Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

HAI CHỮ THƯƠNG YÊU


THƯƠNG YÊU là gì?
     
  THƯƠNG YÊU (The Love; L’amour), Phật gọi là Từ bi; Tiên gọi là Bác ái; Thánh gọi là Nhân ái. THƯƠNG YÊU là lòng thương con người, thương vật, thương khắp chúng sanh và giúp cho chúng sanh thoát khổ. THƯƠNG YÊU không phải là tấm lòng chỉ riêng của con người mới có. Côn trùng, thảo mộc, loài cầm thú…loài nào cũng có sẳn lòng thương yêu trong tự bản chất của chúng. Tại người ta không quan tâm, theo dõi nên không thấy nó ẩn tàng sâu kín bên trong. Những hình ảnh con khỉ mẹ bị bắn, sắp chết đã ôm con đưa cho con khỉ cha rồi buông tay rớt xuống đất đã khiến cho người thợ săn xúc động nên quyết định bỏ dứt cái nghề săn bắn tội ác của mình. Câu chuyện đó không phải là ngụy tạo trong văn chương mà là một sự kiện có thật ngoài đời. Và hình ảnh những con chó nằm bên ngôi mộ người chủ của chúng cho đến chết xảy ra ở khắp mọi nơi, hay con chó kéo bé sơ sinh bị bỏ trong hộp ngoài bãi rác đem đi kêu cứu ở Trung Đông gần đây là những tấm gương đầy tình Thương yêu hiện thực đã và đang xảy ra hàng ngày trên toàn thế giới. Đó là tình thương yêu của loài thú vật.

        Còn con người thì sao?

        THƯƠNG YÊU là một trong hai điều chủ yếu nhứt của Bản Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước đặt tại cửa chánh của Ngôi Tòa Thánh Tây Ninh trước mắt nhơn loại là:

      “BÁC ÁI – CÔNG BẰNG”.

        Cho nên Đức CHÍ TÔN luôn dạy và nhắc nhở nhơn loại phải giữ lấy và tuân theo, nghĩa là Phải Thương Yêu nhau.

       Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức CHÍ TÔN đã dạy: “Thầy thường nói với các con rằng: Các con là cơ thể của sự thương yêu, mà các con không còn hiểu sự thương yêu là gì? Bởi nơi nào đó?- Sự THƯƠNG YÊU là giềng bảo sanh của Càn Khôn Thế giới. Có thương yêu thì nhơn loại mới hòa bình, Càn Khôn mới an tịnh. Đặng an tịnh mới không thù nghịch nhau, mới giữ bền cơ sanh hóa..”

       “Vậy, Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau, nghe à!

       “Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con biết thương yêu nhau trong Thánh đức của Thầy.

       “Sự THƯƠNG YÊU là chìa khóa mở Tam thập lục Thiên, Cực Lạc Thế giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự Thương Yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa Luân hồi”.

       Và: “Mọi sự khó khăn Thầy gánh vác, chỉ cậy các con Thương yêu gắng công độ rỗi”. (TNHT)

       Những lời dạy của Thầy về sự Thương Yêu trên ai cũng đều được biết, có khi đọc thuộc lòng, nói nhanh nhẩu trên miệng. Mỗi khi đọc thuyết Đạo đều đọc vanh vách không sót một chữ nào, kể cả lúc ngừng nghĩ đúng dấu chấm phết, rất hay. Nhưng…thực hiện thì sao? Nhìn lại thực tế thấy: Thật là buồn!

      Gần như mỗi ngày, khi cúng thời hay Đại đàn, Tiểu đàn mọi người đều đọc vang dội Lời Ngũ Nguyện kính dâng hứa cùng Thầy Mẹ và các Đấng là mình sẽ thực hiện cho thật đúng năm lời nguyện dành cho Đạo, cho thế giới, cho nhơn sanh, cho Cơ sở Thánh Thất, cho ngôi Điện Thờ, cho Tổ chức Đạo và cho chính bản thân mình nữa. Riêng bản thân mình là xin Thầy Mẹ và các Đấng tha thứ tội tình cho những lỗi lầm của chúng ta khi còn tại thế. Nhưng để Thầy Mẹ chấp nhận cho các lời Nguyện trên thì chúng ta phải làm gì? – Tất cả là thực hiện bởi lòng THƯƠNG YÊU. Và chúng ta có làm đúng không?

       - Đại Đạo hoằng khai để thế giới có thương yêu.

       - Phổ độ chúng sanh thì phổ độ bằng sự thương yêu.

       - Muốn ơn Trên xá tội cho đệ tử thì người xin phải biết thương yêu chúng sanh.

       - Còn muốn thiên hạ thái bình thì phải phổ hóa lòng thương yêu do mình có trước, làm gương tốt cho mọi người thương yêu như mình.

       - Quan trọng nhứt, muốn cho Thánh Thất an ninh thì mọi người phải hòa ái, thương yêu nhau. Thánh Thất bất an, rối loạn là từ đâu? Cho chính anh chị em trong nhà không thương yêu nhau, gây gổ nhau, chứ không phải do người ngoài nhảy qua rào vào gây sự, phá rối. Tất cả cũng vì không có THƯƠNG YÊU.

       Hãy nhìn vào thực tế đã qua và hiện nay ở khắp các nơi thì chúng ta sẽ thấy rõ:

       - Lúc còn sơ khai, khó khăn thì anh em súm sít nhau cùng lo. Nhưng khi Cơ sở hay Tổ chức vừa hoàn thành xong thì anh chị em trong nhà lại xảy ra bất đồng chia rẻ không còn thấy hiện diện sự THƯƠNG YÊU mà Thầy đã dạy. Là anh em cùng Cha Mẹ Thiêng liêng là phải giữ gìn hai chữ THUONG YÊU của Thầy như món báu vật, nhưng thực tế đa số đều đã buông lơi khỏi tầm tay, còn quăng bỏ bên vệ đường. Miệng thì luôn nói yêu anh mến chị nhưng khi bất đồng ý kiến thì vang to lời chửi rủa thậm tệ, ngay nơi thờ tự, kể cả ở chốn trang nghiêm, trước mặt người ngoại đạo, trên báo chí ngoài Cộng đồng…. làm ô danh cửa Đạo.

        Nhiều Tổ chức Đạo đã trãi qua vô vàn gian lao khổ cực để thành lập như Ban Thế Đạo, Châu Đạo, các Tộc Đạo, các Thánh Thất, Điện Thờ khắp các nơi ở hải ngoại. Những vị đi trước đã hứng chịu bao thăng trầm khổ cực mới hình thành được, rồi những vị đi sau thay vì vun bồi, tô đấp, phát triển cho đẹp xinh hơn. Nhưng chỉ vì tự ái nhỏ nhen, bất đồng ý kiến nhau, sanh ra thù oán, chụp mủ, thốt lời sĩ nhục thậm tệ anh chị em đồng đạo của mình, làm trò cười cho người khác.

        Kết quả hiện nay ai cũng nhận thấy là các Tổ chức rả tan, Cơ sở chia ba sẻ bảy. Ban Thế Đạo còn lại chỉ có mấy vị Hiền Tài trong tổ chức nầy. Châu Đạo cũng đã không còn. Một vài nơi, các vị còn nghe theo lời xúi giục ác nghiệt của kẻ ngoại đạo, lôi nhau ra thưa gởi ở Tòa án đời, hạ nhục anh em mình, quên hẳn hai chữ THƯƠNG YÊU mà Thầy đã dạy. Ai có lời khuyên can thì chụp lên đầu cái nón cối CS để hủy diệt danh dự của anh em trong nhà. Đôi khi có vị lại nói “Nghe theo hai chữ Thương yêu của ai nói đó là CS, vì CS thường nói thương yêu!” Nghe có nghịch lý không? Nên nhớ cho rằng: Hai chữ THƯƠNG YÊU là lời Đức CHÍ TÔN dạy con cái của Ngài, đó là món báu vật Thầy đã trao tận tay cho chúng ta.

       Anh em cùng Cha cùng Mẹ mà không thương yêu thì đi nói với người khác để kêu gọi nhơn loại yêu thương nhau, ai mà nghe cho, uy tín Đạo còn chi đâu mà truyền bá.

        Kính xin quý Huynh Tỷ, Đệ Muội nhìn lại xem có phải vậy không?

        Xin hãy dừng lại ngay bây giờ, để dọn mình trong sạch, ôm giữ lại hai chữ THƯƠNG YÊU của Thầy ban cho mà ươm mầm, gây giống, trồng trọt ngôi vườn ĐẠI ĐẠO CAO ĐÀI được bông xinh, trái tốt mà đem phân phát, cứu độ cho nhơn sanh.

        Đường đi mỗi người chọn theo mỗi cách mà hướng đi chỉ có một mục tiêu: đó là đem sự THƯƠNG YÊU gieo rắc cho nhơn sanh. Tuyệt đối không nên nói xấu bạn đạo của mình là thế này, thế nọ…v..v.càng đào sâu hố chia rẻ. Thấy bạn mình có sơ sót thì lấy sự chân thành ra góp ý, không nghe thì nhờ người khác góp ý để cùng nhau sửa đổi cho tốt. Không nên dùng ẩn danh, lấy tên này tên nọ, không dám dùng tên thật để dễ chửi bới anh em mình, vu khống những điều sai lệch, dựng chuyện không có nói có, có nói không, ít diễn ra nhiều, hạ nhục bạn đồng môn, càng bôi vết nhơ cho Đạo mà thôi.

        Đó không phải là THƯƠNG YÊU. Cha Mẹ Thiêng liêng nhìn xuống thấy con cái như vậy sẽ đớn đau, nhỏ lệ thì có phải là ta thương Cha Mẹ Chung của mình không? Và linh hồn chất chồng thêm tội lỗi, vì gây oán chuốc thù thì liệu khi buông xuôi đôi tay rời bỏ xác trần thì linh hồn có nhẹ mà thanh thãn mà về gặp lại Cha Mẹ đang chờ mình không? Hay vì thù oán, tội lỗi gây ra đè nặng, linh hồn sẽ chìm sâu xuống đáy vực địa ngục mà uổng phí một kiếp sinh.

        Ông bà, Tổ phụ, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qui vị của chúng ta đang “chờ con lập đức giúp huờn ngôi xưa” thì sẽ chờ đến lúc nào khi chúng ta đã bỏ hai chữ THƯƠNG YÊU mà đang ôm nặng khối sân si, cứ gây ra tội ác hoài? Và gia tài để lại cho con cháu về sau là kho tàng đạo đức THƯƠNG YÊU hay một bãi rác nhơ nhớp tội lỗi vì thù ghét mà ta mù quáng gây ra giờ lại chất chồng lên nghiệp số của chúng nó thì tội nghiệp quá đi!

       Chỉ còn 6 năm nữa là Đạo CAO ĐÀI kỷ niệm Bách Niên (100 năm) Khai Đạo. Anh chị em chúng ta hãy nhắc nhau gìn giữ sự thương yêu, xóa bỏ mọi tị hiềm cá nhân nhỏ nhen, đem Danh dự Đạo của Thầy đặt lên trên hết mọi xu hướng chính trị, mọi ý kiến cá nhân hay phe nhóm để ngày Kỷ niệm trên chúng ta hảnh diện mà tuyên bố cùng toàn thế giới rằng mối Đạo cao cả của ông Thầy Trời là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay ĐẠO CAO ĐÀI đã khai sanh đúng 100 năm. Và vào ngày Lễ Đại đàn kỷ niệm nói trên toàn thể chúng ta, những người tín đồ trung kiên của Đạo, sẽ không thấy xấu hổ trước mặt Thầy Mẹ và các Đấng khi nói với Thầy Mẹ là “chúng con đã trau chuốt và truyền bá hai chữ THƯƠNG YÊU của Thầy dặn cho toàn thể các dân tộc trên thế giới. Chúng con đã làm tròn năm lời Nguyện mà chúng con đã đọc dâng lễ mỗi ngày cùng Thầy Mẹ và các Đấng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm, ngày Thầy khai sáng nền ĐẠI ĐẠO, chúng con trân trọng kính dâng lên Thầy Mẹ tấm lòng THƯƠNG YÊU của chúng con.”

        Kính chân thành mong sao nguyện ước chung là chúng ta sẽ THƯƠNG YÊU nhau vì hai chữ THƯƠNG YÊU nầy hết sức cao quý, là mục tiêu của Đạo, là đem cho nhơn loại thấy và hưởng một Thế giới Đại đồng, Hòa bình Nhơn ái. Cuộc đời con người thật là ngắn ngủi. Gặp được Đạo là một đại phúc mà không thực hiện được hai chữ THƯƠNG YÊU của Thầy trao thì thật là vô phúc, lỗi hoàn toàn do ta không chịu thực hiện mà thôi!

       Hãy hành động nêu gương tốt cho con cháu và đồng đạo mới nhập môn tiếp nối bước nhau cùng phục vụ cho Đạo và đem công quả về trình cho Thầy Mẹ.

       Hôm nay, kính trình bạch thư nầy trọn trãi tấm lòng chân thật của Tiện Đệ.

       Kính mong chư Huynh Tỷ, Đệ Muội thông cảm và bỏ qua cho nếu có gì sơ sót.

       Nay kính./.

                                  THI:

                                             Đời hiếp lẫn nhau nỡ chẳng thương!

                                             Thương đời nên mới đến đem đường.

                                             Đường dài vó ngựa tua bền sức,

                                             Sức yếu lòng người khéo để gương,

                                             Gương Đạo noi theo đời Thuấn-Đế.

                                             Đế dân vẹn giữ lối Văn-Vương.

                                             Vương hầu lê thứ, ai là chí?

                                             Chí quyết làm cho thế khác thường.

                                                           (Thi Văn Dạy Đạo-TNHT/Q1)

                                                                     *

 Hiền Tài Hồ Xưa (Thánh Thất San Jose, California, Hoa Kỳ)_____________     


TRĂM NĂM MỘT KIẾP CHƯA VỪA NHỚ THƯƠNG vkp phượng tím

Ảnh Quan Trần: Theo nhau đến chân trời cuối biển )

MỘT lần gặp lại cố nhân
HAI hàng mi ướt bần thần xốn xang!
         BA năm tình muộn đi hoang
BỐN phương tám hướng, bàng hoàng mộng du
         NĂM nào trời cũng mưa ngâu
SÁU bầy ô thước bắt cầu chưa xong...
         BẢY mươi bảy tuổi long đong
TÁM mươi lội suối băng đồng... còn mê
         CHÍN mong mười đợi... người về
MƯỜI đôi (20) năm kế, vẹn thề ước xưa
         TRĂM năm một kiếp chưa vừa...
NGÀN câu ân ái... đong đưa bến tình!
         TRIÊU Thương,
TỶ Nhớ...
 Lung linh!!!

         Saigon tháng 8/2019 vkp phượng tím

Những góc khuất ít ai biết về một Dubai giàu có, tráng lệ

Người ta biết đến Dubai là một đất nước giàu có và xinh đẹp, là thiên đường cho người dân và khách du lịch có thể thăm thú, tận hưởng những dịch vụ và nghỉ ngơi bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, đối lập với sự xa hoa đó, Dubai còn có những góc khuất mà ít người có thể ngờ tới.
Vào năm 2015, cô Shitika Anand, một blogger du lịch đã từng có những ngày trải nghiệm dài hạn khi quyết định chuyển đến sinh sống tại đất nước Dubai tráng lệ này. Qua đó, cô có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống ở thành phố giàu có với hàng loạt kỷ lục thế giới, cả vẻ đẹp bóng bẩy bên ngoài và cả góc khuất phía sau đó.

Người ta biết đến Dubai là một đất nước giàu có và xinh đẹp, là thiên đường cho người dân và khách du lịch
Người ta biết đến Dubai là một đất nước giàu có và xinh đẹp, là thiên đường cho người dân và khách du lịch. (Ảnh qua VNE)

Ở Dubai trong những ngày đầu, Shitika gần như bị choáng ngợp trước sự phồn thịnh của quốc gia vùng Vịnh. “Đó là con đường Sheikh Zayed có 12 làn với những chiếc xe thể thao màu đỏ sáng bóng lao vút. Tiếp đến là tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới, phiên bản vĩ đại của đài phun nước Bellagio ở Las Vegas. Hay thậm chí bạn có thể làm điều không tưởng như bơi cùng cá mập trong hồ bơi tại khách sạn”, cô nói.
Tuy nhiên, trong suốt hành trình khám phá Dubai cô dần dần bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ hoàn toàn không thú vị như cô vẫn tưởng, thậm chí nó đã khiến cô cảm thấy buồn và quyết định rời đi.
Shitika cho biết, Dubai hiện tại vẫn đang tồn tại 3 tầng lớp chung sống và phụ thuộc lẫn nhau tại đây.
Tầng lớp đầu tiên phải kể tới người dân bản địa chính gốc. Họ là người giàu có và thuộc tầng lớp trên cùng. “Du khách thấy những người lái siêu xe trên phố, dắt thú cưng đi dạo chính là họ. Dù nuôi động vật hoang dã được coi là bất hợp pháp ở UAE nhưng đó vẫn là thú chơi phổ biến của giới nhà giàu”, blogger chia sẻ.
Tầng lớp thứ 2 là những công dân nước ngoài giàu có, hay được coi là “bộ não quốc gia”, từ các Giám đốc điều hành tới giám đốc ngân hàng, những người đứng đầu dự án. Họ được mời tới Dubai để làm việc với mức lương rất cao.
Tầng lớp thứ 3 là người lao động nhập cư nghèo. Họ làm ca 14 tiếng mỗi ngày ở những công trường xây dựng giữa sa mạc trong cái nóng 50 độ C. Điều kiện sống của họ vẫn là vấn đề tranh cãi khi 4-5 người cùng chung sống trong không gian như “hộp diêm”. Tuy nhiên, cũng chính sức lao động của họ mang tới cho Dubai vẻ ngoài lấp lánh đầy vinh quang.

Điều kiện sống của họ vẫn là vấn đề tranh cãi khi 4-5 người cùng chung sống trong không gian như “hộp diêm”.
Điều kiện sống của họ vẫn là vấn đề tranh cãi khi 4-5 người cùng chung sống trong không gian như “hộp diêm”. (Ảnh qua Tạp chí Hoa kỳ)

Dưới đây là một vài dẫn chứng về một Dubai hoàn toàn khác mà chúng ta thường biết:

Nơi pháp luật và sự tôn trọng không dành cho người nghèo và người lao động

Nếu bạn vẫn còn lầm tưởng Dubai là một quốc gia không có người nghèo thì bạn đã lầm to. Chỉ 23% số người dân sinh sống tại Dubai được chào đời tại chính Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Phần lớn dân số của thành phố đều là công nhân xây dựng nhập cư từ các quốc gia đang phát triển khác như Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Với giấc mơ đổi đời, không ít người đã tìm đến Dubai xin việc trong những khu nhà máy và dầu mỏ đang mọc lên như nấm.

Phần lớn dân số của thành phố đều là công nhân xây dựng nhập cư từ các quốc gia đang phát triển khác
Phần lớn dân số của thành phố đều là công nhân xây dựng nhập cư từ các quốc gia đang phát triển khác. (Ảnh qua Farhad Berahmann/REX)

Tuy nhiên tất cả đều phải vỡ mộng, họ sẽ bị tịch thu hộ chiếu ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay, khiến họ dù muốn đi cũng không thể, buộc phải trói chân tại nơi này và làm những công việc vất vả. Nói cách khác họ chính là những nô lệ đã được hợp pháp hóa.

Sonapur thực chất là một khu gần thành phố Dubai.
Sonapur thực chất là một khu gần thành phố Dubai. (Ảnh qua DKN)

Những công nhân lao động ấy, họ cũng không hề được đối xử một cách công bằng như người ta vẫn tưởng. Khác với cuộc sống xa hoa giàu có của người dân bản địa, những người công nhân nghèo này có điều kiện sinh hoạt tồi tàn hơn rất nhiều. Mức lương cho một công nhân Dubai chỉ khoảng 200-350 USD/tháng (trong khi đó gói cước điện thoại rẻ nhất ở đây đã chiếm hơn 30 đô la). Để sinh sống ở thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ này, nhiều người không thể thuê nổi một căn phòng để ở. Và Sonapur chính là nơi các công nhân nghèo này buộc phải đặt chân tới, một nơi thậm chí còn không có tên trên bản đồ, rồi dễ dàng bị trói buộc và điều khiển.

Dubai là thành phố của những ông trùm dầu mỏ, nhưng cũng là chốn dung thân của hàng ngàn người dân nghèo.
Dubai là thành phố của những ông trùm dầu mỏ, nhưng cũng là chốn dung thân của hàng ngàn người dân nghèo. (Ảnh qua DKN)

Sonapur còn được gọi với cái tên là địa bàn của những người lao động, bởi có đến 150.000 người đang trú ngụ ở đây, và quây quần cùng nhau trong những khu nhà tập thể chật chội, mất vệ sinh, và nóng bức. Cứ 8 người sẽ được sắp xếp chung sống cùng nhau trong một căn phòng nhỏ, mấy trăm người dùng chung một nhà vệ sinh. Trong ngày mà có đồ ăn thì coi như bạn đã may mắn lắm…

Các lao động nước ngoài đến Dubai với mong muốn tìm được cuộc sống tốt hơn, nhưng họ lại vấp phải một sự thật phũ phàng.
Các lao động nước ngoài đến Dubai với mong muốn tìm được cuộc sống tốt hơn, nhưng họ lại vấp phải một sự thật phũ phàng. (Ảnh qua DKN)

Với đồng lương ít ỏi, nhưng công việc hằng ngày của họ lại vô cùng vất vả và nguy hiểm. Trong khi chính quyền khuyến cáo khách du lịch không nên ở dưới trời nắng trên 48 độ quá 5 phút, thì những người công nhân ở đây lại phải làm việc cật lực dưới nhiệt độ đó suốt 14 giờ liền. Chính vì thế mà tai nạn lao động thường xuyên xảy ra, thậm chí không ít công nhân đã phải bỏ mạng. Và hiển nhiên chính phủ chỉ dùng tiền để che đậy cho vấn đề này.

Đằng sau những kiến trúc đồ sộ tráng lệ là những người công nhân miệt mài, lầm lũi.Đằng sau những kiến trúc đồ sộ tráng lệ là những người công nhân miệt mài, lầm lũi. (Ảnh qua DKN)

Nơi không có tự do ngôn luận

Dubai cũng không phải là một nơi mà bạn có thể tự do trong ngôn luận, điển hình nếu ai đó muốn “phanh phui” một vấn đề nghiêm trọng nào đó, họ sẽ nhận được một cuộc gọi từ “cảnh sát mật Dubai”. Và chính quyền khi đó sẽ đưa ra cho họ hai sự lựa chọn: Im lặng hoặc sẽ mất tất cả và thông thường, hầu hết mọi người đều chọn cách im lặng. Hiện tại, 80% người dân tại Dubai là người nhập cư, nếu không trở nên giàu có thì bạn sẽ không thể trở thành công dân của đất nước này.

Dubai cũng không phải là một nơi mà bạn có thể tự do trong ngôn luận
Dubai cũng không phải là một nơi mà bạn có thể tự do trong ngôn luận. (Ảnh qua DKN)

Dubai cũng là một nơi có chế độ độc tài, về mặt pháp lý, mặc dù Tổng thống là ông Khalifa bin Zayed Al Nahyan, nhưng người nắm quyền quyết định lại là Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, ông đã kiểm soát nền kinh tế nước này theo kiểu “nô lệ” thời hiện đại, lời của ông ta chính là luật pháp và không ai dám phản kháng.

Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng

Dubai cũng không phải là “thành phố trong lành” như chúng ta vẫn tưởng. Dân số tăng liên tục, nguồn nước thiếu thốn, nhưng không vì thế mà người dân nơi đây biết trân trọng nước, hàng ngày hàng giờ nước vẫn bị lãng phí một cách không thương tiếc. Ví dụ, các sân golf ở Dubai một ngày phải tiêu tốn khoảng 4 triệu gallon nước chỉ để tưới cho các thảm cỏ (1 gallon = 3,78541 lít). Con số này khiến các nước nghèo thiếu nước chỉ còn biết nhượng bộ cho thú vui của quốc gia có tiền.

Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. (Ảnh qua DKN)

Thiên nhiên cũng bị tàn phá do nhiều công trình kiến trúc “mọc” lên, quá nhiều ô tô hoạt động, trong khi hệ thống quản lí chất thải từ các nhà máy và xe cộ vẫn chưa được kiểm soát. Tuy vậy nhưng các nhà máy sản xuất không hề quan tâm và chính phủ thì bỏ qua vấn đề này.
Một số điểm trên đường phố Dubai đã khiến du khách phải ngộp thở vì sự ô nhiễm từ khí thải ô tô. Vào mùa xuân và mùa hè, nhiệt độ ở Dubai có thể lên tới 48 độ C, đó còn chưa kể tới độ ẩm cao và ánh nắng mặt trời gay gắt. Bầu trời ở đây cũng chuyển sang màu xám do một lượng lớn khói bụi trong không khí thải ra.
Vấn đề rác thải một cách bừa bãi cũng chưa có biện pháp xử lý triệt để, các nhà máy chỉ dừng lại ở việc thực hiện công tác thu gom mà thôi. 

Nạn mại dâm tràn lan, trong khi hôn nhau nơi công cộng đã bị phạt tù 

Việc nắm tay khi đi trên đường cũng là việc phạm pháp, kể cả khi bạn là khách du lịch thì cũng sẽ bị phạt một khoản tiền lớn. Nếu như bạn hôn nhau nơi công cộng thì thậm chí sẽ bị bắt ngồi tù. Chính vì vậy mà các hành vi quan hệ trước hôn nhân càng không được chấp nhận. Nếu hành vi này bị phát hiện, chúng ta không thể tưởng tượng hình phạt nào sẽ dành cho kẻ vi phạm.

Việc nắm tay khi đi trên đường cũng là việc phạm pháp
Việc nắm tay khi đi trên đường cũng là việc phạm pháp. (Ảnh qua DKN)

Thậm chí trong cách ăn mặc cũng rất khắt khe, một số địa điểm, thánh địa của đất nước Hồi Giáo bắt buộc nam giới phải mặc quần dài và không được phép đeo dây chuyền. Còn đối với chị em phụ nữ mặc đồ dài che kín hết trên cơ thể chỉ để lộ ra cặp mắt mà thôi. 
Phụ nữ cũng chỉ có thể mặc bikini khi trên bãi biển nhưng không nên mặc chúng ở nơi công cộng (thậm chí trên đường đến bãi biển hoặc quay trở lại khách sạn cũng không được).
Tuy nhiên, khi màn đêm buông xuống, Dubai lại có tới khoảng 30 ngàn cô gái hoạt động mại dâm tràn lan đến nỗi cảnh sát nhìn thấy cũng coi như không biết. Do đó, nếu một cô gái đứng một mình tại quầy bar vào buổi tối thì đàn ông Dubai sẽ nghĩ người này bán dâm, do đó khách du lịch cũng cần chú ý!

Trong khi mại dâm thì tràn lan.
Trong khi mại dâm thì tràn lan. (Ảnh qua DKN)

Không được uống đồ có cồn ở Dubai
Là nơi sinh sống của người theo đạo Hồi và rượu là thứ bị cấm sử dụng với những người này nhưng khách du lịch và những ai không theo đạo Hồi vẫn có thể uống chúng. Để mua đồ có cồn, bạn cần một tấm thẻ đặc biệt hoặc hộ chiếu để chứng minh mình là người nước ngoài. Bạn có thể thưởng thức rượu, bia, cocktail trong phần lớn các khách sạn, hộp đêm và các quán bar. Thông thường, các khu vui chơi này đều nằm trong các khách sạn và có khoảng 500 nơi như vậy ở Dubai. Con số này khá ấn tượng với một thành phố đạo Hồi.
Dubai chỉ có các tòa nhà chọc trời

Hai thái cực hoàn toàn đối lập, một phần thành phố là những tòa nhờ trọc trời, phần còn lại là những tòa nhà lụp xụp.
Hai thái cực hoàn toàn đối lập, một phần thành phố là những tòa nhờ trọc trời, phần còn lại là những tòa nhà lụp xụp. (Ảnh qua ngoisao)

Rất dễ để thấy một sự đối lập ở Dubai đầy mộng mơ này chính là bên cạnh những tòa nhà chọc trời 163 tầng, những căn biệt thự xa hoa thì cạnh đó là khu vực của những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nơi có những con người nghèo khổ quần tụ sinh sống.
Dubai là một thủ đô mà người ta ao ước kiến tạo, nhưng ở lâu bạn sẽ nhận ra mọi thứ hào nhoáng, đẹp đẽ chỉ là trên bề mặt mà thôi. Đa số những người lao động ở Dubai đều nói rằng ở đây tất cả đều là giả, từ cái cây ven đường đến nụ cười trên khuôn mặt con người. Giống như lớp vàng sáng bóng được mạ lên bên ngoài tấm kim loại…
Chúc Di (t/h)

But U didn’t

 But U didn’t 

Một gia đình Mỹ gồm hai vợ chồng và đứa con gái chung sống cùng nhau . Khi cô con gái lên bốn thì người cha nhập ngũ và được đưa đến chiến trường Việt Nam.   Người lính tử trận nên đã không trở về.  Người mẹ ở vậy nuôi con đến năm 80 tuổi thì mất. Khi bà qua đời, cô con gái tìm thấy một bức thư trong đồ đạc của mẹ, trong đó có bài thơ "But you didn't"! .

𝑀𝑜̛̀𝑖 𝑞𝑢𝑖́ 𝑎𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑖̣ đ𝑜̣𝑐 𝑐ℎ𝑜̛𝑖 𝑏𝑎̉𝑛 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡  𝐵𝑈𝑇 𝑌𝑂𝑈 𝐷𝐼𝐷𝑁’𝑇  𝑐𝑢̉𝑎 𝑄𝑢𝑎𝑛 𝐷𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑖́𝑎 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖

BUT YOU DIDN’T

Remember the day I borrowed your brand
new car and dented it?
I thought you'd kill me, but you didn't.

And remember the time I dragged you to the beach,
and you said it would rain, and it did?
I thought you'd say, "I told you so" But you didn't.

Do you remember the time I flirted with all
the guys to make you jealous, and you were?
I thought you'd leave, but you didn't.

Do you remember the time I spilled strawberry pie
all over your car rug?
I thought you'd hit me, but you didn't.

And remember the time I forgot to tell you the dance
was formal and you showed up in jeans?
I thought you'd drop me, but you didn't.

Yes, there were lots of things you didn't do
But you put up with me, and loved me, and protected me

There were lots of things I wanted to make up to you
when you returned from Vietnam.

But you didn't.

NHƯNG ANH ĐÃ KHÔNG

Em nhớ ngày em mượn chiếc xe anh
Chiếc xe mới toanh bị em làm móp thủng
Em đã nghĩ thế nào anh cũng
giết chết em . Nhưng anh đã không

Có một lần em kéo anh ra biển
Anh nói rằng trời sẽ đổ cơn mưa
và mưa thật . Em nghĩ rằng anh trách
" đã bảo mà ". Nhưng anh đã không

Có một lần em theo ghẹo các chàng trai
Em khiến anh ghen và anh ghen thật
Em đã nghĩ đang trong cơn ghen tức
anh chia tay em . Nhưng anh đã không


Còn nhớ lần em khiến chiếc bánh dâu
đổ ụp xuống trên sàn xe tung toé
Em vội nghĩ thế nào anh cũng sẽ
đánh đòn em. Nhưng anh đã không

Còn nhớ lần em quên nói với anh
buổi khiêu vũ vô cùng trang trọng
anh xuất hiện chiếc quần jean lạc lõng
em sợ anh bỏ về. Nhưng anh đã không


Vâng có nhiều điều mà anh đã không
Nhưng anh trân quí yêu em và bảo vệ
Cũng có nhiều điều mà lòng em đã hứa
bù đắp anh khi trở lại từ Việt Nam


Em đợi anh về. Nhưng anh đã không


Quan Dương - dịch từ bài thơ "But you didn't. "
August /2019

 (Hoa Huỳnh chuyển)

Xem Thêm :Julia Yllescas Và Tấm Ảnh Của Người Cha Chết Trận Tưởng Như Vẫn Còn Đây

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Khảo Luận về Diêu Trì Kim Mẫu trong tín ngưỡng Cao Đài (Nguyễn Minh Việt Sơn )


I- ĐIỆN THỜ PHẬT MẪU
Trong phạm vi Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh, ngôi đền thứ hai được các tín đồ chiêm bái nhiều nhất sau Toà Thánh là ngôi đền thờ Phật Mẫu (Điện Thờ Phật Mẫu, còn được gọi là Báo Ân Từ). Đền thờ nầy nằm trên con đường chính trên trục Bắc-Nam của nội ô Toà Thánh và gần như nghịch hướng với ngôi đền chính, nơi thờ Thiên Nhãn (Toà Thánh hướng về phương Tây trong khi Điện Thờ Phật Mẫu hướng về phương Đông). Trên phương diện tín ngưỡng, đây là ngôi đền thờ Mẹ (Âm) tạm thời đặt nơi Báo Ân Từ, trong khi Toà Thánh là nơi thờ Cha (Dương) và là một ngôi đền vĩnh viễn. Ngôi đền thờ Mẹ nầy thỏa mãn được nguyện vọng của rất nhiều người tín đồ vốn là dân Trung và Nam Bộ VN, thật thà chơn chất nhưng rất dễ mê tín dị đoan, nhiều khi lại tin tưởng nơi Trời Phật mà không cần nhiều suy nghĩ hay tra hỏi. Nhưng nếu ngồi lại xét suy cho kỹ, chúng ta sẽ thấy một yếu điểm là qua bao nhiêu năm rồi nhưng các tín đồ Cao Đài lại rất ít ai biết nhiều về “Diêu Trì Kim Mẫu” để mà nêu lên thắc mắc là tại sao bà lại đứng vào hàng Phật Mẫu mà nhân loại phải thờ phượng và có phải bà là “Tây Vương Mẫu” đang ngự trên chiếc ngai đâu đó trên trời xanh và được hầu hạ chung quanh bởi chín vị tiên cô xưng gọi là “Cửu Vị Tiên Nương” ? Các tín đồ chưa bao giờ dám hỏi những câu hỏi thành thật chẳng hạn như Phật Mẫu là ai và ảnh hưởng ra sao trong cuộc sống chúng ta ? Cửu Vị Tiên Nương là ai và đang làm gì trong vũ trụ nầy, nơi chúng ta đang sinh sống ? Ngày nay người ta nói đến khoa học và kỹ thuật và chúng ta ai ai cũng nhìn nhận là cuộc sống hiện tại đã bị thay đổi rất nhiều so với trăm năm hay ngàn năm trước. Chúng ta đã và đang sống và hưởng thụ một nền văn minh đầy vật chất như xe hơi, xe điện, máy bay, tàu thủy, điện toán, điện tử, viễn thông, v.v. nhưng xong việc vật chất rồi chúng ta vẫn cứ chui đầu vào các đền thờ để cầu nguyện với những hình tượng của những trăm năm hay ngàn năm xưa cũ mà không hề thắc mắc là những hình tượng đó là gì và các đấng Tiên Phật đó có ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta ? Chúng ta ăn nói thế nào với các nhà khoa học kỹ thuật thời nay về nền tôn giáo của chúng ta ? Ai đang say và ai đang tỉnh trong cuộc sống nầy ? Nếu chúng ta chịu khó mang một chút kiến thức khoa học vào soi sáng trong các đền thờ, chúng ta sẽ thấy rằng những vị thần thánh mà chúng ta thờ phượng xưa nay lại gần gủi với chúng ta nhiều hơn là chúng ta được biết.

II- DIÊU TRÌ KIM MẪU THEO NGHĨA CHỮ HÁN

Một điều chúng ta ít biết nhất là việc thờ phượng Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương trong Cao Đài là do được mang vào từ Ngũ Chi Minh Đạo và nhất là từ Lão Giáo (Tiên Giáo). Đối với Ngũ Chi Minh Đạo (tiền thân của Cao Đài) thì họ quá rành rọt về Hán Tự nên không cần phải giải thích thêm. Với những người Việt bình thường thì có lẽ cần phải xem lại các từ điển Hán Việt mà tham khảo. Chữ “Diêu” ghi trong Điện Thờ Phật Mẫu lại đọc là “Dao” trong phần lớn các quyển Hán Việt Tự Điển nếu các bạn có thắc mắc và tìm kiếm. Quyển Cao Đài Tự Điển [1] của Đức Nguyên Nguyễn văn Hồng có ghi rõ hai chữ Diêu khác nhau: chữ Diêu bộ Ngọc (瑤) và chữ Diêu bộ Thủ (搖). Chữ Diêu hay Dao trong Diêu Trì Kim Mẫu là chữ Diêu bộ Ngọc 瑤 có nghĩa là một loại ngọc quý (ngọc Dao trong thành ngữ cây Quỳnh cành Dao). Trì (池) là một hồ (ao) nước. Kim (金) là màu vàng chói và Mẫu (母) là người mẹ. Như vậy Diêu Trì Kim Mẫu có nghĩa là người mẹ màu vàng chói giống như (hay ở nơi) một hồ chứa đầy ngọc Dao quý giá. Các bạn nhớ lấy nghĩa nầy để rồi sẽ không mấy ngạc nhiên khi tôi nói ra ở phần sau là chữ Diêu Trì Kim Mẫu có ngụ ý ám chỉ nơi Mặt Trời (the Sun). 

Hình 1: Ảnh chụp hình vẽ ở nơi thờ phượng Phật Mẫu trong phạm vi Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh. Phía trên là Phật Mẫu và 13 hầu cận, bên dưới bên trái là Đông Phương Sóc nâng đĩa đào tiên, bên phải là tượng ngài Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đang quì trước Hoa Điện cung nghinh các Tiên Phật giáng phàm.

III- DIÊU TRÌ KIM MẪU XUYÊN QUA TÍN NGƯỠNG CAO ĐÀI Theo tài liệu [2] của Đức Nguyên Nguyễn văn Hồng giải nghĩa về các kinh Thiên và Thế Đạo của Cao Đài, thoạt đầu theo lời ngài Hộ Pháp Phạm công Tắc (nhân ngày hội yến Diêu Trì năm 1947) thì khi mới mở đạo có chín vị nương nương và Phật Mẫu trong Đạo giáo xuống cơ bút làm thơ văn dạy đạo nhưng tuyệt nhiên không nghe nói đến công đức bà Diêu Trì Kim Mẫu. Mãi cho đến một ngày hội yến Diêu Trì nào đó (có lẽ trong lần đầu tiên trong Cao Đài, không rõ năm, có thể là 1926) mới có lời giảng dạy về công đức của bà. Mặt khác, bài kinh Phật Mẫu Chơn Kinh trong Cao Đài lại là một bài kinh tương đối mới, nhận được qua cơ bút ở Báo Ân Đường ở Nam Vang [1][3] chứ không phải du nhập từ Đạo giáo trong Ngũ Chi. Điều lý thú nhất trong bài kinh Phật Mẫu là mặc dù viết bằng chữ Hán Việt, các chữ nầy lại là các từ ngữ khá thông dụng trong tiếng Việt, lại viết bằng thể thơ “song thất lục bát”, một thể thơ được khá nhiều người ưa chuộng trong tiếng Việt. Có thể nói là bài kinh Hán Việt nầy tương đối dễ hiểu chớ không tuyệt đối thuần Hán văn (đọc hơi khó hiểu) như trong các bài kinh nhật tụng Cao Đài (vốn du nhập từ Ngũ Chi Đại Đạo mà chúng ta không biết rỏ là đã có từ lúc nào). Hình 1 là bức ảnh chụp nơi điện thờ Phật Mẫu trong Toà Thánh Tây Ninh. Bức hình nầy được vẽ theo góp ý của ngài Hộ Pháp Phạm công Tắc lúc làm điện thờ ở Báo Ân Từ. Trên cao nhất là hình bà Phật Mẫu cỡi Thanh Loan, bao bọc bởi 13 người hầu cận gồm 9 vị nương nương và 4 người Tiên đồng Nữ nhạc theo hầu. Bên dưới là tượng Ðông Phương Sóc, một vị tiên trong huyền thoại TQ (Trung Quốc), nâng mâm lên nhận đào tiên của bà Phật Mẫu bạn tặng, bên dưới là hình Hoa Điện, nơi vua Hán Vũ Đế làm lễ cung nghinh Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Nương Nương ngày xưa. Cũng theo huyền thoại nầy, vua Hán Vũ Đế là vị vua tôn trọng Đạo giáo nên nhờ một vị Tiên tên là Đông Phương Sóc làm lễ cầu xin Phật Mẫu và Cửu Vị Nương Nương giáng trần. Sự việc xãy ra vào một ngày Trung Thu, Đức Phật Mẫu và đoàn tuỳ tùng đến Hoa Điện ban đào tiên cho nhà vua do lòng thành của ông và do lời thỉnh nguyện của Đông Phương Sóc.

IV- HƯ THẬT CỦA NGÀY HỘI YẾN DIÊU TRÌ LẦN ĐẦU TIÊN

Như vậy ngày lễ Hội Yến Diêu Trì lần đầu tiên là ngày lễ Khánh thọ của vua Hán Vũ Đế năm nhà vua 61 tuổi (cũng là ngày Trung Thu). Nếu tính ra nhà vua mất đi năm 87 BC lúc nhà vua 70 tuổi thì năm nhà vua 61 tuổi là năm 96 BC (năm 96 trước công nguyên hay trước chúa giáng sinh). Bỏ qua huyền thoại về việc Diêu Trì Kim Mẫu cùng 13 người hầu cận cởi Thanh Loan giáng xuống Hoa Điện do lời thỉnh nguyện của vua Hán Vũ Đế và Đông Phương Sóc, thì có thể trên thực tế ông Đông Phương Sóc, một người tu theo Lão giáo (còn gọi là Tiên Giáo hay Đạo Giáo) mà cũng là một cựu quan nhà Hán, chính là người đã mang tín ngưỡng về Diêu Trì Kim Mẫu sang TQ từ miền Viễn Tây vì lúc đó các nước nhỏ ở vùng Thanh Hải, Tân Cương hiện nay đều là chư hầu của TQ. Cũng nên nhắc lại là Lão Tử, thủy tổ của Đạo Giáo cũng là người xuất thân từ phương Tây TQ. Như vậy thì bức tranh về Phật Mẫu trong Báo Ân Từ hiện nay có thể chỉ là một phiên bản của bức hình vẽ kỷ niệm ngày Hội Yến Diêu Trì đầu tiên tổ chức ở Hoa Điện vào ngày Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch) năm 96 BC, tức là 2012 năm trước năm 1926, năm khai đạo của Cao Đài. Theo tài liệu Cao Đài [3] thì ngài Hộ Pháp Phạm công Tắc đã cho vẽ bức hình thờ Diêu Trì Kim Mẫu theo một bức hình của bà Phối Sư Hương Hiếu trong đó có hình tượng vua Hán Vũ Đế quì đón Tiên Phật giáng trần. Có thể nào bức hình nầy cũng giống như các hình ảnh để thờ Phật Mẫu trong các ngôi đền Lão Giáo hay Tam Giáo (Phật Khổng Lão) ở TQ từ hơn hai ngàn năm nay ? Rất tiếc tôi chỉ có một kiến thức giới hạn về Hoa ngữ cũng như về lịch sử tôn giáo của TQ nên không thể đào sâu hơn về đề tài nầy, mong các bạn nào đó giúp sức nếu có thể.
V- HÁN VŨ ĐẾ VÀ NGÀI CAO THƯỢNG PHẨM

Sự khác biệt giữa bức hình trong đền thờ Phật Mẫu ngày nay và hình tượng kỷ niệm ngày Hội Yến Diêu Trì của năm 96 BC là hình tượng ngài Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư được dựng lên để đón tiếp Phật Mẫu thay vì hình tượng vua Hán Vũ Đế. Việc ngài Hộ Pháp Phạm công Tắc giải thích rằng hai người, Hán Vũ Đế và Cao Thượng Phẩm, đều xuất thân từ chơn linh của Hán Chung Ly, một vị tiên trong Bát Tiên trong huyền thoại Lão giáo, xem ra hơi huyền bí trong thời hiện đại. Hán Chung Ly (không có tiểu sử rõ ràng) hình như sinh ra sau Hán Vũ Đế. Xét ra thì có một điểm rất mơ hồ là qua tiểu sử thì hai người Hán Vũ Đế và Cao Thượng Phẩm lại hoàn toàn khác nhau về các hoạt động trong đời. Thử tìm đọc lịch sử TQ [4] về Hán Vũ Đế thì chúng ta sẽ thấy rằng mặc dù Hán Vũ Đế có công đã mở mang bờ cõi TQ, chinh Tây, bình Nam, đánh Đông, dẹp Bắc, nhưng điều căn bản là ông ta không phải là một người có lòng nhân đạo nếu không nói là một người tàn ác vô cùng. Chính ông ta gây chiến với Hung Nô phương Bắc, dẹp các xứ nhỏ tiền thân của Triều Tiên phía Đông, chiếm nước Nam Việt tiêu diệt hậu duệ của vua Triệu Đà, chiếm Mân Việt phía Nam, đặt ách chinh phục lên các bộ lạc miền Thanh Hải, Tân Cương phía Tây. Trong hàng các bạo chúa, ông ta xứng đáng rất ngang vai vế hay có thể còn hơn cả Tần Thủy Hoàng (và có thể hơn cả Mao Trạch Đông sau nầy) hay thậm chí có thể nói còn tàn bạo hơn cả Stalin. Chính ông là người đã ra lệnh cấm các chiến sĩ của ông không được rút lui khi thua trận, ép buộc họ vào những cái chết thê thảm trên chiến trường thay vì đầu hàng hay rút lui để rồi dòng họ cũng sẽ phải bị ông tru di tam tộc. Một thí dụ quan trọng là việc tướng Lý Lăng, một vị tướng tài đã lập biết bao nhiêu công trạng với nhà Hán, nhưng lúc sa cơ thất thế tàn quân bị bao vây bởi quân Hung Nô đông gấp mấy mươi lần, vì muốn cứu mạng các binh sĩ cuối cùng chung quanh ông mà ông phải chịu đầu hàng quân Hung Nô. Sử chép lại là khi vua Hán Vũ Đế nghe tin nầy liền ra lệnh tru di gia tộc Lý Lăng trước các cặp mắt kinh khiếp của các triều thần. Hơn thế nữa, khi Tư Mã Thiên dâng sớ xin giảm tội cho Lý Lăng thì chính Tư Mã Thiên lại bị buộc tội phải chịu cung hình (hoạn hay thiến), một trong những hình phạt nặng nề nhất thời bấy giờ. Tư Mã Thiên là một sử gia đầu tiên nổi tiếng nhất không những trong lịch sử TQ mà lịch sử thế giới đương thời. Tôi nghĩ đạo Cao Đài không nên và không bao giờ nên đồng nhất ngài Cao Thượng Phẩm cùng với bạo chúa Hán Vũ Đế, và dĩ nhiên không ai muốn theo như bức hình tham khảo của bà Hương Hiếu mà khắc tượng Hán Vũ Đế để thờ trong các Điện Thờ Phật Mẫu Cao Đài ngày nay. Việc dùng tượng ngài Cao Thượng Phẩm thay tượng Hán Vũ Đế trong điện thờ là điều có thể chấp nhận được nhưng việc đồng nhất hai nhân vật nầy với nhau về mặt tâm linh là điều xét ra không được ổn cho lắm.
VI- TÌM HIỂU VỀ PHẬT MẪU QUA BÀI PHẬT MẪU CHÂN KINH
Thử đọc bài kinh trong những câu đầu, chúng ta thử nghĩ xem bài kinh mô tả điều gì trong thế giới mà ta đang sống:

Tạo-Hóa Thiên Huyền-Vi Thiên-Hậu,
Chưởng Kim-Bàn Phật-Mẫu Diêu-Trì

. Sanh quang dưỡng-dục quần-nhi,
Chơn-linh phối nhứt thân vi Thánh hình.
Thiên-Cung xuất Vạn-linh tùng pháp,
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh.
Càn Khôn sản-xuất hữu hình,
Bát hồn vận-chuyển hoà thành chúng-sinh.

Câu thứ ba, “sanh quang dưỡng dục quần nhi” miêu tả rất rõ ràng người mẹ phát ra luồng ánh sáng có chứa sự sống để nuôi nấng con cái của mình. Câu thứ tư, “chơn linh phối nhất thân vi thánh hình” nói về sự duy nhất của chơn linh người mẹ có dạng hình của một bậc Thánh. Ngày nay khoa học của nhân loại đã tương đối tiến triển khá xa và hầu như tất cả các học sinh trung hay tiểu học đều biết rằng mặt trời là trung tâm của thái dương hệ mà trái đất là một trong những hành tinh quay chung quanh. Ánh sáng đến từ mặt trời có chứa nguồn năng lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của vạn vật trên trái đất nầy. Nếu nói về người mẹ có nguồn ánh sáng để dưỡng dục đám con cái trên quả đất nầy, có lẻ không ai xứng đáng hơn là mặt trời. Trên phương diện khoa học hiện tại, người ta chỉ nhận ra mặt trời là một khối vật chất nhưng không ai nghĩ đến việc đây là một chơn linh vĩ đại trong vũ trụ đang làm một nhiệm vụ lớn giao phó bởi Thượng Đế : sinh thành và nuôi nấng các linh hồn bé nhỏ để rồi giúp đở chúng trên đường tiến hoá lên mà trở về với Thượng Đế. Chúng ta nên nhớ rằng không phải chỉ có loài người mới là đám “quần nhi” mà mặt trời đang nuôi nấng mà trong đó có cả đất đá, thảo mộc, côn trùng và cầm thú cũng đều là các đẳng cấp thấp hơn trong đám “quần nhi” của Phật Mẫu vậy. Đọc đến đây các bạn có nhận ra sự tương quan giữa Phật Mẫu và Mặt Trời rồi chứ ? Rất đúng, tôi nghĩ và tin rằng Mặt Trời chính là Phật Mẫu miêu tả trong các bài kinh. Bốn câu thơ còn lại cũng miêu tả đúng hình ảnh cũng như vai trò của Mặt Trời trong cỏi Thiêng Liêng. Câu thơ cuối có chữ “Bát Hồn” mà theo cơ bút Cao Đài, ngài Cao Thượng Phẩm có giải thích như sau: “Trong Càn Khôn Vũ Trụ có 8 đẳng Chơn hồn là: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn”. Rất rỏ ràng là Mặt Trời đang làm việc vận chuyển Bát Hồn để tạo ra chúng sinh trên trái đất nầy. Mặt Trời (Sun) chính là bình diện về thể chất của đấng Phật Mẫu mà chúng ta đang thờ phượng, bên trong khối vật chất vĩ đại nầy mới là chơn linh vĩ đại của Người. Nói cách khác thì Mặt Trời cũng chính là Đức Mẹ trong các tôn giáo khác mà chúng ta hằng biết. Câu thơ cuối của bài kinh, “Nhất triều nhất tịch kỉnh bài mộ khang” (mỗi buổi sáng hay mỗi hoàng hôn xin kính gửi lên lời thăm hỏi) một lần nữa xác nhận sự tương đồng giữa Mặt Trời và Đức Phật Mẫu trong bài Phật Mẫu Chơn Kinh. Trong bài kinh xưng tụng công đức của Diêu Trì Kim Mẫu, xét lại hai câu kinh sau:
Mớm cơm vú sữa cũng tay,
Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công”.



Ai dưỡng sinh, ai đùm bọc cho đám vạn linh trên cỏi trần nầy nếu không phải là “Mặt Trời” ?
VII- ĐỨC PHẬT MẪU VÀ CỬU TRÙNG THIÊN
Trong một bài viết vừa qua, tôi có vạch ra sự hiện hữu vật lý (physical existence) của Cửu Trùng Thiên và Diêu Trì Kim Mẫu [5]. Theo kinh từ Nhất Cửu đến Cửu Cửu, các linh hồn đắc đạo hay được ân xá sẽ phải mất 9 x 9 = 81 ngày để di chuyển từ mặt đất lên đến Mặt Trời và các linh hồn có thể ở dưới dạng hoà hợp lý tưởng của hai lớp Khí và Thần (trong Cao Đài nhiều khi lại dùng hai chữ Chơn Thần cho lớp Khí hoặc lớp Thần-Khí và Chơn Linh cho lớp Thần thuần tuý, rất dễ bị nhầm lẫn với nhau). Cửu Trùng Thiên tiêu biểu cho 9 cõi trời ngay trên đầu chúng ta mà có lẻ chúng ta vẫn chưa kiểm nhận được các tầng trời nầy, đơn giản là vì chúng ta sinh ra không có trong cơ thể một cảm quan để nhận thấy. Có thể nền khoa học của nhân loại sẽ có ngày biết được nhiều thêm về 9 cõi bên trên và đây là đề tài nghiên cứu khoa học mới mẻ cần sự chú trọng bởi lớp hậu sinh Cao Đài trong tương lai. Tôi hy vọng họ sẽ dùng lý trí khoa học của chính mình (món quà quí của Thượng Đế và Phật Mẫu ban cho) để tìm hiểu một cách khoa học chứ không phải là việc gì cũng dùng cơ bút hay đồng bóng như các bậc tiền bối đã làm trong quá khứ. Như tôi và nhiều người khác đã khẳng định, cơ bút và đồng bóng là những con dao hai lưởi vô cùng nguy hiểm vì chúng ta không biết rỏ và không nhận thức được cái gì ẩn khuất bên trong. Tiên Phật, Thần Thánh hay Ma Quỉ ? Đúng là thật giả khó phân ! Hình 2 ghi lại cấu trúc của Cửu Trùng Thiên theo các bài kinh Thiên Đạo của Cao Đài (theo phàm ý của chính tôi), chỉ có một điều không rõ là Diêu Trì Kim Mẫu nằm trong tầng trời thứ 9 hay nằm trên tầng trời thứ 9 mà thôi [5]. Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương chính là Mặt Trời và chín vị Thiên Thần đang cai quản 9 từng trời. Trên phương diện hữu hình, chúng ta chỉ thấy Mặt Trời chứ chưa từng thấy được 9 vị Thiên Thần nầy, chỉ biết được qua các huyền thoại tôn giáo.

Hình 2: Cấu trúc Cửu Trùng Thiên (chín từng trời bao bọc chung quanh địa cầu) theo như trong chín bài kinh cửu cửu của Cao Đài dùng để tụng cầu siêu cho người chết. Phải mất 9x9=81 ngày cho linh hồn vượt qua khỏi Cửu Trùng Thiên.

VIII- THAY LỜI KẾT
Ngày xưa khi tôi đi học tiểu học ở Đạo Đức Học Đường trong khuôn viên Toà Thánh Cao Đài ở Tây Ninh, tôi nhớ có một năm đó ông giáo dạy học dẫn cả lớp vào trai đường ăn bánh trái vào một ngày sau ngày lễ Hội Yến Diêu Trì, ông giáo bảo chúng tôi là chúng tôi đang nhận lộc ban phát từ Phật Mẫu và muốn chúng tôi phải cầu nguyện tạ ơn Phật Mẫu. Thú thật chúng tôi lúc bé cũng chẳng biết Phật Mẫu là ai. Khi lớn lên, mỗi lần đọc đến bài kinh Phật Mẫu Chân Kinh và bài Tán Tụng Công Đức Phật Mẫu, tôi liên tưởng ngay đến Mặt Trời. Tôi từng có ý tưởng nghĩ rằng Cửu Vị Tiên Nương là 9 hành tinh đang du hành chung quanh Mặt Trời cho đến khi tôi chợt nhận thức ra là 9 hành tinh nầy không có liên hệ gì đến các bài kinh của Cao Đài và định nghĩa về các hành tinh nầy cũng thay đổi theo nhận xét của các cộng đồng khoa học thiên văn. Điều thú vị nhất là trong thần thoại Hi Lạp ngày xưa cũng có 9 vị tiên nương chị em với nhau (The Nine Muses in Greek Mythology) và cùng là con của thần Zeus (Thượng Đế, theo tin tưởng của người Hi Lạp ngày xưa). Những điều mà nhiều người Cao Đài nghĩ là chỉ riêng có trong Cao Đài lại được biết đến từ lâu bởi các hiệp hội hay các tôn giáo xưa cũ hơn. Thí dụ như:
⁃ Thiên nhãn đã là biểu tượng của Thượng Đế từ 10 ngàn cho đến 50 ngàn năm nay qua các nền tôn giáo cổ xưa và đã từng xuất hiện trên quốc huy Mỹ từ năm 1776, tức là 150 năm trước ngày khai đạo Cao Đài (1926).
⁃ Cửu Trùng Thiên ít ra được biết đến bởi Freemasonry và người Mayan từ thuở xa xưa. Cửu vị Tiên Nương cũng đã từng được biết qua trong thần thoại Hi Lạp.
⁃ Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đã có từ thời vua Hán Vũ Đế từ 96+2018=2114 (hai ngàn một trăm mười bốn) năm nay. Vẫn biết là trong Cao Đài chúng ta có một vũ trụ quan tương đối mới, chẳng hạn như Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới và Thất Thập Nhị Địa. Tuy nhiên, xét cho kỹ thì Tam Thập Lục Thiên có thể từng được biết đến bởi Đạo (Lão) Giáo từ ngàn xưa và cũng có thể cũng từng được biết đến bởi Freemasonry. Tam Thiên Thế Giới lại từng được nghe qua trong Phật Giáo. Chúng ta nói đến Thất Thập Nhị Địa mà địa cầu chúng ta đang ở là địa cầu thứ 68 (có thể chúng ta học lại từ Lão Giáo trong Ngũ Chi) nhưng nhở có ai hỏi địa cầu thứ 67 hay 69 ở nơi đâu thì chúng ta sẽ không biết làm sao mà trả lời. Đâu là hư và đâu là thật ? Chúng ta thiếu những dữ kiện cần thiết để biện minh cho các điều mà chúng ta tin tưởng, không lẻ chúng ta lại phải nhờ cậy vào cơ bút hay đồng bóng mà tìm ra các câu trả lời hay sao ? Nói tóm lại, chúng ta có trong tay các bộ kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, chúng ta lại còn có Tân Luật và Pháp Chánh Truyền, phần lớn nhờ vào phương tiện cơ bút, nhưng chúng ta thiếu chứng cứ khoa học cần thiết để giải thích cho người khác về sự tin tưởng trong tôn giáo của chúng ta. Biết đâu trong tương lai nền Đại Đạo của chúng ta nếu phải mai một có thể cũng vì những điều nầy mà ra ? Nghĩ cho kỹ, chúng ta không biết cái đẹp cái quí của những cái chúng ta có và không chịu tìm hiểu thêm về những cái đó mà chúng ta lại thích nói đến những cái mà chúng ta chỉ biết một cách hời hợt sơ sài và nhiều khi thiếu khoa học để minh chứng. Nhân loại dựng nên một nền khoa học ngày nay căn cứ trên những phương pháp suy diễn ra từ trí tuệ. Trừ phi nền văn minh của nhân loại bị sụp đổ hoàn toàn bởi thiên tai hay chiến tranh, tất cả các tôn giáo nếu muốn tồn tại sẽ phải dựa vào khoa học và kỹ thuật của nhân loại chứ không thể nào đi theo những con đường khác biệt như từ vài ngàn năm nay. Đạo Cao Đài xét ra không thể tránh khỏi điều nầy. Trong tương lai, tôi nghĩ rằng sự hợp nhất của tôn giáo, chánh trị, khoa học và kỹ thuật là chuyện tất nhiên, chắc chắn sẽ xảy ra ở một lúc nào đó trong quá trình tiến triển của trí tuệ nhân loại. Phải chăng Thượng Đế lập nên đạo Cao Đài để tạo ra một nền mống cho sự hợp nhất hoàn hảo nầy trong tương lai ?

IX- THAM KHẢO
[1]- Đức Nguyên Nguyễn văn Hồng, Cao Đài Tự Điển, quyền 1 và 2, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Toà Thánh Tây Ninh, phổ biến dưới dạng PDF trên Internet qua Thánh Thất Sydney, Australia, ấn bản 2012. 

[2]- Đức Nguyên Nguyễn văn Hồng, Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Toà Thánh Tây Ninh, phổ biến dưới dạng PDF trên Internet qua Thánh Thất Sydney, Australia, ấn bản năm 2000 ở California. 
3]- Kim Hương, Báo Ân Từ Hội Yến Diêu Trì Cung, Thánh Ngôn Sưu Tập, 1929-1969, ấn bản California 2013, phổ biến dưới dạng PDF trên Internet. 
4]- Tiểu sử Hán Vũ Đế, Wikipedia trên Internet.
[5]- Cùng tác giả với bài nầy, “George Washington, Freemasonry, đền thờ Thánh Kukulkan, đạo Cao Đài và Cửu Trùng Thiên”, Personal Note, March 2018. 

* Đền Báo Ân Từ Tai Tòa Thánh Tayninh
*Tượng thờ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương nơi Báo Ân Từ

THÔNG BÁO MỚI NHẤT VỀ LÒ MICROWAVE

18/8/2019
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chấm dứt sản xuất và loại bỏ lò vi sóng ở nước này trước cuối năm nay. Tất cả công dân và tổ chức không đáp ứng yêu cầu đang phải đối mặt với án tù từ 5 đến 15 năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

Lý do cho lệnh cấm vi sóng ở Vùng đất mặt trời mọc là nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Hiroshima, những người đã phát hiện ra rằng hơn 20 năm sử dụng lò vi sóng có sóng phóng xạ gây hại cho sức khỏe của người dân hơn là bom hạt nhân mà máy bay Mỹ thả vào tháng 9 năm 1945.
Theo kết luận của các chuyên gia, thực phẩm được làm nóng trước trong lò vi sóng có những rung động không thuận lợi, không phù hợp với nhịp điệu phổ quát.
Tất cả các nhà sản xuất lò vi sóng lớn nhất tại Nhật Bản đã đóng cửa cac công xưởng nơi sản phẩm được sản xuất. Năm 2021, việc chấm dứt sản xuất lò vi sóng sẽ được công bố tại Hàn Quốc, Trung Quốc có kế hoạch từ bỏ loại thiết bị này. Một hội nghị về phòng chống ung thư đã được tổ chức tại Trung tâm Kashira Onco. Dưới đây là các khuyến nghị được thực hiện ở phần cuối của nó: 
Nói KHÔNG!
1. Bơ tinh chế
2. Sữa có nguồn gốc động vật (không phải của gia đình)
3. Khối thực phẩm (gia vị "Bouillon" (wink)
4. Soda (32 lát đường mỗi lít!)
5. Đường tinh luyện
6. Lò vi sóng
7. Không được chụp quang tuyến vú trước khi sinh ngoại trừ siêu âm (rõ ràng là siêu âm được ngụ ý).
8. Đồ lót quá chật (áo ngực!)
9. Không dùng chút rượu nào cả
10. Thực phẩm tan băng
11. Không sử dụng nước trong tủ lạnh trong chai nhựa
12. Thuốc tránh thai (thay đổi hệ thống nội tiết tố của người phụ nữ và kích thích ung thư)
13. Xịt khử mùi. Nguy hiểm đặc biệt được sử dụng sau khi cạo râu.
14. Đường dưới mọi hình thức (tế bào ung thư ăn chủ yếu là đường).
15. Bệnh nhân ung thư, loại trừ đường từ chế độ ăn uống của họ, thấy rằng căn bệnh đã biến mất và có thể sống lâu: đường = kẻ thù nguy hiểm.
16. Một ly bia được xử lý trong cơ thể trong 5 giờ, lúc này các cơ quan và hệ thống luôn phải hoạt động ở tốc độ cao.
Nói ngay CÓ
1. Rau
2. Mật ong điều độ thay vì đường
3. Protein thực vật (đậu thay vì thịt)
4. Hai ly nước khi bụng đói trước khi đánh răng - nước ở nhiệt độ phòng có cùng nhiệt độ với cơ thể chúng ta sau khi thức dậy
5. Đồ ăn ấm (không nóng)
6. Nước ép chống ung thư số 1: nha đam + gừng + rau mùi tây + cần tây + quả mâm xôi (giữa dứa), trộn và uống khi bụng đói.
7. Nước ép chống ung thư số 2: kem chua / guanabana (không hạt) + quả mâm xôi (giữa quả dứa)
8. Ăn cà rốt sống hoặc luộc hoặc ép nước trái cây mỗi ngày.
Lưu ý:
Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ đã tìm thấy câu trả lời cho nguyên nhân gây ung thư:
1. Không uống trà từ cốc nhựa (cốc).
2. Không ăn bất cứ thứ gì nóng từ túi giấy hoặc nhựa (như khoai tây chiên).
3. Không cho thực phẩm vi sóng vào đĩa nhựa.
Chúng tôi nhắc nhở bạn:
-Khi nhựa được làm nóng, hóa chất được giải phóng có thể gây ra 52 loại ung thư.
-Tránh uống Coca-Cola cùng dứa hoặc sau khi ăn một quả dứa như một món tráng miệng.
-Không trộn nước ép dứa với Coca.
Hỗn hợp này gây chết người! Mọi người chết vì điều này, và họ lầm tưởng rằng họ đã bị đầu độc .... Họ là nạn nhân của sự thiếu hiểu biết về loại cocktail gây tử vong này!
-Không uống thuốc với nước lạnh
-Không ăn đồ ăn vặt sau 17:00
-Uống nhiều nước vào buổi sáng, ít hơn vào buổi tối
-Không giữ tư thế nằm ngang ngay sau khi ăn và uống thuốc.
-Trả lời cuộc gọi bằng cách giữ điện thoại bên tai trái của bạn
Khi pin điện thoại của bạn gần hết, đừng nhấc điện thoại lên, vì bức xạ bức xạ mạnh hơn 1000 lần, hơn khi đang sạc pin.
Truyền những thông tin này cho những người bạn yêu thương. Làm điều đó, bởi vì lòng tốt không tốn kém gì.
(V.Nga chuyển)

Bắt nạt trí tuệ – Một hình thức bạo lực tinh thần không phải ai cũng nhận ra

Khi nghĩ đến tình trạng bắt nạt trẻ em, chúng ta thường liên tưởng đến hình ảnh của một đứa trẻ yếu đuối bị chế giễu đến phát khóc, hoặc bị bạo hành thể xác tàn bạo bằng một hình thức nào đó. Tuy nhiên có một hình thức bạo lực tinh thần khiến một đứa trẻ vô tội bị xấu hổ, bẽ mặt – đó là dùng trí tuệ nổi trội hơn và để khống chế chúng.



Có một hình thức bạo lực tinh thần khiến một đứa trẻ vô tội bị xấu hổ, bẽ mặt – đó là dùng trí tuệ nổi trội hơn và để khống chế chúng. (Ảnh: Giadinhvatreem)

So với hai hình thức bắt nạt phổ biến đã nêu, hình thức bắt bạt này tinh vi hơn, mang tính chế giễu nhiều hơn nhưng lại ít được biết đến hơn. Rohban Zahid đã nói thế này: “Người ta dường như quên mất một điều là mấy tên ác ôn chuyên hành hạ, bắt bạt những học sinh kém thông minh hơn”. Và tác giả này tiếp tục đưa ra một nhận xét sâu sắc hơn (một lời phê phán?) về nền văn hóa trọng nhân tài của chúng ta.
“Các cá nhân trong xã hội được xếp vào một ‘trật tự trí tuệ’ do các con số và chữ cái xác định – hay chính là điểm số các môn học, rồi điểm trung bình của học sinh. Vấn đề nảy sinh… khi các cá nhân ở top đầu của hệ thống phân cấp này được phép (một cách vô lý) coi thường học sinh ở phía top dưới. Chính điều đó tạo ra… bạo lực trí tuệ, chính là sự quấy rối về tình cảm và tâm lý mà người này gây ra cho người kia dựa trên sự hiểu biết trí tuệ của người đó. Bạo lực trí tuệ không khác gì với bạo lực thể xác vì nó có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến lòng tự tôn của người đó”.
Vì thế, làm cách nào chúng ta có thể đưa ra định nghĩa tốt nhất cho hình thức bắt nạt đang ngày càng phổ biến này? Dưới đây là một số định nghĩa khả thi từ các trang web:
“Những kẻ bạo lực trí tuệ theo tôi nghĩ là những người thực sự thông minh hơn (có chỉ số IQ cao hơn), những người có kiến thức sâu rộng hơn trong một lĩnh vực nhất định và thường hay coi nhẹ, coi thường, lạm dụng tinh thần và tình cảm, và chơi khăm người khác. Và lạ lùng thay, chúng ta lại tôn vinh những người này trên các chương trình tivi, và không coi đó là một hình thức bắt nạt”. (Quora, Có phải chúng ta đang nhân từ với bạo lực trí tuệ hơn bạo lực thể chất không?, 2014).
Joe Bouchard đã đưa ra một định nghĩa khác cho hiện tượng bắt nạt này: “Bạo lực trí tuệ thường gắn với việc hạ mình, chiếu cố người khác. Nỗi bất an của họ được che giấu bằng những từ đao to búa lớn, những câu nói trừu tượng, kiêu ngạo. Hành vi của họ cũng thể hiện niềm tin rằng họ thông minh hơn so với đối thủ. Họ thích làm cho người khác cảm thấy thấp kém hơn mình”. (Bảng xếp hạng các loại bạo lực, Corrections.com, 2010).
Cuối cùng, hãy xem xét định nghĩa sâu sắc và súc tích của Urban Dictionary: “Một người cực kỳ thông minh sử dụng trí tuệ của mình với thái độ hách dịch bẩn thỉu”.
Là một nhà tâm lý học, tôi đã phát hiện ra rằng một số khách hàng giỏi giang, tài năng của tôi đã bù đắp (hoặc là thực sự bù đắp hơi quá) cho cảm giác thấp kém về tình trạng sức khỏe, kinh tế, xã hội thời thơ ấu bằng một cách – đó là chế nhạo hoặc nói xấu những người thể hiện sự kém cỏi trong học hành. Sự khôn ngoan và lấn át về trí tuệ ấy hầu như không giúp họ nổi tiếng nhưng lại góp phần che giấu nỗi bất an của họ trong các lĩnh vực mà họ cảm thấy yếu kém hơn bạn bè mình.
Ví dụ, về mặt thể chất, cơ thể họ nhỏ bé, tay chân lóng ngóng, cho nên họ cảm thấy mình kém cỏi đến đau lòng. Hoặc họ xuất thân trong một gia đình nghèo khó, và những bộ quần áo họ mặc phản ánh mức thu nhập thấp hay địa vị tầng lớp dưới của họ trong xã hội.
Đó là một cơ chế đối phó, đặc biệt là vì họ thường bị chế giễu là những người tầm thường. Ít nhất họ có một cách (hoặc một vũ khí) để giảm bớt tổn thương và bảo vệ lòng tự trọng mong manh của họ. Đối với những người nhạy cảm và dễ phản ứng lại, họ thường không có đủ cả thể trạng và sức mạnh để trả đũa lại những người thường bắt nạt họ.
Cho nên, họ sử dụng trí tuệ vượt trội để làm giảm đi việc nghi ngờ bản thân, bảo vệ cái tôi mong manh, và họ đã vượt qua được kẻ thù của họ bằng sự khôn ngoan cũng như kỹ năng ăn nói lanh lợi của mình. Hơn nữa, nếu họ có thể tìm thấy những người bị gọi là “tầm thường” khác để cùng chơi, họ có thể tránh được cảm giác đau lòng vì bị bạn bè tẩy chay.
Vậy thì, mối nguy hiểm cuối cùng trong tất cả những điều này là gì? Làm thế nào mà cuối cùng thì chính những kẻ bạo lực trí tuệ này lại tự làm hại mình khá nhiều, hoặc thậm chí nhiều hơn, mục tiêu của họ?
Đơn giản thôi, ít nhất là đối với nhiều khách hàng giỏi giang mà tôi đã làm việc cùng (một số người ban đầu không ngừng cố gắng hạ bệ tôi!), việc công kích bằng lời nói, lúc mới đầu là để bảo vệ sự tự tin mong manh của họ, giờ đã trở thành thói quen – một phần quan trọng trong hành vi của họ. Và việc đó đã làm suy yếu đáng kể, thậm chí là phá hủy các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của họ. Mặc dù không cố tình nhưng việc thường xuyên hạ thấp người khác để khiến mình cảm thấy nổi trội đã xúc phạm và làm phật lòng những người (bị cho là) kém hơn họ. Đổi lại, những người bị xem thường, cảm thấy bị chèn ép do bạo lực trí tuệ như thế thường là mặc kệ hoặc tìm cách trả thù những người đã bắt nạt mình.
Đặc biệt nếu những người bị hại ở vị trí cấp dưới, hay bị giám sát, họ có thể giải tỏa sự giận dữ và oán hận của họ một cách thụ động – và trả thù ngược lại những người bắt nạt họ. Và việc bộc lộ cơn tức giận đó đem đến kết quả là việc đe dọa chức vị lãnh đạo của cấp trên. Nói tóm lại, các nạn nhân của nạn bạo lực trí tuệ đã cố gắng khiến những kẻ bắt nạt họ cũng trở thành nạn nhân. Hơn nữa, với những kẻ bắt nạt trí tuệ, sự thấu cảm thường kém phát triển, họ phải dựa vào năng lực trí tuệ của mình để cảm thấy tốt hơn người khác. Lúc đó, chính họ sẽ phải đối mặt với một nghịch cảnh mà chính trí tuệ của họ đã khiến họ không thể nào đối phó hiệu quả. (Gần như tình cờ, chính là gậy ông đập lưng ông).
Vậy vấn đề đạo đức trong tất cả những điều này thì sao? Bất cứ điều gì đã từng thích hợp để bù đắp cảm giác thiếu thốn của một người nào đó sau này đều có thể trở nên không phù hợp. Do đó, những kẻ bạo lực trí tuệ không chỉ cần có những kỹ năng giao tiếp xã hội phát triển tốt hơn mà còn phải chấp nhận một lối suy nghĩ hoàn toàn khác đối với những người kém thông minh hơn họ.
Ngoài ra, những kẻ bắt nạt phải phát triển sự khiêm tốn – một yêu cầu rất cao so với hầu hết bọn họ. Họ không chỉ cần phải ngừng liên kết giá trị cốt lõi của một người với trí tuệ của người đó. Họ còn phải thực sự chấp nhận những người có chỉ số IQ di truyền thấp như những người đồng đẳng, mặc dù những người đó không thể nào có “vinh dự” được sở hữu khả năng nhạy bén ngôn ngữ như bản thân họ.
Một điều cũng rất quan trọng, họ cần phải nhận ra rằng họ không bao giờ thực sự giành được ưu thế về tinh thần. Đơn giản là ưu thế tinh thần đã được trao cho họ mà không cần phải nỗ lực chút nào. Nếu như điều đó có sẵn trong họ – một chữ “nếu” thật to bởi vì nhiều người trong số họ quá tin vào bản thân mình, cho nên họ sẽ cần được tư vấn sâu rộng hơn để thay đổi thái độ – họ phải nuôi dưỡng lòng cảm thông, sự hiểu biết và lòng nhân từ của họ đối với những người không có ưu thế về trí tuệ – những ưu thế mà họ may mắn có được từ khi sinh ra.
Điều đáng nói ở đây là, trớ trêu thay, những kẻ bạo lực thể chất khi còn nhỏ thực sự có nhiều khả năng thay đổi hơn là những kẻ bạo lực trí tuệ. Theo thời gian, việc bạo lực trí tuệ người khác có thể ăn sâu bén rễ chắc chắn vào trong tính cách của họ. Hãy xem xét câu nói của Paul M.Jones trong một bài báo có tựa đề “Hình mẫu của những kẻ bạo lực trí tuệ”,(ngày 07 tháng 11 năm 2008):
“Những kẻ bạo lực thể chất… bắt đầu với ý nghĩ rằng: ‘Nếu tôi có thể đánh bại bạn trong một cuộc thi thể chất, thì tôi là trùm và tôi giỏi hơn bạn’, nhưng cuối cùng họ được rèn giũa để chấp nhận rằng sự thống trị về thể chất không được xã hội chấp nhận. Người đó trưởng thành khi nhận ra rằng mình không thể sống hòa hợp với người khác bằng cách bắt nạt họ”.
“Ngược lại, những kẻ bạo lực trí tuệ… bắt đầu với ý nghĩ rằng: ‘Nếu tôi có thể đánh bại bạn trong một cuộc thi về kiến thức, thì tôi là trùm và tôi giỏi hơn bạn’. Tuy nhiên, kẻ bạo lực trí tuệ ít khi biết rằng sự thống trị về tinh thần cũng không thể nào được chấp nhận trong các cuộc thảo luận dân sự của người trưởng thành”.
Sau đó, ông kết luận bằng việc trích dẫn trực tiếp lời của Alan Cooper trong quyển sách The Inmates are Running the Asylum “Các bệnh nhân đang chạy trốn khỏi bệnh viện tâm thần”, (xuất bản năm 2004, trang 104): “Không có quá trình trưởng thành nào làm dịu đi sự phát tiết quyền lực ấy”.
Để kết luận bằng cách lặp lại tất cả những gì đã được đề cập đến, việc sinh ra với trí thông minh thực sự là một món quà. Vì vậy, cách thích hợp nhất để đáp lại sự may mắn đó là phải vun đắp lòng biết ơn và biết trân trọng, chưa kể đến việc phải biết khiêm tốn hơn. Cuối cùng, nếu những kẻ bạo lực trí tuệ có thể thực hiện được những thay đổi này, họ sẽ hạnh phúc hơn nhiều và chắc chắn những người xung quanh họ cũng sẽ hạnh phúc hơn.
Theo Tamlyhoctoipham

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...