Lời giới thiệu (của người dịch Trần Văn Giang)
Bà Mỹ này viết đúng y những thói hư tật xấu của người mình!
–
Bài viết này phổ biến trên trang “Blog” của cô Blossom O’Bradovich, một
nữ y tá trẻ tuổi người Mỹ gốc Anh Quốc. Cô O’Bradovich là một tay du
lịch loại “backpacking” (người trong nước gọi là “Tây Ba-lô”) không biết
mệt mỏi. Cô ta ghi lại chi tiết các kinh nghiệm trong thời gian cô đi
du lịch các nước Á châu; trong đó có Việt nam.
Tôi
chỉ dịch lại phần kinh nghiệm về Việt Nam của cô O’Bradovich để chúng
ta cùng nhau suy gẫm về vấn đề văn hóa và giáo dục của người Việt hiện
sống trong xã hội Việt Nam qua cái nhìn của một người ngoại quốc – nhất
là người Tây phương.
Trần Văn Giang
Đây là 6 điều kỳ quặc tôi thấy chỉ có ở Việt Nam:
1- Bóp còi xe liên tục
Người
Việt Nam bóp còi xe liên tục với chủ ý muốn nói là “Ê, tôi đang đi tới
đây…” khác hẳn với người Tây phương chỉ bóp còi khi tức giận người đi xe
phía trước, hay tỏ ý muốn họ tránh ra ngay. Nói cách khác, người Việt
bóp còi xe có kèm với nụ cười và một cái gật đầu có ý thông báo là “Tôi
đang đi đàng sau bạn” hơn là “một dấu hiệu của sự tức giận, muốn chửi
thề.”
Ngoài
ra, sự việc người đi bộ lao đầu thẳng vào các dòng xe nhộn nhịp đang đi
tới là chuyện hoàn toàn bình thường; bởi vì người lái xe sẽ không bao
giờ dừng lại nhường cho bạn đi qua, mà họ sẽ tìm mọi cách tránh bạn.
Thật ra, nếu không đi như vậy (lao thẳng vào) thì vô phương mà băng qua
đường ở phố xá Việt Nam.
Chạy xe
ở Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng đâu. Dù đã biết bấm còi hoàn
toàn không có hiệu quả gì cả nhưng người chạy xe vẫn cứ bấm túi bụi y
như là muốn gọi phép lạ.
Có
lần một anh xe ôm chở tôi, thình lình anh ta dừng xe ngay giữa đường
lộ, tắt máy để… dùng “Google Translation” cấp tốc (trên điện thoại di
động?) và gõ cho tôi biết bằng dòng chữ Anh ngữ là “Cô thật xinh đẹp!”
trên màn hình trong khi hàng loạt xe vận tải phải chạy vòng quanh chúng
tôi để tránh. Tôi hoảng hồn tưởng sắp có tai nạn xẩy đến; nhưng kỳ lạ
vẫn chỉ thấy dòng xe đông đảo chạy tránh chúng tôi! Chuyện này không thể
xảy ra ở Tây phương hay các nước phát triển. Nếu ở Mỹ, thì có lẽ chúng
tôi đã bị xe cộ cán chết mất đất rồi!
2- Không có khái niệm về thời gian
Dường
như Việt Nam không hề có chút khái niệm gì về thời gian. Mỗi khi tôi
hỏi một người Việt Nam về thời gian cần để làm xong một chuyện gì đó thì
không có một ai biết trả lời tôi như thế nào? Thời gian có một ý nghĩa
khác biệt ở Việt Nam: Mọi người cho là “cứ khi nào xong là xong. Xem giờ
giấc làm quái gì?” Ngược lại, đối với người Tây phương thời gian là vấn
đề rất quan trọng đã ăn sâu vào tiềm thức từ bé chứ không thể xem là
“sao cũng được!” Kể ra ở đây (VN) vì vấn đề thời gian khá cởi mở cũng
làm đời sống thoải mái, dễ thở, đỡ căng thẳng hơn. Ngoại trừ trường hợp
bạn đang bấn lên khi muốn bắt cho kịp chuyến tàu sắp rời bến, và sau khi
hỏi người Việt khi nào tàu chạy thì được trả lời là “sắp rồi” hay “đừng
quá lo lắng.”
Một
trường hợp khác khi tôi dạy học ở một Trung tâm Anh Ngữ. Tôi nhận một
bảng phân giờ mà thực ra chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng hạn, một buổi
sáng, tôi vào lớp lúc 7 giờ và bắt đầu công việc dạy học thì một nhân
viên người Việt bước vào lớp, kéo tôi ra khỏi lớp và nói: “Buổi học đã
bị hủy bỏ.” Nghĩa là tôi phải ngồi chờ loanh quanh đâu đó trong sân
trường cho đến giờ của lớp kế tiếp (?)
Tôi
chỉ được thông báo sự thay đổi quan trọng vào phút chót, hoặc đã quá
muộn. Người đến thông báo thường nói với tôi là: “Đừng lo lắng. Mọi
chuyện sẽ ổn thỏa. Bạn cứ ngồi chờ.” Rồi sau đó, mọi người tự nhiên xem
như không có vấn đề gì phải quan tâm – Cứ kiên nhẫn và chấp nhận thôi.
Trong khi đó họ lại không muốn thầy giáo nước ngoài có những thay đổi vì
lý do riêng vào phút chót.
3- Thức ăn, thức uống quái đản
Người
Việt nổi tiếng về các món ăn quái đản (bất bình thường) đối với khẩu vị
người ngoại quốc, như là: xơi thịt chó, thịt mèo, hột vit lộn, thịt
rùa, thịt chuột, và cả thịt nhím. Đối với người Việt đó là chuyện bình
thường; nhưng với khẩu vị của người Tây phương thì lại quá rùng rợn
(downright offensive). Bạn có thể nhìn thấy sâu bọ còn sống bò lổn nhổn
cho đến đầu chó nhăn răng treo lủng lẳng; cà phê “cứt chồn” (weasel
“poo” coffee) cho đến việc cắt cổ rắn sống lấy máu tươi, tim còn đập phì
phọp để dân nhậu ăn tươi nuốt sống ngay giữa đường phố đông đảo (?) Từ
dế (crickets), gián (cockroaches), bướm (butterflies) và sâu bọ chiên
dòn được dân nhậu nhâm nhi với bia… Bạn cũng đừng có ngạc nhiên khi thấy
thịt nhím (porcupines) với lông gai góc thấy mà hãi được liệt kê hàng
đầu trên thực đơn các món nhậu. Họ cho biết, thịt nhím, sau khi bỏ bộ
lông gai góc ghê sợ, ăn lại ngon như thịt vịt vậy(!)
4- Không có khái niệm về “đời tư” (personal space) của người khác
Thiệt
tình! Hoàn toàn không có một tí nào cả! Thật muốn chửi thề hết sức bởi
vì theo họ: Chuyện cá nhân của bạn cũng là chuyện cá nhân của tôi?! Mà
thiệt không hà? Bất cứ người nào cũng tự nhiên, có quyền dí đầu vào nói
lung tung với bạn khi bạn đang làm chuyện riêng tư. Đừng có ngạc nhiên
khi thấy tôi mở điện thoại di động để đọc và gõ trả lời các tin nhắn của
cá nhân tôi, sẽ có một anh bạn Việt Nam nào đó đứng lảng vảng quanh
quẩn đang nhìn chằm chặp vào màn hình của tôi. Và cũng đừng ngạc nhiên
nếu một người Việt Nam lại gần chào bạn bằng một câu đại khái như: “Ái
chà! Trông bạn hôm nay khoẻ mạnh và béo tốt ghê.” Họ nghĩ đó là một lời
khen.
5- Thuốc lào (Khói thuốc – Smoking)
Ở
miền Bắc Việt Nam, rất thường tình khi sau mỗi bữa ăn, dân Việt chuyền
tay nhau những cái điều cày (bamboo pipe). Họ hút thuốc lào sau bữa ăn
vì tin là làm như thế (hút thuốc lào) giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng,
tốt hơn (?) Hầu hết các nhà hàng ăn đều có thủ sẵn loại điếu cày này
cùng với thuốc lào trong quán để “nicotin” có thể làm bạn ho sù sụ và
tay chân run rẩy cả ngày.
6- Nhìn chăm chăm (Staring)
Ở
Việt Nam, ngay cả tại thành phố lớn như Hà Nội, mỗi khi đi xuống phố
thì y như rằng tôi bị người dân địa phương nhìn chằm chằm rất lâu – Điều
này cũng thường thấy ở Ấn Độ, nhưng ít thấy ở các nước Á châu – Đối với
văn hóa Tây phương, “nhìn chằm chằm” (staring) như vậy được xem là rất
thô lỗ (rude); nhưng ở Việt Nam “nhìn chằm chằm” chỉ đơn giản là sự “tò
mò.”
Tôi
cảm thấy căng thẳng không phải chỉ riêng vì cái nhìn chăm chăm của đàn
ông con trai mà ngay cả phụ nữ khi tôi tản bộ thể dục vào buổi sáng. Đôi
khi ánh mắt nhìn chỉ có vẻ tó mò; đôi khi có vẻ “khám xét”
(scrutinizing) làm tôi có cảm nghĩ là họ không muốn thấy tôi hiện diện ở
đây! (I didn’t feel so welcome!)
Nhiều
lần, có người đang đi xe gắn máy dừng lại bên đường rồi ngoái đầu hẳn
về phía sau để nhìn tôi như thể tôi là một con thú vật hiếm trong sở thú
(an animal in the zoo). Điều này (nhìn chăm chăm) đôi khi làm tôi không
thấy thoải mái chút nào và không muốn đi ra ngoài phố.
Trích trang Những Câu chuyện Nhân văn
kỳ cục thật đấy
Trả lờiXóa