Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Thử nghiệm lâm nghiệp kéo dài gần nửa thế kỷ ở Nhật đã trở thành "crop circles" tuyệt đẹp

Khu rừng tuyết tùng ở tỉnh Miyazaki, Nhật Bản là nơi có những
vòng tròn cây trồng bí ẩn đầy mê hoặc nhưng không phải
ngẫu nhiên trong tự nhiên.
Những bức ảnh về các mô hình cây kỳ lạ, chỉ có thể nhìn
thấy từ trên cao, đã xuất hiện trên internet khoảng ba năm
trước và thúc đẩy tất cả các loại thuyết âm mưu liên quan
đến mọi thứ, từ người ngoài hành tinh đến các thí nghiệm
bí mật của chính phủ.
Tuy nhiên, điều thứ hai hóa ra khá gần với sự thật, chỉ có
điều các thí nghiệm này không có gì là bí mật và chúng
được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và
Thủy sản Nhật Bản đứng ra tổ chức.
Trở lại năm 1973, một khu vực đất gần thành phố
Nichinan đã được chỉ định là “lâm nghiệp thực nghiệm”
và kết quả của thử nghiệm đó ngày nay có thể nhìn
thấy được.

                   Những vòng tròn bí ẩn được nhìn từ trên cao.
Một trong những thí nghiệm được thực hiện trong khu vực liên
quan đến việc đo lường ảnh hưởng của khoảng cách cây đến
sự tăng trưởng. Họ trồng các cây tuyết tùng cách nhau 10 độ
để cuối cùng tạo thành 10 vòng tròn đồng tâm ngày càng
nhỏ gọn hơn.

50 năm sau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thí nghiệm
đã chứng minh mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
Những bông tuyết tùng xếp quá gần với nhau sẽ ngắn hơn
những bông tuyết tùng ở những vòng tròn bên ngoài trồng
thưa hơn. Kết quả là mô hình đồng tâm bị lõm xuống.

Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, chênh lệch chiều cao giữa
những cây nhỏ nhất ở vòng trong hình đồng tâm và những
cây cao nhất ở vòng ngoài là hơn 5 mét.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, cây cối ở những
khu vực ít rậm rạp hơn có nhiều khả năng tiếp cận tài
nguyên tự nhiên hơn, trong khi những cây ở trung tâm phải
cạnh tranh cả về ánh sáng mặt trời và chất dinh dưỡng,
điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Thử nghiệm hấp dẫn kéo dài gần nửa thế kỷ .
Điều này tưởng như đơn giản nhưng rất có ý nghĩa trong
công tác trồng cây gây rừng. Mật độ cây ít hơn tương đương
với việc phải cạnh tranh ít hơn về nguồn nước, ánh sáng
mặt trời. Do vậy, không phải cứ trồng thật nhiều cây là đã
tốt. Mật độ quá lớn khiến chúng phải cạnh tranh với nhau
và kết quả, tất cả đều phát triển ở mức "nấm lùn."

Theo tài liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản
 Nhật Bản, chênh lệch chiều cao giữa những cây nhỏ 
nhất ở trung tâm và những cây cao nhất ở vòng ngoài
 lên tới 5,3m.





1 nhận xét:

NHỚ MỘT NGƯỜI - Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh của Đào Anh Dũng NHỚ MỘT NGƯỜI Ta có mối tình mãi khắc sâu Bóng hình người ấy, mối duyên đầu Có khi thương mến khôn tìm được Lắm lúc u h...