pháo nổ nữa.

    Nhưng Marina lắc đầu, thở dài, “chúng tôi không có nơi nào đi tới và cũng không có chỗ nào để về”, họ không biết rồi phải làm gì đây, họ không nghĩ trong đầu là mọi thứ đều bị tàn phá khi tận mắt thấy được lúc ra khỏi hầm trốn đạn, tất cả nhà cửa đều sụp đổ hoàn toàn. Cô không có tiền để sống và để mua vé xe đi đâu, họ không hề tưởng tượng ra tình cảnh này, cô cần một chỗ mới nào đó để bắt đầu lại từ đầu, cô không có gì cả trừ vài tờ báo cũ và những cái gì còn trong điện thoại di động, ngay cả hình ảnh kỷ niệm của gia đình, lưu giữ trong máy điện toán cũng không còn nữa.

    Cái bảng có hàng chữ “Tôi yêu Volnovakha” dựng giữa trung tâm thành phố, may mắn không bị sụp đổ, chỉ cách ngôi nhà phía sau không mấy xa, được nhìn thấy trong một đoạn phim mà ai đó thu hình được qua điện thoại, từ trên chiếc xe đang chạy, cùng với những ngổn ngang, hoang tàn, gạch đá của khu phố và cao ốc còn âm ỉ cháy. Trước khi quân Nga tấn công, thành phố có 25 ngàn người dân nhưng hiện ít nhất là 3 ngàn người đang còn kẹt trong đó hay có thể nhiều hơn, trong số đó có chừng hàng trăm đứa trẻ.

She fight for her country

    Thành phố Volnovakha và Shastia, đã là tuyến đầu của cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và quân ly khai thân Nga từ 8 năm qua nhưng cường độ nhỏ hơn nhiều so với ngày hôm nay. Một người đàn ông còn ở lại Volnovakha, đứng gữa đống gạch đá vụn, còn bốc mùi thuốc đạn pháo, nhìn quanh nói từng tiếng một “ngay ngày đầu xâm lăng, quân Nga đã pháo kích dữ dội trực tiếp vào dân chúng, họ đang cố hủy diệt, san bằng thành phố này, tôi nghĩ, nhiều người ở Nga muốn tàn phá thành phố như là một lời cảnh cáo cho những ai ở đây muốn chống lại sự hiếu chiến của điện Cẫm Linh.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi để bảo vệ những người trong gia đình hiện còn sống trong vùng quân Nga kiểm soát.

Thuyên Huy

 

 Mời xem : CM Blog :FM974 Úc Châu :Anh Quốc - Luân Đôn: Karpichkov, Cựu Gián Điệp Nhị Trùng Nga – Một Xác Chết Biết Đi

1 nhận xét:

KÝ ỨC : Thơ Phượng Hồng Và 19 Bài Họa Cuả Các Thi Hửu

KÝ ỨC Ký ức bùng lên đẹp giấc mơ Xua đi đêm trắng ngỡ phai mờ Chùm phim óng ả hồng nhung lụa Vàng gấm tơ ,lòng dạ ngẩn ngơ Rót xuống trần gi...