Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

6 câu triết lý trong Đạo Đức Kinh ẩn chứa trí tuệ của Lão Tử

 Tương truyền rằng khi Lão Tử cưỡi trâu xanh ra cửa Hàm Cốc chuẩn bị xuất thế thì quan lệnh Doãn Hỷ đã khẩn cầu Lão Tử truyền thụ Đạo. Vì lời thỉnh cầu này mà Lão Tử đã viết ra Đạo Đức Kinh, một cuốn Thiên thư gồm 5000 chữ lưu truyền lại cho hậu thế. Đạo Đức Kinh chứa đựng trí tuệ thâm sâu của Lão Tử, được đánh giá là một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất ở cả phương Đông và phương Tây. Thông qua Đạo Đức Kinh, người đời sau có thể lĩnh ngộ được rất nhiều trí tuệ thâm sâu mà Lão Tử để lại. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ.

1. Phú tại tri túc

“Phú tại tri túc”, giàu có ở chỗ “biết đủ”. Ăn bất quá chỉ cầu ăn no, ở bất quá chỉ cần an ổn. Vinh nhục ở cõi hồng trần này kỳ thực đều chỉ là tham dục của người.

Người có tâm biết đủ thì sẽ không truy cầu những gì quá phận, không ham muốn những thứ không thuộc về mình, vì vậy họ không tự tìm đến phiền não.

Một vị triết nhân từng nói: “Con người sở dĩ thống khổ không phải bởi vì mình có được quá ít, mà là bởi vì muốn có được quá nhiều.” Chính bởi vì dục vọng quá nhiều, kết quả tạo thành trong tâm luôn thấy bần cùng. Người tham lam dù giàu cũng nghèo, người biết đủ dù nghèo vẫn thấy giàu có sung túc.

  2. Vật cực tất phản

“Vật cực tất phản”, một vật hoặc một sự việc khi đi đến điểm cực độ của giới hạn thì sẽ phản đảo lại. Đạo lý của “vật cực tất phản” chính là điều gì cũng cần phải có chừng mực, đừng quá cưỡng cầu. Nếu không làm được như vậy sẽ khiến sự tình phát triển theo chiều ngược lại.

Phàm làm việc gì cũng nên lưu lại một phần, nói không thể nói tận, sự tình không thể làm đến tuyệt. Cổ nhân nói: “Lùi một bước suy nghĩ, tất có dư niềm vui”.

“Vật cực tất phản” còn có ý khuyên bảo con người ở vào lúc vô vọng thì càng cần phải hy vọng, bởi vì có thể bước chuyển đang ở ngay trước mắt. Thân ở vào nghịch cảnh chính là cơ hội tốt để tôi luyện bản thân, cũng là để chờ đợi thời thế.

3. Thận chung như thủy

Lão Tử nói: “Thận chung như thủy, tắc vô bại sự”, tức là thận trọng làm việc, dù tới cuối cũng phải như lúc đầu, có thể giữ vững tâm thái ấy thì việc sẽ không bị hư hỏng. Đối với bất kể sự tình gì, trước sau đều phải thận trọng, phải thủy chung bảo trì nhiệt tâm, làm được đến nơi đến chốn.

Cổ nhân nói: “Như bạc băng, như lâm thâm uyên”, lúc nào cũng thận trọng như giẫm trên lớp băng mỏng, như đi bên mép vực sâu, lại cũng nói: “Đào bất ngôn, hạ tự thành khê”, đào mận không tự khoe mình nhưng nhiều người đến hái mà thành đường nhỏ dưới gốc cây. Đây đều là đề cao đức tính khiêm tốn, thận trọng.

Người làm việc lớn thì nhất định nên kiên trì trước sau như một, không quên cái tâm thuở ban đầu.

4. Phúc họa tương y

“Phúc họa tương y” là câu nói nổi danh nhất của Lão Tử, vừa súc tích ngắn gọn lại lột tả hết bản chất mối quan hệ của phúc và họa.

Ẩn chứa sau lưng bất kể sự phồn thịnh nào cũng đều là nguy cơ, mà bản thân nguy cơ cũng lại chứa đựng hy vọng giải thoát khỏi khốn cảnh. Khi gặp họa, cần phải bình tĩnh đối đãi, thuận theo tự nhiên, khi hạnh phúc tới phải thản nhiên không hoan hỷ quá mức.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta lâm vào hoàn cảnh không được như ý, gặp phải thất bại và bất lợi, cần phải từ trong mối nguy ấy mà tìm được biện pháp giải quyết, không nên ở trong khó khăn mà đánh mất động lực.

  5. Tự tri chi minh

Lão Tử cho rằng một người biết được bản thân thì mới là người minh trí. Thế nhưng thấy khuyết điểm ưu điểm của người thì dễ mà phân tích bản thân lại là việc rất khó, cho nên mới có câu: “Con người quý ở tự biết mình”.

Trên cửa chính của một ngôi đền Hy Lạp cổ có khắc một câu châm ngôn, đại khái ý từ là “Nhận thức chính mình”. Người Hy Lạp cổ cho rằng đó là lời Thần dụ, là để căn dặn người, cũng là biểu tượng cao nhất của trí tuệ.

Có thể nói “tự biết mình” là một việc vô cùng quan trọng. Chỉ có chân chính hiểu biết ưu điểm và khuyết điểm của bản thân mới có thể phát huy được sở trường và tránh được sở đoản.

6. Thiên lý chi hành thủy vu túc hạ

Lão Tử đã dùng rất nhiều ví dụ để nói lên rằng sự vật luôn phát triển từ nhỏ đến lớn. Ông nói: “Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt; cửu tằng chi đài, khởi vu lũy thổ; thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”, cây to dùng hai tay mới ôm hết là từ cây non nhỏ bé sinh trưởng thành, đình cao chín tầng là được xây từ một mô đất, hành trình hàng ngàn dặm xa như vậy cũng là được bắt đầu từ bước chân.

Thời cổ đại có rất nhiều học giả có học vấn uyên bác và tài hoa xuất chúng. Nhưng hầu hết không phải là thành quả một sớm một chiều, cũng không phải tài năng thiên phú, mà thực tế là kết quả của việc ngồi rách đệm cói, mài mực thủng nghiên.

“Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”, hành trình ngàn dặm được bắt đầu từ bước chân. Câu nói này thể hiện chí hướng của một người, cũng là khuyên bảo người ta lập chí lập nghiệp, nhìn xa trông rộng, bắt đầu từ làm việc nhỏ, vừa không suy nghĩ viển vông, lại càng không chỉ nói lời khoác lác. Người làm được như vậy thì chính là không ngại gian khó, từng bước từng bước một thực hiện, có vậy mới có thể hoàn thành được mơ ước.

An Hòa biên tập

Hoa Huỳnh chuyển

TRÊN ĐỉNH CAO NỖI NHỚ - Thơ Tran Chu Ngoc


TRÊN ĐỉNH CAO NỖI NHỚ
 
Khi trời bất chợt mưa
Ta thấy mình rơi xuống
Trong một chiều về muộn
Chợt thấy nắng miên man
Như mây buồn lang thang
Chợt nghe hồn ẩm mục
Trưa rã rời ngủ gục
Chợt là mây bay ngang
Ta đợi dốc địa đàng
Em bước lên đỉnh núi
Chợt thấy đời réo gọi
Cả một trời nở hoa
Khi thấy nắng chan hoà
Trên từng con dốc nhỏ
Nụ cười ngây thơ đó
Chợt như mây trên ngàn
Như giây phút ngỡ ngàng
Nhìn nhau trong thinh lặng
Trong bầu trời ngập nắng
Thơm lừng những hương hoa
 
TRAN CHU NGOC

Mời Xem :
BÀI THƠ THÁNG BA -TRAN 

CHU NGOC  

Chuyển Lưả Yêu Thương - Nguyễn Thị Thêm

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine cả thế giới như nghẹt thở. Tôi cũng ăn ngủ không yên vì hàng ngày TV đều có tin về cuộc chiến này. Đành rằng Ukraine chẳng dính dáng gì với mình, nhưng mình là con người  đang sống chung, hít chung không khí toàn cầu thì cuộc chiến tranh xâm lược này không thể không biết, không nghe, không thấy, không theo dõi. Tôi rất ghét chiến tranh, luôn cầu nguyện thế giới hòa bình, cuộc sống dân chúng an lành, mọi người no cơm ấm áo.

Khi Nga rầm rộ kéo từng đoàn xe tăng, quân đội như vũ bão tiến về biên giới Ukraine nói là đi tập trận thì Mỹ đã đoán được thế cờ. Bởi vì với một con người đầy tham vọng như Putin chiếm đóng Ukraine là dễ dàng, ông ta ước đoán chỉ 48 tiếng là nắm gọn trong tay. Thế nhưng đến hôm nay đã hơn ba tuần lễ Ukraine vẫn kháng cự một cách kiên cường. 

Nga với Ukraine như tay với chân, anh em một thời khắng khít trong khối liên bang Xô Viết (Tôi lại nhớ đến người bạn khổng lồ anh Trung Cộng đang ở sát vách nhà ta) Ôi!những anh em hàng xóm "Môi hở răng lạnh" vì miếng thịt nướng thơm ngon, tham ăn cắn môi chảy máu. Nga và Tàu hai gã khổng lồ tham tàn và ác độc sẽ không từ nan bất cứ mưu mô tàn bạo nào để bành trướng biên giới, bành trướng thế lực làm chủ thế giới. 

Nhìn trên TV cảnh chết chóc, đạn bom tàn phá, người dân hoảng hốt trốn chạy tôi nghĩ đến VN mình khi quân Bắc Việt tràn vào miền Nam và VNCH đã bị xóa sổ. Trận chiến đó có bàn tay của Tàu Cộng và Liên Xô tiếp tế vũ khí, đạn dược để miền Bắc tấn công miền Nam VN  bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Đã 47 năm trôi qua, cứ nhớ những ngày đó tôi vẫn còn bị ám ảnh. Hình ảnh những người dân Ukraine chạy tị nạn, những thây người chết, những cuộc chia ly sao mà đáng sợ, tang thương và bi phẩn quá. Nước nhỏ bao giờ cũng bị áp bức dù là thời đại toàn cầu như hiện nay.

Nước Nga đã tấn công Ukraine bằng tất cả khí giới tối tân nhất với lực lượng quân đội hùng hậu chưa từng có. Tổng thống Nga  

Vladimir Vladimirovich Putin đã tàn bạo hủy hoại một đất nước tươi đẹp và tự do như Ukraine để thỏa mãn mộng bá quyền.

Cuộc chiến tôi không dám lạm bàn. Tình hình chiến sự đã được TV, Youtube và vô số các trang mạng xã hội bình luận, đưa tin. Biết bao cây bút tài giỏi và đầy kinh nghiệm luận bàn sôi nổi. Tất cả những gì xảy ra trên thế giới hiện nay đều bị mờ nhạt vì tất cả đều hướng về cuộc chiến tại Ukraine với tất cả thương xót lẫn kính trọng tinh thần chiến đấu kiên cường của người dân nơi này. Từng mũi tấn công tàn khốc của Nga như mũi dao chí mạng đâm vào sự bình yên của con người, hủy hoại niềm tin vào công lý và hòa bình thế giới. 

May mắn đất nước Ukraine đã có một vị Tổng Thống anh hùng. Ông ta đã từ chối lời mời di tản của Tổng Thống Biden. Ông quyết ở lại để chiến đấu cho đất nước, đúng với câu" Thành mất chết theo thành " Trong cuộc xâm lược tàn bạo của Nga, TT Zelensky đã cho thấy trái tim yêu nước và tài lãnh đạo tài tình của vị Tổng Thống được dân tín nhiệm bầu lên. Ông biết lợi dụng thông tin và mạng lưới xã hội để liên kết những người biết yêu hòa bình lại với nhau. Ông đã đánh trúng tim đen những quốc gia đang bị Putin đàn áp trong kế hoạch lâu dài phục hồi lại đại Đế Chế Liên Bang Xô Viết để họ ra tay giúp đỡ. 

Tổng thống Zelensky là một nghệ sĩ, người diễn viên hài phải hết sức thông minh, biết bắt kịp những rung động tâm lý khán giả. Biết làm cho những người đang đau khổ phải bật cười, những người khinh mạn phải suy nghĩ. Điều mà người nghệ sĩ hài chân chính mong ước là đem triết lý hài nói lên cái thật, cái mâu thuẫn bất công của xã hội để sửa đổi, để làm cho hoàn thiện hơn.

Người dân Ukraine bầu cho ông vì tin tưởng ông sẽ xây dựng , biến đổi một đất nước Ukraine trở nên tốt đẹp. Ông đã làm được và dẫn dắt người dân thấy rõ cuộc sống tự do tốt như thế nào so với chế độ Cộng Sản. Do đó không phải người dân Ukraine bị ông lôi vào cuộc chiến mà vì họ quá sợ những ngày tháng kìm kẹp của chế độ CS dưới thời liên bang Xô Viết. Họ đoàn kết quyết tâm liều chết đứng sau lưng ông để bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ lý tưởng tự do của bản thân và gia đình của họ. 

TT Zelensky đã có những bài phát biểu đánh thức trái tim yêu nước của người dân Ukraine. Đánh thức lòng nhân đạo bảo vệ hòa bình và quyền bảo vệ lãnh thổ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ông cầu cứu một cách khôn khéo, bắt họ chấp nhận rằng Putin đang xâm lăng một nước có chủ quyền Thế giới phải giúp đỡ nhân dân Ukraine chống lại để bảo vệ chân lý và luật quốc tế. 

Tổng thống Zelensky  đã làm được một điều kỳ diệu là chuyền lửa yêu thương, đem tinh thần tôn trọng tự do nhân quyền trên thế giới. Kéo các nước Châu Âu lại gần nhau để đồng lòng hỗ trợ đất nước Ukraine. Kéo lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ đồng nhất một quan điểm là phải giúp Ukraine dưới bàn tay khát máu của Putin. Bài phát biểu mới đây của TT Zelensky  trước Quốc Hội Hoa Kỳ quá xuất sắc khiến thế giới khâm phục. Người dân Ukraine nức lòng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ.

Đây là câu nói của TT Zelensky mà tôi tâm đắc nhất: 

"TÔI MONG CÁC BẠN KHÔNG TREO ẢNH TÔI TRONG PHÒNG LÀM VIỆC. BỞI TỔNG THỐNG KHÔNG PHẢI LÀ THẦN TƯỢNG CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ THÁNH NHÂN. HÃY TREO ẢNH CON CÁC BẠN VÀO CHỖ ĐÓ. TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH VIỆC GÌ HÃY NHÌN VÀO MẮT CHÚNG." 

Câu nói của một vị lãnh tụ anh minh, của một người cha nghĩ đến thế hệ tiếp nối. Hãy làm tất cả những gì mình có thể để làm gương sáng cho con cái, đem lại hạnh phúc và tự do cho chúng. T

Chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Nga là xây dựng bảo toàn tương lai cho chính con cái mình. Đừng để con cái phải sống cuộc đời tăm tối, áp bức, đàn áp trong chế độ độc tài CS mà Putin muốn khôi phục.  

Dưới con mắt Putin, Tổng thống Zelensky chỉ là một thằng hề không biết gì về chính trị và chắn chắn sẽ không thể nào chống lại. Nhưng sự đánh giá sai lầm này đã đẩy Nga bước vào cuộc chiến không có lối ra. Biến hắn thành một con người khát máu và hành xử vô nhân đạo nhất. Bởi vì để thành công, tuần vừa qua Nga đã cho máy bay thả bom thẳng xuống một bệnh viện nhi đồng và một nhà bảo sanh. Bao nhiêu cơ sở vật chất của Ukraine bị hủy hoại, thành phố tang hoang, người dân vô tội chết thảm, đàn bà trẻ con phơi xác. 

Cả thế giới hiện nay đều chống cuộc chiến này, kể cả dân chúng nước Nga. Nhưng dưới sự cai trị độc tài của chế độ tham tàn Putin mọi tin tức đều do chính quyền kiểm duyệt. Những ai có những tư tưởng khác để lên tiếng kêu gọi hòa bình đều bị bắt và mức án có thể lên đến 15 năm tù. Hiện nay đã có tới 13.000 người Nga chống chiến tranh đã bị bắt và chờ truy tố. 

Cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn và mọi người không ai đoán được sẽ kết thúc như thế nào. Nga đang bị áp lực của toàn thể các nước trên thế giới về chính trị, kinh tế và cả vũ khí đối đầu. Nước Ukraine có chính nghĩa nên các nước mở vòng tay đón người tị nạn chiến tranh chạy đến nước họ.  Người dân các nước cũng chung tay giúp đỡ người già, đàn bà và trẻ em đến tị nạn. Những món quà, những chiếc xe trẻ em để ở các trạm tiếp cư đã nói lên tình người không giới hạn màu da hay chủng tộc. 

Putin: một cựu KGB gian hùng và độc ác, hắn bây giờ như con thú dữ đã bị dồn tới đường cùng. Hắn sẽ không từ nan bất cứ hành động dã man nào để lấy lại uy tín.  Hắn hăm dọa sẽ dùng võ khí nguyên tử để đối đầu với thế giới. Một con người đã hành động như một tên ác quỷ, chỉ vì tham vọng mà giết người không gớm tay. Tôi đã thấy ở đâu đó một tấm hình chụp lại chiếc xe để thiêu hủy xác chết do Nga đem theo khi xâm lăng Ukraine. Người lính Nga bị điều đi mà không biết mình sẽ làm gì, đánh ai, chỉ biết tuân theo mệnh lệnh. Khi tử trận sẽ bị tiêu hủy xác trong chiếc xe này. Sinh Russia tử Ukraine , chết tức tưởi, không một nấm mồ, không một người thương tiếc. Nếu đây là sự thật thì quả là quá bất nhân và tàn ác. 

Cho nên trong cuộc chiến không cân sức này, những người lính Nga đa phần không hoàn toàn muốn đánh. Đó là một trong những lý do cho đến hôm nay mặc dù lực lượng và vũ khí tối tân Nga chưa làm chủ được tình hình. Lực lượng suy giảm vì chết trận, Nga tuyên bố sẽ tung vào chiến trường 16.000 quân đánh thuê Á Rập từ Trung Đông. 

Được sự tiếp tế từ thế giới Ukraine đã cầm chân được sự tấn công của Nga và theo lời kêu gọi của TT Zelensky đã có hơn 66.000 người Ukraine và các quân nhân nước ngoài tình nguyện về Ukraine tham chiến. Dân Ukraine trong các vùng bị Nga chiếm đóng đã ào ạt xuống đường biểu tình chống sự xâm lược của Nga. Mặc dù Ukraine không nằm trong sự bảo vệ của NATO nhưng họ có chính nghĩa và có tinh thần đoàn kết bảo vệ đất nước nên được cả thế giới quyết tâm giúp đỡ. 

Mới đây cựu thống đốc California Arnold Schwarzenegger đã làm một video gửi đến người dân và binh sĩ Nga kêu gọi họ hãy làm cuộc cách mạng chống lại cuộc chiến này. Video rất cảm động và có ý nghĩa.

Cuộc xâm lăng của Nga trên đất nước Ukraine đã làm cả thế giới hoảng loạn và ảnh hưởng kinh tế khá lớn. Không chỉ nước Nga bị sự trừng phạt từ các Quốc Gia mà tôi đếm được 92 công ty đã tuyên bố rút khỏi nước Nga làm người dân Nga bị cô lập trong cộng đồng thế giới. Riêng các nước không tham chiến cũng đang ở đầu sóng ngọn gió vì ảnh hưởng to lớn của Nga trong trận chiến xăng dầu và khí đốt. Đồng tiền rúp hạ giá, cổ phiếu Nga đóng băng mà cổ phiếu tại Mỹ và thế giới cũng bị ảnh hưởng sụt giảm đáng ngại

Ảnh hưởng toàn cầu là vậy, nhưng đau lòng là những nước Cộng Sản làm ngơ không thấy sự xâm lược của Nga là sai với chủ quyền Ukraine. Trong đó có Tàu Cộng và Việt Nam.

Dạo trên Youtube, những kênh truyền hình VN vẫn đưa tin bênh vực Nga, loan tin thất bại luôn nghiêng về Ukraine và đánh giá thấp sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới.

Lý do cũng dễ hiểu là vì những người đang nắm vận mệnh đất nước VN là người của khối Cộng Sản và được học tập huấn luyện từ Nga. Đối với họ Nga vẫn luôn là một đất nước anh hùng có vô vàn chiến công lừng lẫy. Lenin đối với họ vẫn được kính trọng và tôn thờ. Mặc dù tượng Lenin bị người dân Nga đập phá (Nhất là những người dân Ukraine họ đã đập đầu và phá hủy tượng Lenin trong niềm vui chiến thắng vì đã thoát khỏi ách ngục tù Cộng Sản). Nhà lãnh đạo VN đã nhắm mắt làm ngơ trước cuộc chiến Ukraine do Nga chủ động . Nếu trận chiến này suôn sẻ như ý của Putin thì sau đó sẽ là Tàu cộng xâm lăng xóa sổ Đài Loan và VN sẽ là kế tiếp. Nga Tàu đã bắt tay để làm chủ thế giới nhưng cục xương gà Ukraine khó gặm nên cả hai đang chưa biết phải xoay sở ra sao. 

Tôi mù tịt về chính trị, tôi ghét chiến tranh và tôi dị ứng với khí giới giết người. Nhưng một quốc gia yếu về quân sự và chính trị mà địa thế chiến lược sẽ bị cường quốc xâu xé làm bàn đạp. VN là một thí dụ điển hình. Bờ biển VN là tài sản quý giá mà Tàu Cộng thèm thuồng để làm chủ biển đông. Nếu ta không sáng suốt nhìn ra và đoàn kết dân tộc thì VN cũng sẽ như Ukraine bị nuốt sống dễ dàng. 

Nhìn người lại nghĩ đến ta

Việt Nam một giải sơn hà gấm nhung.

Mộng bá quyền lớn khôn cùng

Hãy mau cảnh tỉnh để chung một lòng

Ukraine máu đổ thành sông

Xương hòa theo tuyết thỏa lòng Putin

Mộng bá vương đã thành hình

Pháo, tăng, rốc két hãi kinh giết người.

Dừng tay tàn bạo đi thôi

Rồi thì xương trắng một đời ra ma

Giết người người sẽ giết ta

Luật trời khó thoát đó là luật chung.

Nguyện cầu cho đất nước Ukraine vượt qua trận chiến này.

Nguyện cầu chiến tranh chấm dứt, dịch bệnh tiêu trừ, người người an lạc.

 

Nguyễn thị Thêm

 

2 cách kiểm soát đường huyết bằng Trung y giúp cải thiện bệnh tiểu đường

Kiểm Soát Đường Huyết Bằng Trung Y 

BIỂN THƠ VĂN -Thơ Minh Thúy Thành Nội và 17 Bài Họa Của Các Thi Hửu


BIỂN THƠ VĂN

Cửa dưỡng thi văn quyến rũ mời
Sân vườn trí tuệ đẹp trò chơi
Chiều vương nắng lụa tô hồng chữ
Gió buộc khung thơ trải tím lời
Dỗ dạ trao hồn mơ chẳng giảm
Ru lòng vỗ giấc mộng nào vơi
Mưa thu bóng hạ tràn nghiên bút
Biển rộng dòng chương viết tặng đời
Minh Thuý Thành Nội
Tháng 3/24/2022





Thơ Họa:

 1/ ĐẦY VƠI THI QUÁN…

Đường Thi quán mỗ rộng môn mời
Mặc khách, tao nhân ghé bút chơi
Thiện ý, minh chân trào chuốt ngữ
Mỹ ngôn, lãng mạn ngẫu trau lời
Tạo niềm hạnh phúc, nâng cao trí
Góp sức hương hoa điểm đẹp đời
Bóng xế, tinh thần luôn sảng khoái
Dạt dào cảm nhận những đầy vơi…
CAO BỒI GIÀ
25-03-2022


2/ HỒN BÚT TRI GIAO

"Lãng Phong”,"Lãm Nguyệt...","Đường Thi..."mời
Hội quán tương phùng náo cuộc chơi
Nghĩa tỏa diệu ngôn ngời bóng chữ
Tình khơi mỹ ý ngát hương lời!
Lần trang cảo thắm,tâm khôn nản
Chuốt tứ thơ nồng, chí chẳng vơi
Nghiên bút ngợp trần hồn phóng nhã
Bên nhau đầm ấm thỏa vui đời!
26-3-2022
Nguyễn Huy Khôi


 3/ THƠ VÀ TÔI


Thơ hỡi, sao thơ cứ gọi mời
Tôi ghiền...như thể trẻ ham chơi
Loay hoay cân nhắc từng câu chữ
Cẩn thận so đo mỗi ý lời
Gặp hứng, dòng tuôn dường ướt ngập
Cạn nguồn, tứ nghẹn tựa khô vơi
Trắc, bằng, niêm, luật ăn vào máu
Tri kỷ cùng nhau suốt trọn đời
Sông Thu
( 26/03/2022 )


 4/ THƠ THẨN VÀO VƯỜN THƠ

Thơ thẩn vườn thơ đã gọi mời
Thì vào….thưởng thức lẫn vui chơi
Đường thi chưa thạo câu vần chữ
Lục bát nào thông nghĩa vận lời
Bát ngát rừng nhu nào lúc cạn
Mênh mông biển thánh chẳng khi vơi
Ước mong học hỏi rèn tâm trí
Được vậy thì ta thích một đời
Songquang
20220326



5/ BIỂN THƠ VĂN
 Diễn đàn rộng mở vẫy tay mời
Mặc khách tao nhân đâu ghé chơi
Mà tỏ với tình dăm bảy vận
Để thưa cùng bạn một đôi lời
Yêu thơ tứ ấy không cho cạn
Mến họa vần kia chẳng để vơi
Xin được góp vui chung quý vị
Vịnh ngâm thỏa nguyện thú trên đời.
Thái Huy
3/26/22



6/ NHẬP CUỘC CHƠI
Hương hoa dẫn lối,ánh trăng mời
Nhịp điệu ngôn từ nhập cuộc chơi
Phối sắc cầu vồng tô điểm chữ
Hòa âm sóng biển vọng vang lời
Chim tung cánh gió vào xa thẳm
Cá vượt ao hồ thoát cạn vơi
Dệt thắm câu vần nên nghĩa sống
Cùng mưa nắng vẽ một trang đời.
Lý Đức Quỳnh
26/3/2022



7/ HỘI TAO ĐÀN

Tao đàn thi tuyển chẳng cần mời
Thi sĩ yêu thơ ghé họp chơi
Văn bút thập phương thi ngũ bá
Chữ vàng chữ bạc thốt ra lời
Phun châu nhả ngọc đường son bút
Dệt thảm trải nền kết khó vơi
Trang sách cổ nhân tầm học giả
Nửa trà, nửa nguyệt, nửa thơ đời
Trần Đông Thành


8/ THI ĐÀN KÍNH MỞ…

Thi đàn kính mở đón yêu mời,
Tao khách tài nhân xướng hoạ chơi.
Tung hứng từng câu tìm ý chữ,
Thích vui mỗi đoạn rạng tâm lời.
Trao tình hữu nghị lòng khoan khoái,
Tầm chí thanh cao bạn khó vơi.
Tu dưỡng mộng lành duyên kết hợp…
Trường văn trận bút mến thương đời !
Liêu Xuyên


9/ NÀNG THƠ NGẮM BIỂN

Nàng thơ ngắm biển gió ru mời,
Thanh thản tâm hồn ý gọi chơi.
Thắm thiết kết gieo từng nét chữ,
Thân thương trao chuốt mỗi cung lời.
Buông vùi thế sự hồn thư thả,
Xóa bỏ bụi đời dạ thoáng vơi.
Khối vận trắc bằng vung bút tạo,
Tô xinh thi phẩm gởi cho đời.
HỒ NGUYỄN
(27-3-2022)


10/ RÓT MẬT,

Đến hẹn vườn thơ chẳng đợi mời
Nam thanh nữ tú hội hè chơi
Hoa thơm cỏ lạ tìm thêm ý
Cảnh sắc bồng lai kiếm ít lời
Chợt thấy tâm hồn vương nhẹ hẫng
Vừa nghe trí não nhuốm chơi vơi
Mưa rơi gợi hứng cho thi sĩ
Rót mật yêu thương gửi gấm đời !
PHƯỢNG HỒNG


  11/ DIỄN ĐÀN THI

Diễn đàn thi hoạ ngõ lời mời
Âm hưởng thơ văn món thích chơi
Nắng ấm trời trong buông gợi nét
Mây mưa tầm tã ám u lời
Trò hề nhân thế nhiều gian dối !
Khúc điệu ca ngâm dịu dễ vơi
Đông đến xuân qua thu chuyển lá
Chạnh lòng xúc động diễu vui đời…
Yên Hà
27/3/2022



 12/ VƯỜN THƠ.

Cánh cửa vườn thơ mở đón mời,
Ân cần tiếp rước khách vào chơi.
Hương đồng gió nội đầy thi tứ.
Sắc cỏ màu hoa ngập ý lời.
Nhạc hạ diều bay mây ẩn hiện,
Mưa thu lá đổ lệ đầy vơi.
Sương chiều nắng sớm vầng trăng tỏ,
Cảnh đẹp thiên nhiên tặng cuộc đời.
Mỹ Ngọc .
Mar. 27/2022.




 13/ KHẮC KHOẢI

Vần thơ góp chữ đẹp duyên mời
Bến đợi chao lòng viết thử chơi
Thả bút tìm câu trang giấy trắng
Nhìn mây phóng ý trải thành lời
Tương tư nổi nhớ tình tri kỷ
Sưởi ấm niềm riêng dệt mộng đời
Khắc khoải trăng xưa thời diểm tuyệt
Tuổi đời thử đếm nổi chơi vơi !
NAM GIAO
( Chủ nhật 27/03/2022)



 14/ MÒ GIỮA BIỂN THƠ

Cảm tạ cùng ai viết xướng mời
Thi đàn rộn rã thả hồn chơi
Chiều vương ý bậu mang tình nghĩa
Sớm gửi lòng ta quyện ý lời
Vài bận bài qua mừng quá xá
Lâu ngày thơ vắng nhớ khôn vơi
Biển vàng câu chữ đua mò khoắng
Dâng cá thu tươi kính tặng đời
Trần Như Tùng


15/
Đường Thi Tâm Đắc

Đường Thi tú khẩu cẩm tâm mời...
Thú vị ngâm nga viết đọc chơi...
Nhớ Cửu Long Giang miền lục tỉnh
Thương Nguồn Bản Giốc thác trăm lời
Tao nhân bầu rượu tình không cạn...
Mặc khách túi thơ tứ chẳng vơi...
Tri kỷ nợ duyên ta khắc cốt
Tri âm định phận bạn yêu đời...!
Mai Xuân Thanh
March 28, 2022


16/ BIỂN THƠ VĂN
Tiếng nói tiền nhân vẫn gọi mời
Thi đàn xướng họa rộn ràng chơi
Câu hò đối đáp triền miên nghĩa
Điệu lý ngân nga mộc mạc lời
Nhắc nhở ca dao tình chẳng dứt
Lưu truyền tục ngữ dạ khôn vơi
Văn thơ sáng sủa gìn câu chữ
Bằng hữu tương giao giữ thắm đời
Thanh Song Kim Phú
Mar/28/2022

 


17/ : GIAO LƯU THƠ VIỆT


Giao lưu xướng họa chuyển luân mời,
Chẳng ngại đường thi đối đáp chơi.
Tục ngữ mấy ngàn năm đẹp chữ,
Ca dao vạn thuở sử xinh lời.
Văn chương ngấm dạ hương không nhạt,
Nghệ thuật luồng tim nghĩa chẳng vơi.
Thơ biển nghìn trùng thơm ngọc biếc,
Lung linh sáng chói rạng muôn đời.
HỒ NGUYỄN (29-3-2022)


Mời Xem 2 Bức Tranh Đầy Ý Nghĩa

 



CÂU CHUYỆN CỦA MỘT PHÓNG VIÊN, ĐẾN PHỎNG VẤN MỘT ÔNG CHỦ TIỆM BÁN CHÁO NGƯỜI HOA TRONG MỘT CUỘC KHẢO SÁT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH.

Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?

Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước chỉ có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm
Phóng viên : Ở trong bếp à?
Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm : Gọi gì không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tiệm : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông đã luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.
Nguồn: Sưu tầm

(Từ Cảnh chuyển )

Ảnh TranChuNgoc
 

Chuyện suy ngẫm về tình người / Phiên dịch: Đông Quyên • Fb Le Van Quy Bao Nguyen Quang chuyển...

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra trong thế chiến thứ hai, một câu chuyện đầy tình người, đáng cho chúng ta đọc và suy ngẫm.

✳️ Trung uý Charlie Brown 21 tuổi, trưởng phi cơ chiếc B17F Flying Fortress tên phi cơ (Ye Olde Pub) thuộc phi đoàn 527th United States Army Air Force (USAA) đồn trú tại Kimbolton England.
Ngày 20 tháng 12 năm 1943. Trung uý Charlie Brown cất cánh từ Kimbolton cùng phi hành đoàn 10 người, trong một phi vụ đánh bom khu kỹ nghệ gần thành phố Bremen Đức Quốc, thành phố được bảo vệ dầy đặc phòng không và 250 chiến đấu cơ gồm Bf 109, Fw 190 và GJ 11.
Trên vòm trời Bremen chiếc B17 của Charlie Brown bį phòng không của Đức bắn gần gãy lìa đuôi, mũi phi cơ bị hư hại nặng, phi cụ không còn hoạt động, điện, thủy điều hoàn toàn hư hỏng. Ba trong bốn động cơ không còn hoạt động được.
Sau đó chiếc B17 bị các chiến đấu cơ Đức vây quanh, bắn nát như tổ ong, chiếc phi cơ B17 mất cao độ chúi xuống, trong lúc hỗn loạn không còn phi cụ, phi cơ lạc hướng bay sâu vào nội địa nước Đức.
Trung uý Charlie Brown hồi tưởng: phi cơ trong tình trạng tuyệt vọng nhưng anh không thể ra lệnh cho phi hành đoàn nhảy dù được, vì trên tàu còn 4 phi hành đoàn bị thương, một rất nặng, nên anh quyết định bay tiếp cho đến khi nào không còn bay được, anh sẽ đáp ép buộc, và tất cả phải chịu chung số phận với con tàu.
Anh Franz Stigler, người phi công lái chiếc Bf 109. Một anh hùng không chiến của không lực Luftwaffe (Đức Quốc) từng hạ 27 phi cơ của đồng minh, đang tiếp tế nhiên liệu, nạp đạn cho phi cơ dưới đất, được lệnh cất cánh khẩn cấp, bắn hạ chiếc B17, đang lảo đảo bay trong không gian vô định.
Trung uý Charlie hồi tưởng: tôi phải vất vả lắm mới kéo được con tàu trở lại bình phi, thì lù lù bên trái của tôi một chiếc Bf 109 của Đức kèm sát cánh
Trong giây phút kinh hoàng, tôi nhắm mắt lại, hy vọng đây chỉ là giấc mơ. Khi mở mắt ra chiếc Bf 109 vẫn còn đó, và người phi công ra lệnh cho tôi phải đáp ép buộc xuống phi trường Đức, hay phi trường nước trung lập Sweden, tôi không đồng ý. Cuối cùng tôi thấy người phi công lái chiếc Bf 109 bay nhanh phía trước, lắc cánh ra hiệu cho tôi theo, không còn lựa chọn tôi bay theo, độ hơn một giờ sau tôi nhìn thấy biển Bắc. Chiếc phi cơ Bf 109 bay chậm lại song song với tôi, đưa tay chào, rồi lắc cánh nhẹ vài cái, dấu hiệu tạm biệt của người phi công, rồi mất dạng trong sương chiều.
Như một phép lạ, anh Charlie Brown bay được 250 miles (400 km) qua biển Bắc. Sau cùng đáp ép buộc xuống phi trường của hoàng gia Anh ở Seething, nơi đồn trú của phi đoàn 440th bomber group, chỉ có một người chết, còn tất cả những người bị thương đều được cứu. Sau đó tất cả phi hành đoàn báo cáo với sĩ quan chỉ huy ở đây, họ được chỉ thị giữ kín chuyện này, vì nói ra sự thật có vẻ phản tuyên truyền, vì không thể có một phi công Đức nào hào hùng và độ lượng với kẻ thù như vậy. 
 
✳️ Sau chiến tranh Charlie Brown ở lại phục vụ trong không lực Hoa Kỳ cho đến năm 1972 thì giải ngũ với cấp bậc trung tá sống tại Florida.
Câu chuyện không chấm dứt ở đây. Trở về lại quê hương, anh Charlie Brown viết rất nhiều thư để mong tìm ra tông tích người phi công Đức đã không cướp đi mạng sống cả phi hành đoàn chiếc B17 của anh. Tìm một người phi công sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, không tên họ, chỉ có một câu chuyện đâu phải dễ tìm. Không nản lòng anh vẫn tiếp tục. Cuối cùng vào năm 1989, sau 46 năm tìm kiếm, anh Charlie Brown đã tìm ra được người phi công bí mật, lái chiếc Bf109. Một anh hùng không chiến của không lực Luftwaffe (Đức) cũng là một thiên thần độ lượng trên vòm trời Bremen vào những ngày cận giáng sinh năm 1943. Đó là anh Franz Stigler.
Sau khi chiến tranh chấm dứt anh Franz Stigler di dân sang sống ở Vancouver Canada.Trong bức thư đầu tiên anh Franz Stigler viết cho Charlie Brown: “suốt bao nhiêu năm dài tôi luôn tự hỏi, không biết chiếc B17 đó có đưa phi hành đoàn về đáp an toàn hay không“.
Họ gặp nhau sau 46 năm tìm kiếm diễn ra rất cảm động. Anh Franz Stigler hồi tưởng: tôi được lệnh cất cánh rượt đuổi bắn hạ chiếc B17, tống ga đuổi kịp, thì tàu của tôi báo hiệu máy đã nóng vượt bực, tôi đến từ phía sau quan sát chiếc B17. Một cảnh tượng thật tang thương, phần đuôi của con tàu gần như tan nát, một lỗ hổng lớn có thể nhìn từ đuôi cho đến cockpit, người xạ thủ tail gun turret nằm chết đong đưa, nửa trong nửa ngoài trên pháo tháp.
Tôi bay lên quan sát bên thân tàu, cả một vùng thân đầy lỗ đạn to lớn, tôi có thể thấy cả phi hành đoàn bị thương nằm la liệt bên trong, người trưởng phi cơ đang vật lộn với con tàu mong giữ được bình phi, tôi ra hiệu cho anh ta theo tôi đáp xuống một căn cứ gần đó, để cứu những phi hành đoàn bị thương, anh ta nhìn tôi chăm chăm rồi nhè nhẹ lắc đầu, tôi không có can đảm giết những người anh hùng không còn vũ khí để tự vệ, tôi là một người phi công hào hùng, tôi chém giết để bảo vệ quê hương tôi, nhưng không hề có thù hận.
Khi còn chiến đấu ở Bắc Phi, người chỉ huy của tôi đã nói. ”nếu tụi mầy bắn một người phi công đã nhảy dù ra khỏi phi cơ, đó là một hành động tồi tệ, tao sẽ là người bắn rơi tụi mầy”. Trong trường hợp nầy cũng vậy, chiếc B17 nầy không còn tự vệ được, tôi phải để cho họ có một cơ hội, ngày mai tôi sẽ bắn họ khi họ ngang ngửa với tôi. Biết là không thể thuyết phục được người trưởng phi cơ B17 tôi bay ra phía trước lắc cánh, tôi cũng mừng khi thấy anh đã bay theo tôi, hướng dẫn chiếc B17 độ một giờ sau thì tôi thấy biển Bắc, tôi bay chậm lại song song, chào anh ta rồi quay trở về đáp, dĩ nhiên là tôi phải báo cáo với cấp trên, là tôi đã bắn hạ chiếc B17 trên biển.
 
Anh Charlie Brown và Anh Franz Stigler trở nên đôi bạn thân, họ đã gặp lại nhau nhiều lần, sau đó họ đã được không lực Hoa Kỳ bạn tặng những huy chương cao quý. 
 
Anh Charlie Brown mất ngày 24 tháng 11 năm 2008.
Anh Franz Stigler mất ngày 22 tháng 3 năm 2008.
 
Những người anh hùng trên một đất nước anh hùng, dù thắng hay bại vẫn được coi trọng, ”luận anh hùng không dựa theo thành bại”. Người Nhật người Đức, sau khi bại trận vẫn được người Mỹ kính trọng.
 
 
Chuyện suy ngẫm về tình người /
Phiên dịch: Đông Quyên
• Fb Le Van Quy
Bao Nguyen Quang chuyển...

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Chiều Giếng Mạch Theo Em - Thuyên Huy


 

 Nhớ người trong cuộc tình chưa có tên ở quê xưa

Tan trường em về chiều Giếng Mạch

Theo sau tôi ngượng ngập câu chào

Thư tình đầu nằm trong trang sách

Nhưng còn ngại ngùng chưa dám trao

 

Nắng chênh chếch ngã ba Mít Một

Nhà em về tận cửa số Hai

Nhìn theo lòng hẹn mai hẹn mốt

Thương lâu rồi nào em có hay

 

Rồi không còn theo sau em nữa

Bên nhau mình xe đạp song đôi

Đêm gác trọ chong đèn ngồi nhớ

Mơ mộng đời trong giấc ngủ vui

 

Cuối hè em không về trường cũ

Giếng Mạch từ đó thiếu bóng người

Đường xưa buồn hiu cây cỏ rũ

Thu hững hờ vàng trải lá rơi

 

Từ đó tôi không ngang Giếng Mạch

Ngã ba Mít Một cố mà quên

Đốt tờ thư cuối còn trong sách

Vĩnh biệt cuộc tình chưa có tên

 

Thuyên Huy

 Ở nơi không có chiều Giếng Mạch

Mời Xem :
 

Tây Ninh Đó Người Có Về - Thơ Thuyên Huy 

TUỲ BÚT VỀ PUTIN - Lê Phú Khải

 

Người Pháp có câu ngạn ngữ thâm thuý: “Les peuples heureux n’ont pas d’histoire” (Những dân tộc may mắn không có lịch sử). Không có thiên tai, không có chiến tranh, không có anh hùng . . . Các sử gia không có gì để viết cả! Nước Na Uy vừa được bình chọn là nước hạnh phúc bậc nhất thế giới nhiều năm liền đó thôi. Bởi lẽ, mấy trăm năm nay lịch sử nước này chẳng có gì để viết cả.
Khi Putin mới lên ngôi, một người bạn vong niên của tôi là nữ nhà báo Hồng Thuỷ ở Đài Tiếng Nói Việt Nam biết tôi ham đọc sách, nên đã đem đến tặng cuốn sách mới in viết về Tổng thống Putin. Bìa sách có in hình Putin đang múa võ Judo. Trong sách có nhiều hình ảnh Putin đang cởi trần cưỡi ngựa, ở trần câu cá.
Đọc hết cuốn sách tôi thấy rất buồn và rất lo cho dân Nga. Bi kịch của các nước lớn như Nga, Trung Quốc là không “may mắn” có quá nhiều “lịch sử”. Người dân của các nước này lại nhiễm phải cái bệnh nan y là thích làm Đại Nga, Đại Hán. Những người lãnh đạo của họ lại mắc chứng vĩ cuồng! Vĩ cuồng đến từng chi tiết ở trần cưỡi ngựa, ở trần câu cá. Người như thế là người dễ hoang tưởng, không phải là người tỉnh táo!
Trước kia, Tổng thống Pháp là ông Mitterrand, trước khi lên làm tổng thống, ông là một dịch giả có tiếng. Nhưng chẳng có nhà xuất bản nào ở Pháp chịu in các tác phẩm của ông. Khi ông trúng cử tổng thống rồi, các nhà xuất bản bu lấy xin in các tác phẩm dịch của ông. Tổng thống đã từ chối. Ông đã không mắc bệnh vĩ cuồng hoang tưởng. Thiệt là may mắn cho nhân dân Pháp.
Nhưng điều lo lắng của tôi khi đọc xong cuốn sách về Putin, và điều không may mắn cho nhân dân Nga đã đến vào ngày 24.2.2022, khi Putin hoang tưởng mình sẽ trở thành Pierre Đại Đế, ra lệnh xâm lược Ukraine bằng sức mạnh tổng lực của một siêu cường quân sự hàng đầu!
Ban đầu, ai cũng nghĩ rằng, kể cả phương Tây cũng cho là Ukraine sẽ bị đè bẹp trong chốc lát. Có lẽ vì quá mụ mẫm mà ngay cả những cái đầu thông minh nhất của các chính sách gạo cội đã quên mất những nguyên lý cơ bản của chiến tranh. Họ đã sa vào thuyết vũ khí luận.
Vũ khí chỉ là một yếu tố quan trọng trong một cuộc chiến tranh. Con người cầm vũ khí và tính phi chính nghĩa của kẻ cầm vũ khí không thể không được tính đến.
Tinh thần chiến đấu của những người chống lại kẻ phi nghĩa có sức mạnh không kém gì vũ khí tối tân. Người viết bài này xin nêu một ví dụ nhãn tiền của lịch sử thế giới đương đại. Sau Thế chiến thứ hai, Pháp đem quân tái chiếm Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh tuyên bố: Những con tàu của Tướng Leclere có thể vượt được đại dương, nhưng không thể đi ngược được những dòng sông ở Việt Nam. Ông kêu gọi: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc… Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp…
Có sử gia phương Tây lúc đó đã bình luận: Giữa thời đại của vũ khí nguyên tử (Mỹ vừa bỏ bom nguyên tử ở Nhật) mà ông Hồ Chí Minh lại kêu gọi dùng cuốc thuổng, gậy gộc để đánh Pháp thì đủ biết ông tin tưởng ở tinh thần yêu nước của dân Việt Nam như thế nào!
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp là các đoàn xe đạp thồ của dân công Việt Nam đã thắng những máy bay vận tải Dakota của Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ. Tướng chỉ huy ở Điện Biên Phủ phải điều trần trước Quốc hội Pháp. De Castries đã chỉ nói một câu rồi đi xuống, khiến cả Quốc hội Pháp chết lặng: Người ta có thể đánh bại một đạo quân, nhưng không ai có thể đánh bại một dân tộc!
Lịch sử đã lặp lại. Những anh lính nghĩa vụ Nga bị Putin lừa là đi tập trận, ngồi trên những cỗ xe tăng, những thiết xa rất hiện đại nhưng còn nhớ mẹ thì dù vũ khí của Nga có mạnh đến đâu cũng là vô nghĩa! Tôi nhớ lại một cảnh khó quên trong cuộc Cách mạng Maidan 2014, khi các cô gái Ukraine xông lên trước mũi súng của cảnh sát vũ trang thì các cụ già đã lôi các cô lại phía sau và hô lớn: Chúng mày còn phải đẻ, để chúng tao hy sinh! Những cô gái, những người đàn ông Ukraine như thế, hôm nay, trong trận chiến này, đang quyết tử cho tự do, dân chủ và tương lai của đất nước mình, quyết không lùi bước, quyết không cúi đầu.
Một người đàn ông chói lọi có tên là Zelensky đang đi trên mặt đất Ukraine nhưng đang làm đảo lộn cả bầu trời và đó là điều bất ngờ lớn nhất của nhân loại ở thế kỷ này. Không phải thế sao?
Cả phương Tây đang chia rẽ bỗng siết chặt hàng ngũ để chống lại một kẻ thù tưởng là rất mạnh, hoá ra không phải! Nhưng nhất định phải diệt, vì sau nhiều năm cầm quyền, kẻ độc tài này đã trở thành một tên cuồng vọng mắc chứng hoang tưởng tâm thần đang đe doạ cả nhân loại.
Có ai tin rằng những quốc gia trung lập “chung thân” mấy trăm năm nay như Thuỵ Sỹ, Na Uy, Thuỵ Điển đến nay đã nhận thấy không thể sống “yên thân” khi tên lửa siêu thanh của Putin đang nhắm bắn vào bệnh viện phụ sản ở Mariupol nhằm gây khiếp sợ cho nhân dân Ukraine. Putin định “chiến thắng” bằng mọi sự tàn bạo mất hết tính người.
Con người từ đâu đến và anh ta đi về đâu? Đó là câu hỏi mà sau Thế chiến 2 Jean Paul Sartre đã đặt ra, và hôm nay, nhân loại phải trả lời.
 
Sài Gòn, 22.3.2022
Lê Phú Khải 
 
Mời Xem :
 

CAO LẦU, HỔ LỐN, LOẠN...SÀ BẦN

CAO LẦU, HỔ LỐN, LOẠN...SÀ BẦN

Phong trào ẩm thực của ta  tấp nập, lúc nào cũng ồn ào như vỡ chợ. Ly, cốc, chai, lon cụng nhau tưng bừng…Dzô ! Dzô ! Lợi dụng giây phút ngắn ngủi còn tỉnh táo, mời bạn đi ” xem ” mấy món ăn ” vang bóng một thời ” của Tây, Tàu và ta.

“Có phải ở trong Nam người ta gọi Hẩu lốn là ” sà bần ” không ? (…) Thực là kỳ lạ : cũng thuộc vào loại hẩu lốn, Tàu có ” tả pín lù ” Tây có ” lâm vố “, mà ở đây thì có ” sà bần ” ; ba thứ này, cũng như hẩu lốn, đều do các thứ ăn đổ lộn lại với nhau nấu chín lên, nhưng tại sao ăn vào tôi vẫn thấy một cái gì ” khang khác “, không làm cho mình mãn nguyện hoàn toàn ? “.(Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, Văn Học, 1990, tr. 133).

Vũ Bằng khai mào cho cuộc vui bằng một câu hỏi xoay quanh bốn món ăn ” thượng vàng, hạ cám ” của giới nhậu nhẹt là hẩu lốn, sà bần, tả pín lù, lâm vố… Mấy món ăn này giống nhau hay khác nhau ra sao?

Thường thường sau những buổi cỗ bàn, cúng giỗ, các bà nội trợ miền Bắc hay nấu nồi Hẩu lốn. Tất cả các thứ đồ ăn còn lại của ngày hôm trước, đặc biệt là của ba ngày Tết, được đổ chung vào nồi, nấu thêm một lần nữa. Hẩu lốn là món ăn trong gia đình. Ít khi người ta thết đãi bạn bè bằng hẩu lốn. Trong thực đơn của các nhà hàng cũng không thấy món này.

Hẩu lốn âm Hán Việt là hoả lô, tức là cái hoả lò. Theo tên gọi thì có thể suy ra rằng trong bữa ăn ngày xưa, nồi hẩu lốn được để trên hoả lò, đặt trước mặt mọi người. Về sau, để tránh cồng kềnh, người ta múc sẵn hẩu lốn ra bát lớn. Lúc ăn, không còn hoả lò và nồi trước mặt.

Miền Bắc có hẩu lốn thì miền Nam có Sà bần. Cũng như hẩu lốn, sà bần được nấu bằng nhiều thứ rau, thịt, cá còn thừa của bữa trước. Sà bần tương đương với hẩu lốn. Chỉ khác tên gọi và khẩu vị địa phương thôi.

Tại sao lại gọi là Sà bần ? Sà bần nghĩa là gì và từ đâu ra?

Danh từ sà bần chưa có trong các từ điển. Sà bần có 2 nghĩa :

-Các thứ sỏi đá, gạch ngói vụn, dùng để gia cố nền nhà, móng nhà.

– Món ăn nấu lẫn lộn nhiều thứ.

Cái nền nhà, móng nhà được gia cố bằng lớp sỏi đá, gạch ngói vụn, trộn với vữa tiếng Pháp là soubassement. Người miền Nam đã Việt hoá 2 âm đầu của soubassement thành sà bần. Sỏi đá, gạch ngói vụn để làm nền nhà được thợ hồ miền Nam gọi là sà bần.

Khi làm nhà, phải đổ một lớp sà bần cho chắc móng.

Món ăn nấu lẫn lộn nhiều thứ (thịt, cá, cà chua, khoai tây, tỏi tây v.v.) trông lổn nhổn như đống vật liệu xây cất kia nên được dân nhậu đặt tên là sà bần. Nghĩa rộng của sà bần là lộn xộn, rối rắm. Loạn sà bần ! Bấn sà bần !

Cũng như hẩu lốn, sà bần thường được múc sẵn ra bát.

Lâm vố là món ăn của Tây. Thời Pháp thuộc, ngoài Hà Nội :” Những cái còn thừa sau bữa ăn ở các trại lính, người ta vun lại, quét lại, tống vào thùng, vào bao tải. Rồi quảy, rồi cho lên xe bò, kéo ra (…). Những đĩa sào đã được trút vào cái xô nhôm thành nồi sào tạp pí lù bạc nhạc, xương sườn xương sụn thịt nhả bã với cà chua, lổn nhổn hành tây, cần tây, lá xà lách. Nước súp cũng được dồn vào nồi ba mươi, thùng gỗ, thùng nứa ghép vẫn để gánh nước. Chẳng đun lại, đổ thêm hàng phạng nước máy, mà nồi canh vẫn sao mỡ vàng khè… “.

(Tô Hoài, Chuyện cũ Hà Nội, Hà Nội, 1986, tr. 192-193).


Bạn còn muốn ăn lâm vố của Hà Nội không ? Ngại à ? Nếu ngại thì vào Sài Gòn thưởng thức lâm vố ” chất lượng cao “.

” Cơm bình dân, thời trước 1945 mãi ghi dấu ấn trong lứa già 70 tuổi, còn gọi cơm ” thất nghiệp ” hoặc cơm ” lâm vố ” (rabiot) tiếng lóng của nhà binh Pháp, chỉ phần ăn bổ sung nếu người lính ăn hết phần tiêu chuẩn mà chưa no. Cũng có nghĩa “cơm thừa cá cặn” do giới đấu thầu mua lại pha chế, thêm gia vị, nấu sôi để sát trùng, rồi bán, chất lượng còn khá cao, từng cục thịt bò. Cơm ” lâm vố ” bày bán bên đường, ngang hông Đông Dương ngân hàng, người thất nghiệp thường hài hước : “Dạo này tôi ăn cơm lâm vố, làm việc Băng Anh-đô-sin”.(Sơn Nam, Người Sài Gòn, Trẻ, 1992, tr. 80)

Lâm vố của vỉa hè Việt Nam là ” cơm thừa cá cặn ” của lính tây.

Lâm vố là phiên âm của tiếng Pháp Rabiot. Từ điển Larousse định nghĩa Rabiot (danh từ) là : Vivres restant en excédent après la distribution (đồ ăn phân phát còn thừa). Temps de service supplémentaire imposé à des recrues (thời gian lính bị gia hạn tại ngũ). Supplément (thêm, phụ trội).

Rabiot không xa lạ gì với sinh viên bên Pháp. Nhưng lâm vố của sinh viên còn ” thanh đạm “, chay tịnh hơn lâm vố của lính. Ngày hai buổi, vào cuối giờ phục vụ của Resto-U (quán ăn sinh viên), người ta mang ra ” nhờ ăn giùm ” vài thứ còn thừa như mì luộc (pâtes), khoai tây luộc, sang hơn một tí là đậu cô ve (haricot vert) luộc… Sinh viên gọi đồ ăn ” phát chẩn ” này là rab (nói tắt của rabiot). Chẳng ngon lành gì nhưng cũng… đầy bụng. Ăn mày còn đòi xôi gấc ! Không ăn thì đổ thùng rác !

Thầy giáo giảng dạy quá giờ, sinh viên cũng gọi đùa là thầy dạy rab.

Trở lại món ăn. Lâm vố của Hà Nội tệ hơn lâm vố của Sài Gòn. Thế mà Tô Hoài lại dám gọi cái xô nhôm lâm vố là nồi sào tạp pí lù bạc nhạc. Oan cho tạp pí lù nhiều lắm.

Tạp pín lù, âm hán việt là đả biên lô, tức là món ăn nấu chín gần bên lò lửa ; cũng như ăn sán lẩu là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lửa nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí bằng chì, thiếc, vật kim khí có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon : mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và, không cần biết món nhúng đã chín hay còn sống sượng “.
(Vương Hồng Sển, Sài Gòn tạp pín lù, Văn Hoá, 1997, tr. 5).

Tạp pín lù và sán lẩu (sanh lô) là món ăn cầu kỳ, đắt tiền. Thức ăn toàn là đồ tươi chứ không phải đồ ăn còn thừa như lâm vố. Tô Hoài nhầm cái váy thời trang được cắt may, lắp ghép bằng nhiều miếng vải với cái váy đụp, đầy mụn vá của mấy bà nhà quê.
Lâm vố là tổng hợp các đồ ăn thừa của lính Pháp, được xuất trại tái sinh thành cơm vỉa hè bình dân. Sà bần, hẩu lốn, được nấu bằng đồ ăn còn lại của gia đình.

Tạp pín lù, sán lẩu trong Nam, cù lao lửa (Vũ Bằng gọi là Cù lao hổ) ngoài Bắc, là đặc sản của một số hiệu ăn sang. Đồ ăn tươi được nấu ngay trên bàn ăn.

Cù lao lửa ban đầu là tên cái xoong dùng để nấu món ăn. Xoong hình máng, viền tròn xung quanh lò than. Toàn bộ trông như một cù lao nằm trên lò lửa. Cái xoong cù lao lửa còn có tên gọi khác là cái hoả thực.


Lù (tạp pín lù), lẩu (sán lẩu), lốn (hẩu lốn) là 3 cách phát âm khác nhau của từ Hán Việt lô, nghĩa là cái lò, cái bếp lửa. Do đó, đòi hỏi tối thiểu của món lẩu, bất cứ là lẩu gì, là phải có cái lò lửa để đun nước dùng, nhúng đồ ăn, đặt trước mặt thực khách.

Đi khắp nước Việt Nam bây giờ, người ta sẽ hoa mắt vì… lẩu. Thôi thì đủ thứ ! Lẩu bò, lẩu heo, lẩu dê, lẩu đà điểu, lẩu cá, lẩu gà, lẩu ba ba, lẩu chó v.v. Có sách dạy nấu 101 món ăn lẩu Trung Hoa (nxb Phụ Nữ, 1997). Thật ra, chả cần phải tìm kiếm đâu xa, chỉ việc đặt cái lò trên bàn ăn, bắc xoong nước lên, để bó rau, xóc cua, rổ ốc… bên cạnh là ba miền nước ta cũng có cả mấy chục thứ lẩu. Lẩu rau muống, lẩu rau cần, lẩu cua, lẩu ốc… Xoong nước dùng đặt trên lò, nhúng rau vào, gắp ra ăn… là lẩu rau, lẩu chay đấy.

Còn nhớ năm 1995, tại một hiệu ăn sang trọng cạnh Hồ Tây, chúng tôi ngồi cạnh bàn của một cặp tình nhân trẻ người miền Nam. Họ gọi món lẩu. Một lát sau cô chạy bàn bưng ra một khay đồ ăn. Chàng trai cười giễu :

– Nhầm bàn rồi. Tụi tui kêu lẩu kia mà.

Cô chạy bàn để món ăn lại, chạy đi tìm cô trách nhiệm ghi món ăn của khách. Một lát sau cô trách nhiệm đến, nhìn khay đồ ăn và dõng dạc xác nhận :

– Lẩu đấy.

Nói xong, cô bỏ đi. Cặp tình nhân lắc đầu nhìn nhau :

– Lẩu gì mà kì vậy nè !

Cặp tình nhân phàn nàn là đúng. Món lẩu mà không có cái lò đặt trước mặt khách thì chỉ là… một bát canh nấu sẵn. Sang hơn thì gọi là một bát… hẩu lốn. Đã vậy, lại còn được cô trách nhiệm tặng cho một trái…chanh chua.


Ngôn ngữ bất đồng. Ăn hẩu lốn hay sà bần không cần có cái lò trước mặt, nhưng ăn lẩu thì phải có. Không nên nhầm hẩu lốn với lẩu, tuy rằng lốn hay lẩu đều là cái lò.

Nhưng thôi. Phàn nàn làm gì. Có lần tôi được rủ ăn Bánh cuốn Tây Hồ của bà con ta bên Cali. Bánh cuốn ” truyền thống ” có cả xôi đậu xanh và bánh tôm, nhai trệu cả quai hàm. Nghĩ cho cùng, tất cả đều là… lỗi tại tôi, lỗi tại tôi ! Tiệm có bắt ai vào ăn đâu. Muốn ăn bánh cuốn ” truyền thống cổ lỗ sĩ ” thì cứ việc…đi chỗ khác ! Nhưng mà đi đâu ?

Bạn đã ăn cao lâu lần nào chưa ? Không hiểu câu hỏi à ?

Cao lâu hay cao lầu, người Trung quốc hiểu là cái lầu hay cái gác cao. Cao lâu không phải là thanh lâu (lầu xanh) hay hồng lâu (lầu hồng) đâu nghe. Nghèo mà ham ! Tại Việt Nam, xưa kia có một số tiệm ăn tiếp khách cả trên lầu cao. Người ta gọi những tiệm ăn này là tiệm cao lâu. Đi ăn cao lâu là… cao sang lắm. Được ngồi trên cao, nhìn người dưới đường… bằng nửa con mắt. Cao lâu trở thành biểu tượng của sang trọng. Nhưng chưa chắc đã là ăn ngon. Ủa, sang mà không ngon à ? Tuỳ món !

Cao lâu có món gì đặc biệt ? Gì cũng được.

Tranh Oger có tấm Ăn cao lâu, vẽ 3 người đàn ông ngồi nhắm rượu với chim quay, bàn bên cạnh là 2 người đang uống trà, ăn bánh.

” Ở Thái Nguyên hiệu cao lâu chỉ bán phở, chứ không bán cơm bữa. Cho nên ở trên ấy, gọi phở là cao lâu. Bát cao lâu là bát phở. Bánh cao lâu là bánh phở ” (Nguyễn Công Hoan, Nhớ và ghi về Hà Nội, Trẻ, 2004, tr.119).

” Cao lầu Ngọc Lan Đình, tên đặt rất sang và rất nên thơ, của bọn mại bản triệu phú bán lúa gốc người Phước Kiến, cách nấu rất cầu kỳ sang trọng, nửa ngon như Quảng, nửa dùng nhiều hải vị (vì là dân xứ cá) nên nhiều món lạ : bào ngư, hào, hến và hoa thảo… ” (Sài Gòn tạp pín lù, sđd, phần 2, tr. 53).
Cao lâu không ám chỉ một món ăn nào cả. Miễn là tiệm ăn phải có lầu, có gác cao. Ngày nay, các ông có thể rủ nhau đi cao lâu hạ ” cờ tây “, uống bia ôm, hát karaoke. Nếu mệt thì bảo em nó ” làm ” cho một chầu từ A đến Y. Thư giãn… hết chỗ chê.

Ở Hội An, ăn cao lầu không bắt buộc phải leo lên gác cao. Cao lầu đã trở thành tên một món ăn đặc sản địa phương. Lưng chừng giữa mì Quảng và hủ tíu. Cao lầu (Hội An) đã hạ lầu, xuống đường từ lâu rồi. Khách du lịch có thể ăn Cao lầu trong chợ hay ngoài vỉa hè.

Cao lầu Hội An

Tại Pháp, cao lâu bị lép vế, nhường chỗ cho đại tửu lầu, đại tửu gia. Có cả đại tửu lầu… không có lầu, đại tửu gia… lớn hơn cái quán cóc của Sài Gòn năm xưa.

Nhập gia tùy tục, tiếng Tàu sang ta… phải theo ta ! Sang Pháp, mặc kệ Pháp.

Nguyễn Dư

 

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...