Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Loài cóc kỳ quái Surinam sinh con từ lưng

     Đã bao giờ bạn được chứng kiến những con vật được sinh ra từ dưới da của mẹ chúng? Chuyện này là có thật 100% với loài cóc Surinam (hay còn gọi chúng là cóc tổ ong).

Cóc Surinam

Cóc Surinam.

Cóc Surinam sinh sống chủ yếu ở dưới nước, nhưng da của chúng lại rất khô. Với thân hình “dẹp lép” và chiếc đầu hình tam giác của mình, loài lưỡng cư này dễ dàng ngụy trang giống những chiếc lá hay cục đá để phục vụ cho quá trình săn mồi.

Đáng chú ý, cóc Surinam không chỉ có vẻ ngoài “quái dị”, mà cách sinh sản của chúng cũng khiến nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng. Cụ thể, cóc cái thường “tạo ra các em bé” bằng lớp da phía sau lưng.

Loài cóc Surinam (tên khoa học Pipa), còn gọi là cóc tổ ong, là loài vật bản địa Nam Mỹ, chúng chỉ sống dưới nước. Cóc có thân hình dẹt giống như chiếc lá, có kích thước từ 10-20 cm.

Vào mùa mưa, những con cóc trưởng thành bắt đầu cất tiếng gọi bạn tình. Khi đến kỳ động dục, cóc đực và cóc cái giao phối liên tục 24 giờ. Sau khi giao phối, cóc đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào một bộ phận có hình tổ ong được hình thành sau lưng con cái. Cuối cùng, da của cóc cái sẽ tự động mọc lại, che đi các lỗ giống tổ ong đó để bảo vệ sự phát triển của trứng trong vòng 4 tháng.

Khi trứng nở, cóc con sẽ ở trong những cái lỗ có trên lưng mẹ cho đến khi có thể sống tự lập rồi mới chui ra. Đồng thời, bộ phận da hình tổ ong đăng sau lưng cóc cái cũng rơi ra và chuẩn bị cho một chu kỳ mới.

 Loài cóc quái gở đẻ con bằng lưng, "ân ái" hơn chục giờ

Cóc Surinam không chỉ có ngoại hình kỳ lạ, nó còn "nổi danh" là một trong những động vật có cách sinh sản kỳ dị khi đẻ con qua da trên lưng, có thời gian "ân ái" đến 12 giờ.
Cóc Surinam có bề ngoài như một chiếc lá, đầu hình tam giác và thân hình dẹp lép, sống chủ yếu dưới nước tại các vùng ngập nước ở Nam Mỹ. Ảnh: khoahocphattrien.

Cóc Surinam có cách sinh sản kỳ dị. Con cóc cái thường “tạo ra các em bé” bằng lớp da phía sau lưng. 

Sau khi giao phối, cóc Surinam đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào một bộ phận có hình tổ ong được hình thành sau lưng con cái. Ảnh: ngoisao.

Da của cóc Surinam cái sau đó sẽ tự động mọc lại để che đi các lỗ giống tổ ong đó. Ảnh: vietbao.
Việc này giúp bảo vệ sự phát triển của trứng trong vòng 4 tháng cho đến khi trứng nở
Cóc Surinam đực và cái giao phối trong suốt hơn 12 tiếng đồng hồ. Mỗi lần giao phối, cóc cái có thể đẻ từ 60-100 trứng. Ảnh: supercurioso.  
Ở cóc Surinam, trứng sẽ nở ra trực tiếp những cá thể có đầy đủ bộ phận chân tay, chứ không chỉ là nòng nọc như những loài cóc khác.

1 nhận xét:

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...