Ngân Triều :
Tôi còn nhớ, năm 1960, sau khi đỗ THĐIC, một hôm có người bạn thân, đưa tờ báo Tiếng Chuông, rủ tôi đi thi vào Viện Hán Học Huế. Tiêu chuẩn đào tạo và ra trường rất hấp dẫn. Má tôi nói: "Xứ Huế xa lắc, không có bà con, tau rất ái ngại, nhưng tùy con. Mầy đi Tây Ninh, mỗi tháng mỗi về mà tau còn nhớ, còn trông. Ra Huế, mỗi năm chỉ về nhà có 2 lần, ăn ở, đau bệnh, thiếu thốn...thì biết làm sao?". Má tôi lo như vậy cũng đúng. Vả lại, cảnh nhà khó khăn, Ba vừa mới mất... nên tôi trở lại trường cũ học một lèo ba năm nữa, sau đó, nối nghiệp phụ thân, ra trường làm giáo viên hạng A...cho đến ngày nghỉ hưu.
Quả đất thật tròn! Tôi không ngờ qua Chị Cảnh Tú, bình thơ chị Hải Vân rồi quen thân với chị Viễn Phương. Khi họp mặt bạn bè viết lách ở nhà chị Hòa, mới biết quê ngoại của chị ở Hiệp Hòa và nhất là chị là bà con cô cậu ruột với hai người bạn "nối khố" của tôi, là anh em ruột đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi khi học tại Tây Ninh: 2 bạn Tạo, Lập.
Như vậy từ chỗ thân quen, chị Viễn Phương, Cựu SV VHH Huế, đã trở thành một người bạn "tri âm" trong văn chương tự lúc nào...Viết mấy dòng nầy, chân thành hoài niệm và xin giới thiệu một bài viết về :
Tôi còn nhớ, năm 1960, sau khi đỗ THĐIC, một hôm có người bạn thân, đưa tờ báo Tiếng Chuông, rủ tôi đi thi vào Viện Hán Học Huế. Tiêu chuẩn đào tạo và ra trường rất hấp dẫn. Má tôi nói: "Xứ Huế xa lắc, không có bà con, tau rất ái ngại, nhưng tùy con. Mầy đi Tây Ninh, mỗi tháng mỗi về mà tau còn nhớ, còn trông. Ra Huế, mỗi năm chỉ về nhà có 2 lần, ăn ở, đau bệnh, thiếu thốn...thì biết làm sao?". Má tôi lo như vậy cũng đúng. Vả lại, cảnh nhà khó khăn, Ba vừa mới mất... nên tôi trở lại trường cũ học một lèo ba năm nữa, sau đó, nối nghiệp phụ thân, ra trường làm giáo viên hạng A...cho đến ngày nghỉ hưu.
Quả đất thật tròn! Tôi không ngờ qua Chị Cảnh Tú, bình thơ chị Hải Vân rồi quen thân với chị Viễn Phương. Khi họp mặt bạn bè viết lách ở nhà chị Hòa, mới biết quê ngoại của chị ở Hiệp Hòa và nhất là chị là bà con cô cậu ruột với hai người bạn "nối khố" của tôi, là anh em ruột đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi khi học tại Tây Ninh: 2 bạn Tạo, Lập.
Như vậy từ chỗ thân quen, chị Viễn Phương, Cựu SV VHH Huế, đã trở thành một người bạn "tri âm" trong văn chương tự lúc nào...Viết mấy dòng nầy, chân thành hoài niệm và xin giới thiệu một bài viết về :
Hán Văn Giáo Khoa Thư và Viện Hán Học Huế
Nguyễn Công Thuần Khóa 3 VHH Huế
Khi mới vào năm thứ nhất Viện Hán Học (niên khóa 1961 - 1962), ngoài việc học những bài trong sách Luận Ngữ với
Linh mục Nguyễn Văn Thích, chúng tôi còn được các thầy Ngô Đình Nhuận
và Châu Văn Liệu dạy cho những bài trong sách Học Chữ Hán của hai thầy
Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao biên soạn. Lúc bấy giờ, tôi có nghe
nói hai thầy Võ và Nguyễn còn đang biên soạn một bộ sách khác rất công
phu, nhưng chưa thấy xuất bản. Đến giữa niên khóa 1964-1965 thì có tin
Viện Hán Học giải tán, tôi chuyển qua học Đại Học Sư Phạm và học thêm ở
Văn Khoa với các giáo trình khác. Khi ra đời đi dạy, tôi chỉ vận dụng
những kiến thức căn bản đã học được ở Viện Hán Học để tra cứu các từ
điển chứ không không có thì giờ học thêm sách giáo khoa nữa. Vì thế tôi
không biết sách của hai vị thầy ở Viện Hán Học trước xuất bản khi nào.
Sau 1975, tôi chỉ dạy học vài năm, rồi nghỉ dạy vào Sài Gòn làm việc
khác. Những khi rảnh rỗi, tôi thường đến các cửa hàng sách cũ lục tìm
những sách cần thiết. Tại một tiệm bán sách cũ bên đường Điện Biên Phủ
Q.I. Sài Gòn, tôi thấy quyển HÁN-VĂN GIÁO-KHOA THƯ (HVGKT) Tập I (Đệ
thất - Đệ lục), Soạn giả: Võ Như Nguyện - Nguyễn Hồng Giao, in lần thứ
nhất, 1965, Bộ Giáo Dục xuất bản.
(Hán Văn Giáo Khoa Thư Tập I- Bộ Giáo Dục xuất bản 1965)
Tôi liền mở ra xem. Trang đầu sách là Lời giới thiệu của L.M. Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện Đại học Huế:
Tôi liền mở ra xem. Trang đầu sách là Lời giới thiệu của L.M. Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện Đại học Huế:
Bộ
Văn Hóa Giáo Dục có ủy thác Viện Đại học Huế soạn thảo một bộ sách dạy
Hán văn cho các lớp Trung học Đệ Nhất cấp. Mục đích của Bộ không phải
chỉ để giúp ích riêng cho những học sinh theo đuổi Hán văn thuần túy mà
còn cho tất cả học sinh nào muốn viết và nói tiếng Việt cho đúng. Hẳn ai
cũng biết, muốn giỏi Việt văn cần phải am hiểu Hán văn, để trong khi
viết và nói, khỏi bị lầm lẫn về từ ngữ. Sở dĩ trong sách, báo ta thường
thấy những chữ dùng sai như “xán lạn” thì viết “sáng - lạng”, “tháp
nhập” hóa thành “sát nhập”, “yếu - điểm” lẫn lộn với “nhược - điểm”,
“tái nhóm” thay vì “tái hội”, v.v.. Đó là điều khiếm khuyết rất quan
trọng mà chúng ta không thể
nào bỏ qua được. Viện tôi đã giao việc soạn thảo bộ sách ấy cho hai
giáo sư Viện Hán Học là Ông Võ Như Nguyện và Ông Nguyễn Hồng Giao. Hai
ông không những là giáo sư giàu kinh nghiệm về việc dạy Hán Văn mà còn
là tác giả những cuốn sách giáo khoa có giá trị về ngành này. Khi hoàn
thành bản thảo (gồm 2 tập, tập I cho các lớp Đệ Thất
và Đệ Lục, tập II cho các lớp Đệ Ngũ và Đệ Tứ) hai ông đưa cho tôi xem,
tôi lấy làm vừa ý lắm. Sách soạn công phu và đạt được mục đích của Bộ
đã đề ra, nghĩa là hai tác giả đã khéo chọn lựa những câu, những đoạn
văn, trong đó những chữ Hán Việt đã giữ một vai trò quan trọng. Hiện
nay, những sách dạy Anh văn, Pháp văn bán đầy dẫy các tiệm sách, nhưng
sách dạy Hán Văn lại quá khan hiếm. Những học sinh nào muốn trau giồi
thêm tiếng Việt Hán đã phải bối rối trong việc tìm kiếm sách học. Bộ
sách giáo khoa Hán Văn của hai Ông Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao ra
đời, tôi tin chắc sẽ đáp ứng được nhu cầu đã nói. Và tôi cũng trông mong
các ông tiếp tục soạn thêm những sách khác cho các lớp trên.
Huế, ngày 14 tháng 1 năm 1964.
L.M. CAO VĂN LUẬN
Viện trưởng Viện Đại học Huế
Tiếp theo là bài Tựa của thầy Phan Văn Dật, Giám Học Viện Hán Học Huế: Theo
chương trình cải tổ của Bộ Văn Hóa Giáo Dục, “phần Hán Tự trong chương
trình không phải là một phần biệt lập mà là một phần có quan hệ mật
thiết với phần Việt Văn Môn học Hán Tự nhằm mục đích gây cho học sinh
một căn bản tri thức Hán Việt cần yếu cho việc trau giồi Việt Văn và để
cho học sinh có thể thưởng thức được cổ văn Việt Nam với cái phong vị
đặc biệt kỳ thú của nó để duy trì những giá trị cổ truyền của dân tộc.”
Phần cuối chương trình còn nói thêm rằng “trong khi chờ đợi đủ sách
giáo khoa và giáo sư phụ trách, giờ Hán Tự sẽ được thay thế bằng giờ dạy
các thành ngữ Hán Việt.” Trong năm 1959, hai ông Võ Như Nguyện và Song
Anh Nguyễn Hồng Giao có soạn thảo và cho xuất bản quyển “Học Chữ Hán”
bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp, tập I theo đường lối và dụng ý nói trên của
Bộ. Từ ba năm nay, quyển sách ấy đã giúp rất nhiều cho các học sinh
trong giờ Hán tự. Sách ấy cũng chỉ mới ra tập đầu, chỉ vừa dùng cho một lớp Đệ Thất. Cách đây không lâu,
trong một tư văn đề ngày 13 tháng 12 năm 1960, gởi cho Linh mục Viện
Trưởng Viện Đại Học Huế, Ông Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục có nhã ý nhờ
Linh Mục Viện Trưởng giao cho các giáo sư Viện Hán Học soạn thảo một bộ
sách giáo khoa Hán Tự và Hán Văn
theo
đúng tinh thần của chương trình 1959. Hai ông Võ Như Nguyện và Nguyễn
Hồng Giao hiện nay lại đều là giảng viên Hán Văn của Viện Hán Học nên
hai ông đã sốt sắng đảm nhiệm công việc này. Sẵn có kinh nghiệm khi biên
soạn sách “HỌC CHỮ HÁN” cũng như mấy năm đã từng giảng huấn ở Viện Hán
Học, hai ông bắt tay ngay vào việc và ra
công soạn nên bộ “SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN” gồm hai tập, tập I cho các
lớp Đệ Thất, Đệ Lục và tập II cho các lớp Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Bộ sách sau này
dày gấp bốn quyển “HỌC CHỮ HÁN” và riêng cho mỗi năm số bài soạn có
phần nhiều hơn số bài cần thiết cho cả niên khóa, để học sinh có bài học
thêm ngoài những bài đã dạy ở lớp và cho quý vị giáo sư có thể tùy nghi
lựa chọn. Sách soạn rất công phu và có phương pháp, bắt đầu giảng về
cách cấu tạo chữ Hán, phép lục thư, cách tập viết và tính nét, thứ tự
các bộ phận trong chữ v.v. Học xong phần đầu nầy, học sinh đã có một ý
niệm khái quát về môn học chữ Hán. Từ bài thứ nhất trở đi mới giảng về
ngữ vựng, theo lối tiệm tiến, từ dễ tới khó, trong phần nầy có giải
nghĩa rõ ràng về cách phối hợp các loại chữ với nhau, văn phạm, từ ngữ,
thành ngữ, những chữ đồng căn, đồng nghĩa, hoặc đồng âm dị nghĩa, cách đặt
câu, cách dùng hư tự, v.v. và cuối mỗi bài lại có một bài tập. Những
thơ văn trích giảng đều được chọn lọc kỹ càng và đều có thể bồi dưỡng
cho sự hiểu biết của học sinh về phương diện nào đó. Thỉnh thoảng ta lại
tìm thấy một vài giai thoại hay một cuộc so sánh hứng thú làm cho bài
học không bao giờ có vẻ khô khan. Với cách trình bày như vậy, học sinh
có lẽ không bao giờ đến nỗi nhàm chán và sợ môn Hán tự; ở đâu họ cũng
gặp những chữ thường nghe, thường nói, nhưng chưa hiểu được một cách
minh xác tường tận. Người học chỉ cần nhận kỹ những điều giảng giải và
chỉ dùng trí nhớ về chữ viết thôi. Học hết bộ nầy có thể nói rằng học
sinh sẽ biết dùng một cách chắc chắn đa số danh từ Hán -Việt thường gặp
trong các sách báo ngày nay. Quý vị giáo sư dạy về môn quốc văn đã phải
nhiều phen phàn nàn rằng học sinh lúc nầy dùng chữ sai lầm, cẩu thả, đại
để “ngoan cố” hiểu ra “ngoan ngoãn”, “bộc phát” hiểu ra là “bộc lộ”
hoặc chưa phân biệt được “công dụng” với “công hiệu”, “tác dụng” với
“tác động”, thậm chí dùng lầm “thân chinh” cho “thân hành”, như nói “ông
thân chinh ra phố mua hàng”, v.v. những lối dùng chữ sai lạc như trên
không thể nào kể hết được. Đó là chưa nói học sinh Trung - Nam vì phát
âm không đúng, hay dùng lẫn lộn “bàn hoàn” với “bàng hoàng”, “bàng quan”
với “bàng quang” v.v. Trong các giờ giảng văn, nhiều khi giáo sư cũng
phải sửng sốt nghe học sinh giảng nghĩa các từ ngữ một cách không ngờ.
Cứ cái đà ấy thì sự học quốc văn không khéo sẽ lâm vào một tình trạng
rất hỗn độn. Vì những lẽ trên, chúng tôi nhận thấy quyển sách nầy ra đời
rất nhằm lúc và sẽ đỡ nhiều khó nhọc cho quý vị giáo sư quốc văn. Nó
cũng giải thuyết được một phần nào sự thiếu thốn sách giáo khoa về môn
Hán tự. Tuy nhiên, vì sách được soạn thảo trong một thời gian gấp rút để
kịp cung ứng cho học sinh một khóa bản sẵn có dưới tay, nên thế nào
cũng không tránh được ít nhiều khuyết điểm, những khuyết điểm ấy chỉ khi
đem dùng mới thấy. Nếu đợi cho được hoàn toàn, có lẽ còn phải lâu lắm;
cứ như vậy, chúng tôi tưởng bộ “SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN” nầy cũng là một
cố gắng đáng khen ngợi và khuyến khích.
PHAN VĂN DẬT
Giám học Viện Hán Học Huế.
Sách
chỉ có Tập I chứ không có Tập II, nhưng tôi vẫn mua để lưu lại một di
vật của các thầy thời Hán Học và cũng là kỷ niệm về trường xưa. Sau đó,
tôi đến nhiều tiệm khác để tìm tập II cho đủ bộ mà không có. Tình cờ
một hôm ghé tiệm sách quen ở đường Lý Chánh Thắng, Q.3, người chủ tiệm
khoe mới mua được cả bộ hai quyển HVGKT. Tôi mở xem thì thấy trang đầu
cả hai tập đều ghi: Trung tâm Học liệu - Bộ Giáo Dục xuất
bản.
Tập I : Lớp sáu - Lớp bảy, In lần thứ nhất, 1965, 2000 quyển (đó là
quyển sách tôi đã mua); in lần thứ 2, 1972, 5000 quyển; Tập II, Lớp tám -
Lớp chín, in lần thứ nhất, 1972, 5000 quyển. Phía dưới, cả hai tập đều
ghi Hội Đồng Duyệt gồm: Bửu Cầm - Thuyết trình viên; Thẩm Quýnh - Hội
viên; Nghiêm Toản - Hội viên. (Điều này ở Tập I tôi đã mua trước thì
không có). Tiếp đó, cả hai tập đều có in Lời Giới Thiệu của Linh mục Cao
Văn Luận và lời Tựa của thầy Phan Văn Dật.
(Sách HVGKT I & II do Trung Tâm Học Liệu xuất bản)
Sách này thuộc loại bán giá cao nên tôi nhờ chủ tiệm phô-tô cho một bản Tập II rồi trả tiền theo giá “hữu nghị” như một vài bộ sách đắc giá trước đây tôi đã từng mua tại tiệm này. Nhưng lần này chủ tiệm bảo: Ông cứ đem về phô - tô vài ba hôm rồi trả cho tôi cũng được. Tôi liền đem về tiệm quen hối phô - tô gấp rồi chưa hết ngày đã đem trả lại và chủ tiệm cũng không lấy đồng nào. Thế là tôi đã có được đủ bộ một di vật về thầy xưa trường cũ. Sau khi có đủ bộ, thỉnh thoảng tôi mở ra xem, mỗi lần vài ba bài. Tôi nhận thấy các thầy biên soạn rất công phu và khoa học. Sách đi từ dễ đến nâng cao nên những người đã học được ít nhiều như tôi cũng có thể dựa vào đó để củng cố lại căn bản Hán Văn của mình. Có lẽ cũng vì thế nên từ năm 1997 đến nay, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã in lại bộ sách này 3 lần: Năm 1997 in trọn bộ, chia thành 2 quyển như sách của Trung Tâm Học Liệu trước; về sau, năm 2009 và 2013 mỗi lần cũng in trọn bộ nhưng dồn chung 01 quyển 832 trang. Các sách này đều không có Lời Giới Thiệu, bài Tựa, và phần Phàm lệ như sách của Trung tâm Học liệu trước, còn nội dung thì mỗi bài cũng đủ các mục nhưng tôi chưa đối chiếu chi tiết. Tôi nêu lên việc sách HVGKT do Trung Tâm Học Liệu xuất bản trước đã trở thành quí hiếm và việc Nhà xuất bản Đà Nẵng về sau đã nhiều lần in lại bộ sách ấy mà vẫn bán chạy là để chia sẻ niềm tự hào cùng các bạn đồng môn xưa về giá trị của một công trình có thể nói là “vượt thời gian” của các thầy chúng ta trước đây nửa thế kỷ.
Sách này thuộc loại bán giá cao nên tôi nhờ chủ tiệm phô-tô cho một bản Tập II rồi trả tiền theo giá “hữu nghị” như một vài bộ sách đắc giá trước đây tôi đã từng mua tại tiệm này. Nhưng lần này chủ tiệm bảo: Ông cứ đem về phô - tô vài ba hôm rồi trả cho tôi cũng được. Tôi liền đem về tiệm quen hối phô - tô gấp rồi chưa hết ngày đã đem trả lại và chủ tiệm cũng không lấy đồng nào. Thế là tôi đã có được đủ bộ một di vật về thầy xưa trường cũ. Sau khi có đủ bộ, thỉnh thoảng tôi mở ra xem, mỗi lần vài ba bài. Tôi nhận thấy các thầy biên soạn rất công phu và khoa học. Sách đi từ dễ đến nâng cao nên những người đã học được ít nhiều như tôi cũng có thể dựa vào đó để củng cố lại căn bản Hán Văn của mình. Có lẽ cũng vì thế nên từ năm 1997 đến nay, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã in lại bộ sách này 3 lần: Năm 1997 in trọn bộ, chia thành 2 quyển như sách của Trung Tâm Học Liệu trước; về sau, năm 2009 và 2013 mỗi lần cũng in trọn bộ nhưng dồn chung 01 quyển 832 trang. Các sách này đều không có Lời Giới Thiệu, bài Tựa, và phần Phàm lệ như sách của Trung tâm Học liệu trước, còn nội dung thì mỗi bài cũng đủ các mục nhưng tôi chưa đối chiếu chi tiết. Tôi nêu lên việc sách HVGKT do Trung Tâm Học Liệu xuất bản trước đã trở thành quí hiếm và việc Nhà xuất bản Đà Nẵng về sau đã nhiều lần in lại bộ sách ấy mà vẫn bán chạy là để chia sẻ niềm tự hào cùng các bạn đồng môn xưa về giá trị của một công trình có thể nói là “vượt thời gian” của các thầy chúng ta trước đây nửa thế kỷ.
(Sách HVGKT I & II - Nhà Xuất bản Đà Nẵng)
Mỗi lần cầm quyển sách đọc vài bài, tôi đều lướt qua một đoạn trong lời tựa và mường tượng như nghe thầy Dật nói chuyện ngày xưa. Qua mỗi bài học, tâm trí tôi lại hình dung cả dáng điệu và giọng nói của các thầy khi giảng bài thuở trước; đọc mấy bài văn vần cụ Hồ Đắc Định dịch thơ chữ Hán, tôi như còn nghe rõ giọng cụ ngâm thơ trong lớp ngày xưa. Ngoài ra, khi tra cứu những quyển trong bộ Tứ Thư, tôi cũng thường nhớ lại giọng ngâm bài “Xuân du phương thảo địa” của Linh mục Nguyễn Văn Thích; nhớ cụ Hà Ngại luôn luôn nghiêm chỉnh trọng bộ quốc phục áo dài khăn đóng; đọc những sách của Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam tôi lại nhớ đến thầy Nguyễn Duy Bột hiền lành và tận tụy. Qua những mốc thời gian ghi trong Lời Giới Thiệu của Linh Mục Viện Trưởng và bài Tựa của thầy Phan Văn Dật, kết hợp với tài liệu của anh Lý Văn Nghiên ghi trong bài viết ở Đặc San kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Hán học Huế 1959 – 2009, tôi nhận ra việc biên soạn sách của hai thầy Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao rất phù hợp với mục tiêu và quy trình đào tạo sinh viên Viện Hán học:
Mỗi lần cầm quyển sách đọc vài bài, tôi đều lướt qua một đoạn trong lời tựa và mường tượng như nghe thầy Dật nói chuyện ngày xưa. Qua mỗi bài học, tâm trí tôi lại hình dung cả dáng điệu và giọng nói của các thầy khi giảng bài thuở trước; đọc mấy bài văn vần cụ Hồ Đắc Định dịch thơ chữ Hán, tôi như còn nghe rõ giọng cụ ngâm thơ trong lớp ngày xưa. Ngoài ra, khi tra cứu những quyển trong bộ Tứ Thư, tôi cũng thường nhớ lại giọng ngâm bài “Xuân du phương thảo địa” của Linh mục Nguyễn Văn Thích; nhớ cụ Hà Ngại luôn luôn nghiêm chỉnh trọng bộ quốc phục áo dài khăn đóng; đọc những sách của Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam tôi lại nhớ đến thầy Nguyễn Duy Bột hiền lành và tận tụy. Qua những mốc thời gian ghi trong Lời Giới Thiệu của Linh Mục Viện Trưởng và bài Tựa của thầy Phan Văn Dật, kết hợp với tài liệu của anh Lý Văn Nghiên ghi trong bài viết ở Đặc San kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Hán học Huế 1959 – 2009, tôi nhận ra việc biên soạn sách của hai thầy Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao rất phù hợp với mục tiêu và quy trình đào tạo sinh viên Viện Hán học:
1.
Sắc lệnh 389-GD thành lập Viện Hán học của Tổng thống ban hành ngày
18/10/1959. Tiếp theo là Nghị định tổ chức số 1505- GD của Bộ trưởng
QGGD ban hành ngày 9 /12/
1959.
Điều 27 của Nghị định này quy định rằng những sinh viên tốt nghiệp có
thể được bổ dụng vào các chức vụ sau đây với chỉ số lương 370:
- Chuyên viên các tòa đại sứ ở các nước Đông Nam Á.
- Chuyên viên tại các viện khảo cổ.
- Giáo sư Trung học đệ nhất cấp ngành Hán học.
Căn
cứ Sắc lệnh và Nghị định trên, Viện Hán Học đã được thành lập và nhanh
chóng tổ chức thi tuyển khóa 1 vào ngày 25/12/1959, khai giảng vào ngày
4/1/1960.
2.
Sau đó, ngày 13/12/1960, Bộ trưởng Giáo dục đã ủy thác Viện Đại Học Huế
soạn thảo bộ sách dạy Hán Văn cho các lớp Trung học đệ nhất cấp (theo
tinh thần của chương trình 1959). LM Viện Trưởng bèn giao cho hai
Giáo sư Viện Hán Học là thầy Võ Như Nguyện và thầy Nguyễn Hồng Giao
thực hiện công trình này.
3.
Cuối năm 1963, hai vị G.S của Viện Hán Học đã hoàn thành việc biên soạn
bộ sách ấy nên sau khi bị bãi chức trở về nhận lại nhiệm vụ cũ, ngày
14/1/1964 LM Viện Trưởng mới viết Lời Giới Thiệu để chuyển giao bộ sách ấy cho Bộ Giáo Dục. Và Bộ Giáo Dục đã tiến hành in đợt đầu 2000 quyển để sử dụng.
4.
Về chất lượng của bộ sách thì ngoài những nhận xét của LM Viện Trưởng
Viện Đại Học Huế và thầy Giám Học Viện Hán Học còn có Hội Đồng Duyệt xét
gồm những vị Giáo Sư chuyên ngành rất uy tín đã tán đồng, nên
Trung Tâm Học Liệu trước đây mới in cả vạn quyển và đến bây giờ sách vẫn
còn được tiếp tục xuất bản. Như vậy là việc biên soạn bộ sách HVGKT rất
phù hợp với quy trình đào tạo của Viện Hán Học, là từ năm 1964 về sau,
mỗi năm đều có sinh viên Viện Hán Học tốt nghiệp ra trường để giảng dạy
Hán Văn tại các lớp Trung Học Đệ Nhất Cấp một cách bài bản theo sách
giáo khoa đã soạn. Thế nhưng việc thành lập Viện Hán Học theo sắc lệnh
của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và theo Nghị định của Bộ Giáo Dục, mà
không có quy chế rõ ràng nên khóa đầu tiên tốt nghiệp đã không được bổ
dụng và đương nhiên các khóa sau cũng chẳng hy vọng gì. Lúc bấy giờ, các
quan chức đương quyền đều e ngại việc bảo vệ cho một quyết định của ông
Ngô Đình Diệm. Ông Bùi Tường Huân, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, cũng
cho rằng Viện Hán Học chỉ là một viện tô đẹp cho “mỹ ý” của Tổng Thống
Diệm và đã trở thành gánh nặng dư thừa của Viện Đại Học Huế. Lãnh đạo
Viện Hán Học là thầy Trần Điền đã vào Nha Bộ vận động cho việc tuyển
dụng và duy trì Viện Hán Học nhưng chỉ đạt được kết quả là những lời
hứa. Sau đó, toàn thể sinh viên Viện Hán Học đã lãn khóa và cử đoàn đại
diện vào Sài Gòn trực tiếp yêu cầu Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục giải quyết
việc bổ dụng sinh viên đã tốt nghiệp và bổ sung quy chế tuyển dụng các
khóa sau. Khi ấy tôi cũng được cử vào đoàn đại diện. Nhưng khi vào đến
Bộ Giáo Dục thì được biết ông Tổng Trưởng Phan Tấn Chức đang thu xếp mọi
việc để bàn giao cho ông Tổng Trưởng mới là Nguyễn Văn Trường, nên phái
đoàn chỉ được ông Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục tiếp kiến để ghi nhận
nguyện vọng của sinh viên chứ không giải quyết được gì. Nhưng theo ông
thì những nguyện vọng chúng tôi đã nêu rất khó được chấp thuận. Chúng
tôi chỉ chờ đợi vài hôm chứ không thể ở lại lâu nên cuối cùng đã gởi lại
bản kiến nghị nhờ ông Đổng Lý trình lên Tổng Trưởng mới. Trong thời
gian ở lại, tôi và anh Lý Văn Nghiên có đến La-San Đức Minh ở đường Hiền
Vưong thăm Linh Mục Cao Văn Luận và thưa với ngài về tình hình hiện tại
của Viện Hán Học. Lúc ấy ngài không còn giữ nhiệm vụ gì ở ngành giáo
dục, nhưng ngài nói ông Nguyễn Văn Trường sắp làm Tổng trưởng Bộ Giáo
Dục trước kia là giáo sư của Viện Đại Học Huế, nên ngài sẽ đến nhờ ông
tìm cách giải quyết cho sinh viên khỏi bị thiệt thòi. Chúng tôi trở về
đem theo nỗi thất vọng cho toàn thể các bạn đồng môn. Sau đó, anh Lý Văn
Nghiên với cương vị Chủ Tịch Ban Chấp Hành Sinh Viên Viện Hán Học đã
tham khảo ý kiến nhiều giới chức và nhiều thành phần sinh viên của Viện
nên đã phát động việc đấu tranh đòi Bộ Giáo Dục giải quyết quyền lợi của
tất cả sinh viên Viện Hán Học một lần để sinh viên khỏi phải chờ đợi và
chịu thiệt thòi thêm nữa. Bộ Giáo Dục đã chấp thuận và thực hiện đúng
những điều khoản đã đề ra. Nhưng đó chỉ là biện pháp chữa cháy, vớt vát
để khỏi quá thiệt thòi, chứ không phải là kết quả thỏa đáng. Nếu Bộ Giáo
Dục chấp nhận biện pháp duy trì Viện Hán Học thì có khả năng đến nay
viện đã phát triển thành một Trung Tâm Văn Hóa. Từ đó đến nay đã bao
nhiêu năm danh hiệu Viện Hán Học chỉ còn trong hoài niệm của những cựu
sinh viên và không bao lâu nữa thì chẳng còn ai để nhớ đến!
T.T.C