Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Thành phố Phật giáo cổ gần Kabul lâm nguy vì công ty Trung Quốc (Zing.news )

Thành phố Phật giáo cổ trên đỉnh núi gần Kabul có nguy cơ biến mất vĩnh viễn vì tập đoàn Trung Quốc đang xúc tiến khai thác một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới.

Nằm ở hợp lưu của nền văn hóa Hy Lạp và Ấn Độ, Mes Aynak có tuổi đời từ 1.000 đến 2.000 năm. Đây từng là thành phố lớn và nhộn nhịp với hoạt động khai thác và buôn bán đồng.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện các tu viện Phật giáo, bảo tháp, pháo đài, tòa nhà hành chính, và nhà ở tại đây. Ngoài ra, họ cũng đã khai quật hàng trăm bức tượng, bức bích họa, đồ gốm, tiền xu, và thủ bản.

           Mes Aynak có tuổi đời từ 1.000 đến 2.000 năm. Ảnh: AFP.

Mặc dù từng bị mất trộm các cổ vật vào đầu thế kỷ này, Mes Aynak là “một trong những địa điểm khảo cổ đẹp nhất trên thế giới”, Bastien Varoutsikos, nhà khảo cổ học thuộc công ty Iconem của Pháp, cho biết. Ông Varoutsikos đang nghiên cứu cách số hóa thành phố và các di sản của nó.

Tuy nhiên, Taliban muốn tìm nguồn thu mới sau khi viện trợ quốc tế đóng băng. Vì vậy, họ ưu tiên các dự án khai thác mỏ. Điều này có thể khiến các công việc khảo cổ buộc phải dừng lại.

Tập đoàn khai thác mỏ

Các hiện vật được phát hiện có niên đại chủ yếu từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IX sau Công nguyên. Đồ gốm có niên đại từ thời kỳ đồ đồng, trước khi Phật giáo ra đời, cũng được tìm thấy. Điều này khiến nhiều người tin rằng nghề làm gốm có thể đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử.

Vào đầu những năm 1960, nhà địa chất người Pháp đã phát hiện Mes Aynak, tỉnh Logar. Khu vực này được cho rằng tương đương với Pompeii và Machu Picchu về kích thước và tầm quan trọng. Di tích rộng khoảng 1.000 ha và nằm cao trên một đỉnh núi lớn.

Năm 2007, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) - về sau đổi tên thành MJAM, đã ký hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để khai thác quặng trong vòng 30 năm.

15 năm sau, mỏ này vẫn không đi vào hoạt động bởi sự bất đồng giữa Bắc Kinh và Kabul về các điều khoản tài chính đã gây ra sự trì trệ.

Tuy nhiên, dự án hiện là ưu tiên của hai bên. Các cuộc đàm phán đang diễn ra về cách thức tiến hành dự án khai thác này.


Thanh pho Phat giao co co nguy co bi xoa so anh 2

Khu di tích, rộng 1.000 ha, nằm cao trên một đỉnh núi lớn. Hai bên sườn núi lộ rõ màu nâu phản ánh sự hiện diện của đồng. Ảnh: AFP.

Nhiệm vụ bảo vệ quá khứ

Nhiều người quan ngại rằng vùng đất từng là một trong những trung tâm thương mại thịnh vượng nhất trên Con đường Tơ lụa có thể biến mất nếu không có sự giám sát.

Vào đầu những năm 2010, đây là "một trong những dự án khảo cổ lớn nhất trên thế giới", ông Varoutsikos nói với AFP.

MJAM ban đầu đã đình chỉ việc khởi động dự án trong 3 năm nhằm tạo điều kiện cho các nhà khảo cổ tập trung nghiên cứu khu vực bị đe dọa trực tiếp bởi mỏ.

Khoảng thời gian đó vô tình bị kéo dài do tình hình an ninh ngăn cản người Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch.

Cuối cùng, hàng nghìn cổ vật đã được khai quật. Một số được đưa đến bảo tàng Kabul. Một số khác được lưu giữ gần đó.

Thanh pho Phat giao co co nguy co bi xoa so anh 3

Nhiều người lo ngại rằng một nơi từng được coi là một trong những trung tâm thương mại thịnh vượng nhất trên Con đường Tơ lụa có thể biến mất nếu không có sự giám sát. Ảnh: AFP.

Trong lần nắm quyền trước đó, Taliban đã gây chấn động thế giới khi phá nổ các tượng Phật khổng lồ của Bamiyan vào tháng 3/2001. Tuy nhiên, Taliban nay nói rằng họ sẽ quyết tâm bảo tồn những phát hiện của Mes Aynak.

"Bộ Thông tin và Văn hóa có nhiệm vụ bảo vệ chúng", Esmatullah Burhan, phát ngôn viên của Bộ Mỏ và Dầu mỏ, nói với AFP.

Tuy nhiên, nhiều bộ hài cốt quá cồng kềnh và dễ vỡ.

Người Trung Quốc chuộng khai thác lộ thiên hơn là khai thác hầm lò. Nếu tiếp tục các dự án khai thác, sự tàn phá của con người lan ra các vùng núi đồng. Hậu quả là các dự án này sẽ chôn vùi tất cả di sản của quá khứ.

Hậu quả về môi trường

Afghanistan có nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ gồm đồng, sắt, bauxite, lithium, và đất hiếm. Khối lượng tài nguyên này được ước tính trị giá hơn 1.000 tỷ USD.

Taliban hy vọng kiếm được hơn 300 triệu USD mỗi năm từ Mes Aynak. Con số này chiếm khoảng 60% toàn bộ ngân sách nhà nước cho năm 2022. Taliban hiện muốn đẩy nhanh quá trình này.

“Dự án này phải bắt đầu, không được trì hoãn lâu hơn nữa”, Taliban liên tục nói với MJAM trong những tuần gần đây, theo ông Burhan.

Người phát ngôn cho biết các cuộc thảo luận đã “hoàn thành khoảng 80%". Chỉ còn một vài điểm kỹ thuật cần giải quyết và dự án sẽ sớm được thực hiện.

Taliban đang yêu cầu hợp đồng bao gồm việc xây dựng nhà máy điện để cung cấp cho mỏ và Kabul và yêu cầu xây một tuyến đường sắt tới Pakistan.

Chính quyền mới cũng nhấn mạnh rằng đồng được xử lý tại địa phương bằng lực lượng lao động người Afghanistan.

Trung Quốc đang rất cần đồng để phát triển kinh tế và miễn cưỡng đáp ứng những nhu cầu này.


Bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, Mes Aynak, ở tỉnh Logar, được so sánh tương đương với Pompeii và Machu Picchu về kích thước. Ảnh: AFP.

Dự án cũng đi kèm với những lo ngại về hậu quả môi trường. Khai thác đồng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chúng cần lượng nước lớn trong khi Logar vốn đã là khu vực khô cằn.

Theo ông Burhan, Taliban đang chú ý "nghiêm ngặt" đến những vấn đề này và sẽ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ của mình trong vấn đề môi trường.

Sự chậm trễ của dự án vô tình mang tới may mắn cho các nhà khảo cổ học.

Mặc dù hiện không có hoạt động nào diễn ra tại khu vực, ông Varoutsikos hy vọng sẽ khởi động lại quá trình khai quật trước khi các bên bắt đầu hoạt động khai thác.

Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào sự hợp tác và tài trợ quốc tế, ông lưu ý.


Xem Lại :Những gián điệp của Taliban khiến Kabul thất thủ chớp nhoáng Duy Anh

 

1 nhận xét:

Phan: NHẬU MÌNH ÊN (từ Trang T.Vấn và Bạn Hửu )

                          Hoang Vu – Tranh (sơn dầu): MAI TÂM 1. Là con nhà người bắc di cư nên tôi hay bị người lớn trong nhà trách nh...