Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Tảng đá 500 tấn lơ lửng trên không thách thức mọi định luật vật lý

 Cự thạch Ishi-no-Hoden ở Hyogo, Nhật Bản luôn gây tò mò
vì lơ lửng trên không một cách kỳ lạ. Cả nhà khảo cổ học
và sử học Nhật Bản cũng không đưa ra được bất kỳ manh
mối nào về tảng đá khổng lồ này.

Các nhà nghiên cứu không thể tìm được những ghi chép, sử liệu nào đề cập
 đến thời điểm tảng đá Ishi-no-Hoden xuất hiện. (Ảnh qua Pinterest)

Khi đến vùng Kansai, trong khu phố Amidacho, ở thành phố Takasago,
 tỉnh Hyogo, Nhật Bản, nhiều người bị ấn tượng mạnh khi nhìn thấy 
cự thạch Ishi-no-Hoden hay còn gọi Ame-no-kishi.
 Tảng đá nặng 500 tấn này ẩn chứa bí mật lớn mà giới khoa học mãi
 chưa tìm ra lời giải.

Ishi-no-Hoden (“Sảnh kho báu bằng đá”) là một trong những câu đố 
lớn nhất và lâu đời nhất trong cả lịch sử và khảo cổ học của Nhật Bản.
 Theo các chuyên gia, tảng đá có hình dạng của một tivi cũ có chiều
 cao gần 6m. Khi đứng nhìn từ xa, nhiều người không khỏi ngỡ
 ngàng khi cảm thấy hòn đá như đang lơ lửng bên trên một hồ nước.

Tảng đá được chạm khắc từ hyaloclastite, một loại đá ngậm nước
 giàu thủy tinh hình thành trong quá trình phun trào núi lửa dưới
 nước hoặc dưới băng cách đây 70 triệu năm. Ishi-no-Hoden là 
một trong ba tảng đá bí ẩn và kỳ lạ nhất ở Nhật Bản.

Khu vực núi nơi có viên đá được gọi là Hodenyama. Tại đây có mỏ
 đá cổ đã được khai thác trong nhiều thế kỷ. Đá được sử dụng làm
 vật liệu cho quan tài và xây cầu. Vào tháng 10/2014, mỏ đá
 Yongsan đã được chỉ định là một di tích lịch sử và một Bảo vật 
Quốc gia của Nhật Bản.

Đó là bởi vì người dân Nhật Bản có lưu truyền thuyết, rằng hơn 2000 năm 
trước, có một trận dịch hoành hành ở Nhật Bản. Khi ấy, 2 vị thần
 Ookuninushi và Sukunabikona đã báo mộng cho hoàng đế Sujin: 
“Nếu ngài hiến dâng cho chúng tôi, đất nước sẽ được bảo vệ”.

Trước đó, hoàng đế đã được biết rằng có vị thần ngụ trong tảng đá 
Ishi-no-Hoden. Nhà vua lập tức thực hiện theo lời của 2 vị thần và
 đại dịch đã biến mất.

Lai lịch bất thường của tảng đá kỳ lạ

Các nhà nghiên cứu không thể tìm được những ghi chép, sử liệu 
nào đề cập đến thời điểm tảng đá Ishi-no-Hoden xuất hiện. Họ chỉ 
tìm thấy những thông tin về việc cự thạch bí ẩn này là địa điểm
 được nhiều người biết đến trong thời kỳ Nara (710 – 794).

Bí ẩn của Ishi-no-Hoden nằm ở chỗ cách tạo ra cũng như mục đích ra
 đời của nó. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra công cụ 
để đẽo tảng đá cũng như bất kỳ ký tự hay hình khắc nào cho biết 
quá trình, người đã chế tạo và ý nghĩa của nó.

Các ghi chép từ lịch sử của thành phố Takasago chỉ xác nhận rằng
 Ishi-no-Hoden đã là một địa điểm nổi tiếng trong thời kỳ Nara (710 – 794). 


Tảng đá được thiết kế một cách tài tình và trông giống như đang
 lơ lửng trên mặt nước. Vì vậy nó còn được gọi là Uki-Ishi (Đá nổi). 
Theo ghi chép của ngôi đền, hồ chứa tảng đá không bao giờ cạn nước, 
kể cả trong thời kỳ hạn hán kéo dài.

Hội đồng thành phố Takasago cùng với Phòng thí nghiệm Lịch sử
 Đại học Otemae đã tiến hành các nghiên cứu về Ishi-no-Hoden
Các phép đo ba chiều đã được thực hiện, và các đặc điểm của các 
tảng đá xung quanh cũng được phân tích. Tuy nhiên, các nhà 
khảo cổ học và sử học truyền thống đã không đưa ra được
 bất kỳ manh mối nào khác về công cụ chạm khắc và tại sao 
nó được tạo ra.

Các chuyên gia chỉ có thể chắc chắn rằng Ishi-no-Hoden được 
tạo ra bởi một nền văn minh phát triển và tiên tiến. Người thiết kế
 ra tảng đá đã tạo ra một kiệt tác tồn tại hàng ngàn năm.
Vì vậy, một số nhà khoa học, nhà sử học không ngừng tìm kiếm các manh mối, tư liệu về địa điểm này với hy vọng sẽ sớm giải mã được bí ẩn về cự thạch Ishi-no-Hoden.  

Thiện Thành (t/h)

 Từ Cảnh chuyển

 

1 nhận xét:

Thành Ngữ Điển Tích 114 : TRÌ, TRÍ, TRIÊU, TRIỆU, TRÌNH.

  Thành Ngữ Điển Tích 114 :                                 TRÌ, TRÍ, TRIÊU, TRIỆU, TRÌNH. Ao Chuôm  TRÌ ĐƯỜNG 池塘 là Ao chuôm, ao đầm, ao hồ...