Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Tản mạn về vấn đề đạo văn/ Nguyễn Cang


Sáng nay tôi nhận được email của bạn bè nói đến một vụ tranh cãi giữa hai nhà thơ nữ: Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan. Huyền Thư là nhà thơ trẻ có tài (theo lời xác nhận của Thường Đoan), vừa đoạt gải thưởng tập thơ "Sẹo độc lập", nhưng bị rút lại vì nghi vấn đạo văn của Thường Đoan. Tôi thực sự không hiểu ai đạo văn của ai, người nào cũng có cái lý của họ. Trên diễn đàn, dư luận mạnh mẻ bênh vực cho T Đoan vì TD có in tập thơ "Buổi Sáng"năm 2003 và trước đó đã có cho phổ nhạc bài thơ nầy. Còn Huyền Thư thì mới in sách tranh giải năm 2014 và đã đoạt giả nhất cho bài thơ "BẠCH LỘ"và cô bảo rằng bài thơ nầy được sáng tác năm 1996,đăng trong tạp chí văn học và có gởi cho bạn bè bên Mỹ đăng trên web, báo...
Rất tiếc người ta không tìm được bài thơ đó ở đâu. Tác giả cho rằng năm 1996, nhà không có máy vi tính, iphone nên không lưu giữ được hồ sơ. Còn Hội nhà Văn Hà Nội thì bảo họ có 27 tạp chí tiếng Việt bên Mỹ có đăng thơ của H Thư nhưng không thấy bài Bạch Lộ. Sự kiện đạo văn chỉ là nghi vấn chứ chưa kết luận rõ ràng vì thiếu tài liệu kiểm chứng. Có điều cần lưu ý thêm là trước khi xảy ra vụ tranh cãi nầy thì đã có vụ khác cho rằng H Thư đạo văn Du Tử Lê!Như vậy thì giữa ba người ai đạo văn của ai? Câu hỏi đặt ra là bài thơ giống như thế nào thì gọi là đạo văn? Có bao nhiêu tiêu chuẩn? Bản thân tôi không có in sách thơ văn nên cũng không tìm hiểu, chỉ thấy vài cuốn sách của người khác đề là "Tác giả giữ bản quyền, câm in lại hay trích đoạn nếu không có phép của tác giả". Tôi đọc kỷ bài thơ của hai tác giả thì thấy mức độ đạo văn không rõ nét chỉ vài câu là giống hệt còn ngoài ra thì khác hẳn về ý tưởng cũng như về lời.Trong bài Bạch Lộ, HT độc ẩm với Lã Bất Vy( uống rượu với Lã Bất Vy)còn TD thì ngồi uống cà phê một mình ở Bonard -Nguyễn Huệ Sài Gòn. uống cà phê và uống rượu là hai vấn đề khác nhau, một đàng ngồi không, một đàng uống rượu với Lã Bất Vy( tưởng tượng) do đó hai nhân vật có những suy nghĩ khác nhau. Xét 2 câu đầu : "Những gương mặt người, quen mà không quen". Những khuôn mặt người ở đây ám chỉ những người gian hùng trong đó có Lã Bất Vy, tác giả dùng phép ẩn dụ thật độc đáo, đặc biệt chữ "mà" không quen, vì quen biết nhân vât nầy qua sách vở, báo chí do đó nói được quen mà không quen là vậy. Còn TD dùng chữ "và", không ẩn dụ , không ám chỉ ai hết. Câu kế (HT): "Những giọt sương nén trong veo câm nín", chỉ những giọt sương đọng lại treo veo không cất lên tiếng nói ( tiếng nói gì? tại sao? chữ "câm nín" dùng thật đấc giá, một ẩn dụ độc đáo. Còn TD thì viết :" Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh" ý tưởng tầm thường, chưa chắc cà phê lúc nào cũng đen nhánh có khi người ta chế cà phê rang màu vàng sậm. Câu khác (HT): Buổi sáng muốn ôm anh...Buổi sáng muốn gọi anh, Nhấn mạnh tình cảm yêu đương như có thật và lãng mạn, còn TD chỉ nói "Buổi sáng muốn gọi anh" một cách vô cảm, bình thường, không chứa đựng tình cảm gì rõ rệt , nói một cách chung chung.Câu 11/ (HT):"Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ". Câu thơ thật gợi cảm, ý tưởng mới lạ, từ ngữ chọn lọc , dùng chữ "quàng" thật tài tình thay vì dùng chữ "đem, dìu, mang". Quàng nỗi nhớ lên gối chăn mà không lên tim óc . Đặc biệt "gối chăn bỏ ngỏ". Bỏ ngỏ đồng nghĩa với bỏ trống, tức không có người yêu bên cạnh, diễn tả sự cô đơn thật lạnh lùng, tím lịm. Nỗi nhờ quàng lên gối chăn vì đó là hình ảnh kỷ niệm lúc hai người yêu nhau, dìu nhau đến bến bờ hạnh phúc ái ân.Trong khi đó TD viết:" Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ", câu nầy thật vô duyên, vô nghĩa: nỗi nhớ làm gì mà chạy chung quanh chiếc bàn nhỏ? Ở đây nếu gọi là nhân cách hóa cũng không ổn. Đặc biệt những câu từ 23 tới hết thật mới lạ:
Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
Vừa bay vừa thảng thốt…âm u .
Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
Chậm mất nhau cuối mùa
Bão giông đã nửa đời lạc nhịp
Cơn đau da lươn lên men vân gốm
Buổi sáng mị tình
Nốc cạn
Một tứ thơ.
Đoạn cuối nầy mang một ý tửong đặc biệt mà bên TD không có nói tới, mang trọn vẹn chủ đề Bạch Lộ ở tựa bài thơ.Đó là sự khác biệt rõ ràng giữa hai tác giả. Ý tưởng ở đây thật lạ, lại xử dụng triệt để biện pháp tu từ ẩn dụ đặc sắc làm cho bài thơ mang dấu ấn truyền cảm sâu xa.
Buổi sáng mộng mơ chúa đựng tình yêu mộng mị đưa em vào cảnh đẹp chơi vơi.Nhớ lại một người quen, lại là người yêu, gặp nhau hẹn hò, quấn quýt yêu đương như ấu trùng trong tổ kén, căng phồng ổ tơ màu vàng óng ánh, cảnh tượng sao giống con cò trắng (bạch lộ)đang nuốt vào miệng miếng mồi, vừa bay vừa thảng thốt kêu lên mấy tiếng não nề,vào chốn thâm u...Nàng chợt nhận ra người yêu bỏ đi rồi, lòng bàng hoàng thảng thốt cố níu cánh cò nhưng chậm mất rồi, cò đã bay xa,như người yêu đã bỏ nàng, còn lại là nỗi nhớ mênh mang, vào cuối mùa thu năm ấy. Cơn bão đã qua đời nàng làm dang dỡ tình yêu, nữa đời lạc nhịp, buồn ơi là buồn! Cơn đau ví như dạng sần sùi nổi lên quanh vỏ đồ gốm sứ. Một so sánh vừa lạ vừa tượng hình tăng thêm sức cảm thông nơi người đọc. Buồn quá nốc cạn một tứ thơ, để chấm dứt bài thơ. Trong khi đó tác giả Thường Đoan , buổi sáng chỉ thấy khói thuốc cay , cà phê đắng, và uống cạn kiệt lạ quen! Tôi muốn hỏi tác giả TD ”Uống cạn kiệt lạ quen" là sao?
Tôi không ngạc nhiên khi ban giám khảo chấm giải nhất bài thơ Bạch Lộ nầy.
Bài viết nầy chỉ là tản mạn về chuyện đạo thơ và tôi chỉ nói riêng về mặt nghệ thuật sáng tác thơ văn của hai tác giả mà không đề cập vấn đề ai đạo văn ai vì cho tới nay chưa có kết quả chắc chắn như thế nào.
Nguyễn Cang(10/19/2015)
Phụ bản hai bài thơ:
.
BẠCH LỘ - Phan Huyền Thư
(Độc ẩm với Lã Bất Vy)
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn ôm anh
Nắng nói lời mê ngủ
Buổi sáng muốn gọi anh
Mây tái mặt thẫn thờ
Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ
Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm
Người thiên di cung bậc cuối cùng
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ
Điềm tĩnh ngồi chờ gió
Về tan cùng tàn thu
Buổi sáng
Một mình
Quen mà không quen...
Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
Vừa bay vừa thảng thốt…âm u
Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
Chậm mất nhau cuối mùa
Bão giông đã nửa đời lạc nhịp
Cơn đau da lươn lên men vân gốm
Buổi sáng mị tình
Nốc cạn
Một tứ thơ.
BUỔI SÁNG - Phan Ngọc Thường Đoan
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
lạ
quen!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...