Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

TUỔI GIÀ

Mời Đọc cho Đở Buồn...... 😝😝😝😝😝😝😝

Tuổi già mới là tuổi đẹp nhất trong đời, như mặt trời khi lên cao nhất là sáng nhất và nóng nhất, như hoa nở rộ đến tột cùng, là lúc hương sắc tỏa ra rực rỡ nhất.

Về già, không còn sục sôi như thời niên thiếu, không còn lãng mạn như hồi còn trẻ, nhưng ngộ ra nhiều điều về lẽ đời.

Về già, không còn nét cười của trẻ thơ và vẻ đẹp của tuổi thanh xuân nhưng chỉ đến khi về già ta mới hiểu rằng, đời người cho dù thành công hay thất bại, vui sướng hay khổ đau, thịnh hay suy, vinh hay nhục, tất cả đều như dòng suối tự nhiên, đến từ đâu sẽ chảy về đó. Đó là trăm sông về biển và tất cả là Một.

Chỉ đến khi về già người ta mới hiểu rằng trên đời không có trắng đen rõ ràng, giữa đen và trắng có nhiều màu trung gian, cho nên cô đơn, thất vọng, buồn phiền, đau đớn là những thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Tử tế với chúng tức là tử tế với đời.

Chỉ đến khi về già người ta mới hiểu rằng không phải ai cũng thành công, không phải ai cũng danh giá, nhưng ai cũng có dấu chân của mình để lại trong đời. Nếu ta đã phấn đấu, đã theo đuổi, vậy thì được và mất có là gì!

Chỉ đến khi về già người ta mới hiểu rằng tuổi già có sắc màu của tuổi già. Trẻ trung cho dù lộng lẫy nhưng sẽ phai mờ dần theo năm tháng. Chỉ có TÂM THẾ trẻ trung mới là màu sắc bất biến trong cuộc sống, và vì thế tuổi già không có nghĩa là suy tàn. Thất vọng, thờ ơ, chán đời mới thực sự là suy tàn.

Chỉ đến khi về già người ta mới hiểu rằng trên đời không có người đàn bà nào đúng như ý người đàn ông mong muốn và cũng không có người đàn ông nào đúng như ý người đàn bà mong muốn. Chìa khoá của hạnh phúc gia đình là sự bao dung và hiểu nhau, là lòng biết ơn và sự tôn trọng.

Về già mới bắt đầu nhàn rỗi. Khi ta già, bọn trẻ đã đi làm. Chúng nó trở thành trụ cột của gia đình, ta được thong thả sống cuộc sống của mình.

Về già, ta có quyền hưởng hạnh phúc. Khi còn trẻ luôn nghĩ rằng khi việc làm ăn ổn định và bọn trẻ lớn lên là ta có thể hưởng phúc. Nay ta già thật rồi, cũng nên hưởng sự chăm sóc và yêu thương của con cháu. Hãy để bọn trẻ quây quần bên mình để tận hưởng niềm vui gia đình. Ta được coi là thần tượng của gia đình, là chỗ dựa tinh thần của gia đình. Không có người già, gia đình mất đi một kho báu.

Về già, nhàn nhã hơn và không có gì vội vã. Về già, không còn sự khôn lanh và xông xáo, nhưng sự chu đáo và tỉ mỉ khi suy xét mọi việc thì chắc chắn là hơn thời trẻ.

Ta chỉ muốn thụ hưởng phần thuộc về mình và thuận với lẽ tự nhiên trong một đời người bình thường để thực sự bước vào quãng đời tự do tự tại sung sướng của cõi nhân sinh. Người già, được thời gian rửa tội, Chân chất mà Bền bỉ, Hiểu biết mà Vững vàng.

Người già, được tuổi tác tôn vinh, Minh triết mà Điềm đạm, Tỉnh táo mà Thong dong...

-------------

"Triết lý về tuổi già. Đời người, có tuổi trẻ, tuổi già. Tuổi trẻ có ưu thế về nhan sắc, hình thức và độ quyến rũ của xuân thì. Nhưng tuổi trẻ cũng là tuổi vất vả vì ai cũng phải bươn chải lo cơm áo mưu sinh, khẳng định tài năng, năng lực mình. Tuổi già, không còn ưu thế của xuân thì, nhưng sinh kế đã ổn định, tài chính đã được tích lũy, những va vấp, gian truân cuộc đời dạy cho con người ta biết tu tâm dưỡng tính, biết buông bỏ khi không cần thiết và biết trân quý đời sống... Tất cả những điều đó tạo nên vẻ đẹp, tâm hồn và thần thái tuổi già.

Mình thích bài viết này vì nhiều ý đúng, và thích cái cách suy nghĩ tích cực về Tuổi già. Đúng vậy- "thất vọng, thờ ơ, chán đời mới là suy tàn"- còn biết trân quý từng giây phút được sống cuộc sống của mình, với thế giới riêng tràn đầy cảm xúc trước cây cỏ, hoa lá, chim muông bên ruột thịt, cảm giác mình vẫn may mắn hơn nhiều kiếp nhân sinh cực khổ- đó vẫn là Hạnh phúc. Cảm ơn Đời và cảm ơn Trời Phật! "

St.

Copy Hùng Đinh

Mời Đọc Thêm :

1/Có Tuổi Già Không...? - BS.Đỗ Hồng Ngọc

2/Thơ Xướng Họa : THƠ THẨN TUỔI GIÀ (Hồ Nguyễn,Thanh Hoà và Các Bài Họa 

1 nhận xét:

LƯƠNG TÂM CẠN KIỆT - Thơ Thái Huy và 10 Bài Thơ Họa Của Các Thi Hửu

Bài Xướng   LƯƠNG TÂM CẠN KIỆT Thế giới hẳn ai cũng ngỡ ngàng Mỗi ngày cuộc chiến một leo thang Vì đâu vậy nhỉ nên cơ sự? Bởi lý do chi hóa ...