Những 'mánh khóe' từng bị 'vạch trần' dưới đây có thể giúp bạn tự tin tránh mọi phiền phức khi đi đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
1. Chiếc vòng tình bạn
|
Hãy
hết sức cảnh giác khi có người mời chào bạn mua những chiếc vòng này nhé. Ảnh: outandaboutinparis.
|
Bạn
sẽ bị dụ mua một chiếc
vòng tay rất bình thường với cái tên “chiếc vòng tình bạn”. Kẻ lừa đảo
sẽ cố đeo vòng vào cổ tay bạn rồi vòi tiền hoặc khiến bạn mất tập trung,
tạo cơ hội cho đồng bọn của chúng giở trò móc túi. Phổ biến tại: Paris,
Rome, Barcelona và Cairo.
Tương
tự chiêu thức “chiếc
vòng tình bạn”, kẻ lừa đảo sẽ nhắm vào những cặp đôi đi du lịch, sau đó
mời chào chàng trai mua tặng bông hồng cho bạn gái. Nếu bạn đồng ý mua,
kẻ lừa đảo sẽ hét giá bông hoa cực kỳ đắt, và sẽ khiến bạn thấy xấu hổ
khi đã hỏi giá mà không chịu mua. Phổ biến
tại: Paris, Rome, Barcelona.
Một
người phụ nữ sẽ giả vờ
đánh rơi nhẫn rồi la toáng lên rằng bạn làm rơi. Nếu bạn từ chối không
phải nhẫn của mình, cô ta sẽ vờ săm soi chiếc nhẫn và nói rằng đây là
vàng thật rồi đề nghị bán cho bạn với mức giá trên trời. Tốt hơn hết là
bạn nên lờ đi và kệ cô ta, hoặc nói rõ với
ả rằng bạn sẽ gọi cảnh sát nếu còn tiếp tục quấy rầy. Phổ biến tại:
Paris.
Đây
là một chiêu lừa đảo nhanh
như chảo chớp khiến bạn không kịp trở tay. Khi đã xác định được đối
tượng, một người phụ nữ bồng em bé (thường là búp bê) sẽ chạy đến và đặt
ngay “đứa bé” vào tay bạn. Ngay khi bạn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện
gì xảy ra, đồng bọn của chúng sẽ chạy tới và
nhanh tay móc túi của bạn. Phổ biến tại: Rome.
Những
trò như đoán bóng dưới
cốc, các trò ảo thuật… là những chiêu thức lừa đảo rất phổ biến ở các
thành phố du lịch lớn. Có hai khả năng có thể xảy ra: Bạn nướng hết tiền
vào mấy trò cờ bạc bịp hoặc trong lúc bạn đang căng thẳng theo dõi diễn
biến của trò chơi, đồng bọn của chúng sẽ
lợi dụng sơ hở để móc ví của bạn. Phổ biến tại: Paris, London.
Một
chiếc ví rỗng (có vẻ như
đã bị lấy hết tiền) nằm trên phố. Khi bạn đi ngang qua, theo phản xạ tự
nhiên, du khách sẽ lấy tay sờ nhẹ vào túi quần hoặc túi xách để kiểm
tra xem ví của mình còn hay không. Bọn lừa đảo chỉ chờ mỗi thế để biết
chỗ cất giấu tiền của bạn rồi âm thầm đi theo
để chờ cơ hội ra tay với bạn. Phổ biến tại: Rome, Ukraina.
Kẻ
lạ mặt sẽ vờ làm bẩn áo
khoác của bạn hoặc chỉ cho bạn thấy một vết bẩn nào đó (đã được chúng
sắp xếp sẵn) trên áo. Sau đó chúng sẽ chỉ ra cho bạn rồi đề nghị được
làm sạch cho bạn. Ngay khi chúng đặt được tay lên áo bạn cũng là lúc mọi
thứ trong túi của bạn có nguy cơ ra đi mãi
mãi. Phổ biến tại: Buenos Aires (Argentina), Rio de Janeiro (Brazil).
Một
người đàn ông vờ làm rơi
chiếc bàn chải đánh giày ngay trước mắt bạn. Khi bạn nhặt lên giúp, ông
ta sẽ đề nghị được đánh sơ đôi giày của bạn xem như lời cảm ơn. Sau khi
đánh xong, gã sẽ đòi bạn phải trả một khỏn tiền cao vô lý cho công đánh
giày ban nãy. Phổ biến tại: Istanbul (Thổ
Nhĩ Kỳ).
Bạn
đang đi trên phố, bỗng
dưng một bà già Gypsy xuất hiện, nắm lấy tay bạn và bắt đầu phán như
đúng rồi, mặc cho bạn kiên quyết từ chối. Hoặc có thể bà ta sẽ đề nghị
bán cho bạn một chùm hương thảo – biểu tượng cho tình bạn. Nếu bạn từ
chối trả tiền, bà ta sẽ bắt đầu tuôn những lời
nguyền rủa khiến bạn chột dạ và… móc tiền ra đưa cho kẻ lừa đảo! Phổ
biến tại: Madrid, New Delhi.
Những
kẻ lừa đảo thường đóng
vai người địa phương tốt bụng hoặc du khách vui vẻ. Chúng canh me những
ai đi một mình hoặc những cặp đôi đang chụp hình cho nhau, sau đó đề
nghị chụp cho bạn một tấm. Sẽ có hai tình huống xảy ra: Nếu bạn may mắn,
kẻ lừa đảo sẽ đòi tiền công chụp hình; nếu
bạn xui xẻo, bạn phải nói lời tạm biệt chiếc máy ảnh thân yêu! Phổ biến
tại: châu Âu.
Kẻ lừa đảo đóng vai một anh chàng nhạc sĩ đường phố phong trần có tài nhưng chưa gặp thời. Hắn sẽ tăm tia những con mồi tiềm năng, sau đó mời bạn vào nghe thử những bài hát do hắn sáng tác. Tiếp theo, hắn sẽ đưa bạn một đĩa CD được giới thiệu là của chính hắn, sau đó là tiết mục diễn văn đẫm lệ rằng bạn sẽ làm hắn hạnh phúc biết bao nếu bạn mang CD này về nước để nghe, để tiếng hát lời ca của hắn sẽ được cất lên ở một nơi xa lạ. Rồi hắn sẽ ký lên đĩa, tiếp theo nữa là tiếp tục ra giá cắt cổ cho một đĩa CD mà bạn thậm chí còn không chắc có nội dung bên trong hay không. Nếu bạn từ chối, một vài gã bạn thân bặm trợn của hắn sẽ bắt đầu “trò chuyện” đến khi nào bạn mua thì thôi! Phổ biến tại: New York.
12. Tài xế bán ma túy
|
Tài
xế lái xe nhiều khi lại là tay lừa đảo chuyên nghiệp. Ảnh: natgeotv.
|
Một
số tài xế taxi hoặc tài
xế xe tuk tuk sẽ giả vờ mồi chài bạn mua một số loại ma túy, thuốc kích
thích khi bạn đang trên đường tới quán bar hay hộp đêm nào đó. Nếu bạn
đồng ý, một gã cảnh sát sẽ bất thình lình xuất hiện. Tất nhiên bạn sẽ sợ
xanh mặt vì đang mua bán ma túy và chất
kích thích trái phép. Sau khi biết chắc con mồi đang sợ hãi, tay cảnh
sát “dởm” sẽ yêu cầu phạt bạn một khoản tiền rất lớn nếu không muốn phải
ngồi tù ở nước ngoài. Phổ biến tại: Koh Phangan-Thái Lan.
Các
tài xế taxi sẽ lợi dụng
điểm yếu của du khách là không biết rõ về đường đất tại nơi đang tới để
đi lòng vòng, từ đó ăn gian tiền taxi. Một số xe còn không bật đồng hồ
tính tiền hoặc đồng hồ tính tiền đã bị điều chỉnh. Phổ biến trên toàn
thế giới!
Bọn
lừa đảo sẽ mời chào du
khách đi các chuyến buýt đêm giá rẻ di chuyển từ thành phố này sang
thành phố khác. Khá nhiều người sẽ nghĩ rằng mình có được một món hời
lớn khi vừa tiết kiệm được thời gian, tiền khách sạn cho một đêm và đặc
biệt là giá vé quá rẻ. Tuy nhiên, lợi dụng lúc
bạn đang ngủ say, bọn lừa đảo sẽ lục lọi hành lý và tư trang của bạn để
cuỗm những thứ có giá trị nhất. Phổ biến tại: Bangkok.
Khi
bạn trả tiền cho tài xế
taxi, phục vụ quán ăn hoặc nhân viên bán hàng, họ sẽ “vô tình” đánh rơi
tiền thừa đưa lại cho bạn. Sau đó, họ sẽ nhặt những đồng tiền trông
tương tự nhưng mệnh giá nhỏ hơn để trả lại cho bạn. Phổ biến tại: Châu
Á.
Một
số người có thói quen thuê
xe hơi tự lái khi đi du lịch nước ngoài và họ nghiễm nhiên trở thành
miếng mồi ngon cho bọn lừa đảo. Tương tự nạn rải đinh ở Việt Nam, bọn
chúng sẽ rải đinh ở những đoạn đường vắng người qua lại, sau đó giả vờ
đề nghị được thay lốp xe miễn phí cho bạn. Trong
khi bạn đang phân vân, một tên đồng bọn sẽ lẻn vào xe vào khoắng đi
những món đồ giá trị của nạn nhân. Phổ biến tại: San José (Costa Rica).
Hệ
thống xe lửa và tàu điện
ngầm đông đúc là nơi lý tưởng cho bọn trộm cắp hoạt động. Kẻ gian lợi
dụng cảnh người người đứng sát nhau chờ tàu hay lúc đang di chuyển trên
tàu xe để thực hiện hành vi xấu móc túi trắng trợn. Phổ biến trên toàn
thế giới.
Gã
tài xế taxi này sẽ đóng
vai một người tốt bụng, nhanh nhảu đưa hết hành lý của bạn xuống đất
ngay khi đến khách sạn, sau đó lại nhanh nhảu lái xe chạy đi mất ngay
trước khi bạn kịp nhận ra vẫn còn một vài túi hành lý nhỏ sót lại trên
xe. Phổ biến tại: Las Vegas.
Những
nhân viên tính tiền có
máu lừa đảo sẽ giả vờ vừa nghe điện thoại vừa làm việc. Thực chất bọn
họ đang tìm cách chụp lại thẻ tín dụng của bạn để có thể ăn cắp tiền từ
tài khoản của bạn thông qua những giao dịch trên mạng. Phổ biến tại:
Barcelona (Tây Ban Nha).
Họ lừa đảo tiền của khách hàng bằng cách giả vờ đếm tiền thật chậm với hy vọng con mồi sẽ mất hết kiên nhẫn và sẽ không buồn kiểm tra lại phần tiền thừa. Trên thực tế, bên cạnh sự mất kiên nhẫn, bạn cũng mất cảnh giác với số tiền thừa thấp hơn rất nhiều so với thực tế bạn được nhận lại. Phổ biến tại: châu Âu.
21. Vàng bạc đá quý giá rẻ
|
Vàng
bạc đá quý giá rẻ ở Thái Lan rất nhiều, nhưng hãy lưu ý nếu không muốn mắc bẫy bọn lừa đảo nhé.Ảnh:
traveltips.
|
Tài
xế xe tuk tuk sẽ nói với
bạn rằng trung tâm thương mại hoặc khu chợ bạn định đến mua sắm đã đóng
cửa và họ sẽ dẫn bạn đến một nơi khác thú vị hơn. Khi đến nơi, bạn sẽ
gặp một người đàn ông thân thiện, ông ta sẽ khoe với bạn rằng vừa mua
được một vài món kim cương, đá quý ở cửa hàng
và sẽ mang về nước bán lại với giá rất cao. Mục đích của hắn là dụ dỗ
bạn mua lại số đá quý này với lợi nhuận cao. Phổ biến tại: Bangkok, New
Delhi.
Một
tay bác sĩ mạo danh sẽ
tiếp cận và mời chào bạn mua một bộ hồ sơ bệnh án với lời giải thích
rằng bạn có thể sử dụng chúng để được lấy tiền bảo hiểm du lịch. Tất
nhiên là các công ty bảo hiểm đã quá quen thuộc với chiêu lừa đảo này
nếu không muốn mất tiền oan mà không nhận được gì. Phổ
biến tại: New Delhi.
Cảnh
sát dởm thường trông
rất đạo mạo và nghiêm nghị. Hắn mang một bộ mặt hình sự để chào hỏi bạn
trên đường, sau đó nói rằng những người bán hàng ở khu vực quanh đây
đang báo cáo về vấn đề khách du lịch sử dụng tiền giả. Hắn đề nghị được
kiểm tra toàn bộ ví tiền của bạn để phát hiện
tiền giả, và hẳn nhiên, khi được hoàn trả lại, một ít tiền của bạn đã
vỗ cánh bay vào… ví tiền của hắn. Một trường hợp nữa là tay cảnh sát lừa
đảo sẽ yêu cầu kiểm tra hộ chiếu của bạn và thông báo rằng hộ chiếu
hoặc visa của bạn có vấn đề. Hắn sẽ đề nghị bạn
nộp một khoản tiền không nhỏ nếu muốn thoát khỏi rắc rối. Phổ biến tại:
Mexico City, Bogotá (Colombia), Bucarest (Rumania), Bangkok.
Loại
hình lừa đảo này tập trung
nhiều ở nhà hát, viện bảo tàng hoặc bất cứ địa điểm tham quan du lịch
có bán vé nào. Kẻ lừa đảo sẽ đóng vai nhân viên phòng vé và đề nghị bán
vé cho bạn với giá cao hơn một chút để bạn có thể đi ngay vào cổng mà
không phải mất công chờ đợi thêm nữa. Tất nhiên
là vé này hoàn toàn không có giá trị. Phổ biến tại: London, Paris.
Một
người bản địa thân thiện,
biết ngoại ngữ, thậm chí là biết nói cả thứ tiếng mẹ đẻ của bạn, sẽ
xuất hiện lúc bạn đang ngơ ngác tìm một cây rút tiền tự động. Thực ra
đây là một chiêu lừa đảo khá xưa rồi. Trong khi bạn đang loay hoay đếm
tiền, kẻ lừa đảo đã tranh thủ thời gian để ghi
nhớ mã pin của bạn, sau đó hắn hoặc đồng bọn sẽ tìm cách móc túi bạn để
lấy tiền mặt và thẻ. Đơn giản hơn là sau khi bạn lấy tiền từ máy, hắn
sẽ nhào tới lấy hết tiền và bỏ chạy thục mạng. Phổ biến tại: châu Âu.
Những
người này sẽ tìm cách
tiếp cận khách du lịch để bán bản đồ thành phố. Bọn chúng sẽ khiến bạn
bị khớp bằng cách trải bản đồ ra trước mắt bạn và bắt đầu huyên thuyên
về các địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong lúc đó, đồng bọn của chúng sẽ
móc túi bạn. Phổ biến tại: châu Âu.
Đa
phần họ là người già hoặc
phụ nữ (giả vờ) có thai để dễ “tạo hiệu ứng” đánh vào lòng trắc ẩn của
bạn. Một khi bạn rút ví ra để cho tiền, đồng bọn của chúng sẽ ngắm tới
nơi bạn cất giữ chiếc ví rồi lợi dụng sơ hở vét nốt những gì bạn có. Phổ
biến trên toàn thế giới.
Khi
bạn đang ngồi tắm nắng
trên bãi biển, một người đàn ông xuất hiện và bắt đầu… massage cho bạn.
Thậm chí khi bạn từ chối thì những tay lừa đảo này cũng không buông tha
bạn bằng cách liên tục massage và nói rằng đó là “dịch vụ dùng thử miễn
phí”. Một khi bạn thỏa hiệp với những tay
này, hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ phải mất một khoản tiền kha khá
cho trò bịp bợm này. Phổ biến tại: Barbados, Bamahas.
Các
cô nàng nóng bỏng sẽ tìm
cách quyến rũ một anh chàng đang trên đường du lịch một mình, sau đó mời
chàng cùng đến một quán bar hoặc hộp đêm sôi động. Sau một vài tiếng
vui vẻ ngất trời với người đẹp, đảm bảo chàng sẽ choáng váng khi nhận
được hóa đơn cao ngất ngưởng từ tay phục vụ. Phổ
biến tại: Athens (Hy Lạp).
Chiêu lừa đảo này là một trong số những trò lừa đảo khách du lịch khá tinh vi. Kẻ lừa đảo đóng vai một người tốt bụng chạy đến thông báo cho bạn rằng họ vừa thấy những du khách khác bị móc túi. Theo quán tính, bạn sẽ kiểm tra xem ví tiền của mình có còn không, và tay lừa đảo sẽ biết ngay nơi cất tiền của bạn. Sau đó, hắn hoặc đồng bọn của hắn sẽ tìm cách đi theo để móc túi bạn. Phổ biến tại: châu Âu.
31. Máy chụp ảnh bị hỏng
|
Chụp
ảnh hộ nhiều khi cũng gặp phải rắc rối. Ảnh:
wordpress.
|
Một
người sẽ nhờ bạn chụp ảnh
cho họ hoặc cho nhóm bạn của họ. Tất nhiên cái máy ảnh đó sẽ không hoạt
động, buộc bạn phải đưa lại cho nhóm người này. Khi nhận máy, họ sẽ làm
như vô tình đánh rơi để chiếc máy bể tan tành. Sau đó, cả nhóm sẽ xúm
lại bắt bạn bồi thường thiệt hại. Trong khi
bạn đang luống cuống, một vài tên sẽ tranh thủ vét sạch tiền từ ví của
bạn. Phổ biến trên toàn thế giới.
Phần
lớn những du khách nói
tiếng Anh mới là con mồi béo bở cho bọn lừa đảo. Những kẻ lừa đảo thường
đóng vai các em nữ sinh ngây thơ thánh thiện, tập trung ở các điểm tham
quan chính trong thành phố. Sau khi xác định được con mồi, các cô em
này sẽ tiến đến và đề nghị được đàm thoại
tiếng Anh với du khách để trau dồi kỹ năng ngoại ngữ. Sau đó, họ sẽ mời
khách du lịch đi uống cà phê như một cách nói lời cảm ơn vì sự giúp đỡ.
Khi hóa đơn được đưa ra, du khách có thể sẽ lên cơn đau tim vì giá thức
uống cao một cách khó tin, còn cô em sinh
viên chăm chỉ thì đã lặn không sủi tăm từ lâu rồi. Phổ biến tại: Bắc
Kinh, Thượng Hải và Tây An (Trung Quốc).
Khi
bạn ngồi trong quán ăn,
một người nào đó sẽ tiếp cận bạn và mời bạn ăn lạc (đậu phộng) bằng cách
đổ lạc ra bàn. Ngay khi bạn chạm tay vào hạt đầu tiên, kẻ lừa đảo sẽ lộ
diện và bắt bạn phải trả tiền. Phổ biến tại: Rio de Janeiro.
Một
đứa trẻ tội nghiệp xuất
hiện trước mặt bạn với tấm bưu thiếp và cây viết trên tay, nhờ bạn viết
cho chúng một vài dòng về nhà. Trong khi bạn đang viết, bọn trẻ này sẽ
“tranh thủ” kể lể than khóc với bạn về tình cảnh gia đình nghèo khó. Câu
chuyện đẫm nước mắt này sẽ đánh vào lòng
trắc ẩn của bạn, khiến bạn phải móc hầu bao cho những kẻ lừa đảo! Phổ
biến tại: Rome.
Một
nhóm trẻ giả danh bị khiếm
thính sẽ đề nghị bạn ký tên để gây quỹ cho một tổ chức từ thiện nào đó.
Trong khi bạn đang loay hoay với chữ ký, những đứa trẻ sẽ tìm cách để
móc túi bạn. Phổ biến tại: Paris.
Một
nhóm trẻ Gypsy sẽ vây lấy
bạn trên đường phố và làm phiền bạn cho đến khi bạn phải móc tiền ra cho
chúng. Cũng có thể chúng sẽ giả vờ bán báo cho bạn, và trong khi bạn
đang loay hoay đối phó với đám trẻ này, ví tiền của bạn đã không cánh mà
bay. Phổ biến tại: Rome, Milan và Florence
(Italy).
Tay
tài xế taxi (trong đường
đây lừa đảo) sẽ nói với bạn rằng khách sạn bạn đang định đến đã ngưng
hoạt động và bịa ra rất nhiều lý do để biện minh khi bạn hỏi tại sao.
Tiếp theo, hắn đề nghị sẽ chở bạn đến một khách sạn khác. Tất nhiên
khách sạn này cũng đã “móc nối” với bọn lừa đảo
nên giá phòng ở đây cao chót vót, mà địa điểm thì lại bất tiện. Cũng có
trường hợp khách sạn lừa đảo khách du lịch bằng cách đặt một cái tên gần
giống với tên một khách sạn nổi tiếng khác. Một số khách du lịch sẽ bất
cẩn khi kiểm tra độ chính xác của cái tên
này và thế là dính bẫy. Phổ biến tại: châu Âu.
Tay
lừa đảo chuyên nghiệp này
sẽ gọi đến phòng bạn vào lúc nửa đêm, giả vờ là nhân viên lễ tân đang
cần kiểm tra gấp thẻ tín dụng dùng để thanh toán phòng của bạn. Trong
lúc bạn đang mơ ngủ, rất có thể bạn đã đọc ngay cho chúng vanh vách số
thẻ tín dụng cũng như mã số bảo mật trên mặt
sau thẻ. Phổ biến trên toàn thế giới.
Với
chiêu thức lừa đảo khách
du lịch kiểu này, bọn lừa đảo thường đi 2 người, mặc đồng phục khách sạn
(giả) và yêu cầu được kiểm tra phòng theo quy trình của khách sạn.
Trong khi một tên giả vờ hỏi bạn về chất lượng dịch vụ, ý kiến khách
hàng… để đánh lạc hướng, tên còn lại sẽ tranh thủ
lấy đi những đồ có giá trị trong phòng. Phổ biến tại: Barcelona và
Madrid.
tốt nhất nên ở nhà
Trả lờiXóa