Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

ĐỨC TÍNH NHẨN NHỊN

         
                  
         Triết lý Khổng Tử cho rằng: đừng bận tâm tới người nói xấu, nhưng cũng phải nhìn nhận hệ quả của nó thật là thảm hại, mà trước tiên là đối với chủ thể (tác giả) nói xấu: “Dục lượng tha nhân, tiên tu tự lượng; Thương nhân chi ngữ, hoàn thị tự thương; Hàm huyết phún nhơn, tiên ô tự khẩu”: Muốn xét người khác, trước nên xét mình; Nói xấu hại người, trở lại là tự hại mình; Ngậm máu phun người, trước là dơ miệng mình.
        Cái gì xấu xa mà mình quăng về người khác người ta không nhận thì nó thuộc về của mình. Mình phải nhận hết, giữ hết lại để làm của cho mình. Bởi vậy, ở đời phải thật cẩn trọng về ngôn ngữ, cung cách đối xử với tha nhân. Nói xấu người tức là nói xấu chính mình trước. Lời càng xấu bẩn và độc ác thì nhận về càng đau đớn, thối tha. Nhịn!
       Câu chuyện sau về nhà hiền triết vĩ đại Socrates khai đuốc sáng cho chúng ta thêm:
       Một người đến nói với Socrates:
      - “Ngài có biết tôi mới nghe được một câu chuyện về người bạn của ngài không?”. Nhà hiến triết hỏi: “Ông có chắc chắn đó là sự thật?”
      - “Không, thực ra tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi và…”.
      - Vậy “đó có phải là điều tốt không”, Socrates hỏi.
- “Không, ngược lại…” Vị khách trả lời.
      - “Thế câu chuyện đó có ích cho tôi hay không?”. Người kia đáp: “Không”.
       Socrates nhìn thẳng vào mắt của vị khách và nói:
      - Một câu chuyện chưa chắc đúng, không tốt, không có ích, vậy tại sao ông mất thời gian để kể và tôi lại mất thì giờ để nghe? Nhà hiền triết đã để việc đó trôi qua thật là nhẹ nhàng.
       Có một câu chuyện thật mà tôi nghe kể lại từ khi còn bé ở quê: Trong làng tôi bên kia sông Sài gòn có một ông nông dân. Vào mùa gặt lúa, ông nông dân đem thóc gặt được phơi đầy ngoài sân. Trời bỗng nổi trận mưa như trút nước, lúa bị hư hõng ướt hết. Ông ấy đi xa về không kịp gom thu vào được nên lúa bị thiệt hại rất nhiều. Quá tức giận mất hết trí khôn, ông ta cầm cây sào phóng lên trời có ý trách ông trời. Cây sào rớt lại xuống đất, ông tránh không kịp, trúng vào đầu ông làm ông chết tại chỗ. Tin này cả làng ai cũng biết và chê trách ông đã tự hại lấy mình. Trong kinh Phật có dạy:
Nhịn được cái tức giận một lúc, tránh được cái lo trăm ngày.
Muốn hòa thuận trên dưới, nhẫn nhịn đứng hàng đầu.
Cái gốc trăm nết, nhẫn nhịn là cao.
Cha con nhẫn nhịn nhau, vẹn toàn đạo lý.
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau, con cái khỏi bơ vơ.
Anh em nhẫn nhịn nhau, trong nhà thường êm ấm.
Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ.
Tự mình nhẫn nhịn trước, ai ai cũng mến yêu.
Người mà chưa biết nhẫn, chưa phải là người hay!
_________(Lời trích dẫn sưu tầm)
       Có người nói rằng: Nhẫn là hành vi của người mạnh, là phương thức của người thành công và là sách lược của người chiến thắng. Trong cuộc sống và công việc “chữ Nhẫn” sẽ tạo cho chúng ta cơ hội, làm cho chúng ta có được tiền tài, của cải, sự kính nể. Trong giao tiếp, khi có sự tranh đua cao thấp xãy ra, kẻ muốn lấn lướt hay vu khống, mạ lỵ người khác thì người chịu nhẫn nhịn luôn được người khác cho là người cao thượng còn kẻ chỉ trích, muốn vươn cao luôn bị xem là kẻ thấp hèn, bị chê trách, khinh bỉ.
       Sách Cảnh Hành Lục có viết: “Nhơn tánh như thủy, thủy nhứt khuynh bất khả phục, tánh nhứt túng tắc bất khả phản”. Nghĩa là tánh người ta cũng ví như nước vậy, hể nó nghiêng nó chảy đi thì nó không trở lại được. Cái tánh cũng vậy, hể một lần nó buông lung ra thì không lẽ nó lộn được về như cũ. 
       Nước muốn giữ được thì phải lấy bờ mà ngăn, tánh mà muốn giữ nó thì phải dùng lễ phép mà sữa đổi. Nhịn cái tánh khí nóng nãy một hồi thì khỏi phải lo sợ nhiều ngày. Hể nhịn được thì phải nhịn, hể răn được thì phải răn; không nhịn không răn thì việc nhỏ nó hóa ra việc lớn. Hết thảy việc buồn rầu trong đời đều bởi không hay nhịn mà nó sanh ra. Khi lâm biến việc gì mà chịu được thì  nhờ cái gì? – Nhờ cái mình thấy rõ trước mà biện việc thì là tuyệt diệu. Cho nên trong phép Phật có nói rằng tại không biết can ngăn; còn trong sách Nho thì có dạy là tại không ngừa tranh giành (là do không biết nhịn mà sanh sự). Như vậy cái điều hay là cái đường sống cho vui sướng, mà trong đời lại có rất ít người chịu đi con đường ấy.
       Phải biết rằng hể có nhịn là quý báu cho mình, mà chẳng hay nhịn thì đó là rước lấy cái khốn nạn cho lấy mình. Cũng ví như cái lưỡi vì nó mềm nên nó ở trong miệng hoài, còn cái răng bởi nó cứng nên nó hay bị gãy. Cho nên phải suy xét kỹ về ba chữ “NHẨN là NHỊN”, nó là cái thế tốt để mà sống cho vui. Những đứa ngây dại, hay hờn, hay giận là tại nó không có thông cái lý sự. Lòng mình, tâm địa mình thì dễ yên, đừng có thêm lửa (lửa nóng nãy) không hay nhịn, phải để lửa thất tình nó qua đi như gió thổi bên tai vậy. Vì tình đời hơn thiệt, vắn dài, nhà nhà cũng đều có, tình phải trái thiết bạc nơi nơi cũng thảy đồng như nhau. Sự phải quấy có chắc có thật gì, hết thảy tất cả rốt lại nó cũng ra không vậy mà thôi.
       “Thị phi vô thật tướng tất cánh tổng thành không”.
        Thầy Tử Trương muốn ra hành chánh làm quan, khi từ tạ Đức Khổng Tử, có xin Người cho một lời dạy để làm cái khuôn phép để sửa mình. Đức Khổng Tử nói rằng:
       “Bá hạnh chi bổn, nhẩn chi vi thượng”. Trăm nết chưng gốc, nhẫn là trên hết.
         Tử Trương trình rằng: Sao gọi là nhẩn?
         Đức Khổng Tử nói: “Thiên tử nhẫn chi, quốc vô hại. Chư hầu nhẫn chi, thành kỳ đại. Quan lại nhẫn chi, tấn kỳ vị. Huynh đệ nhẫn chi, gia phú quí. Phu phụ nhẫn chi, chung kỳ thế. Bằng hữu nhẫn chi, danh bất phế. Tự thân nhẫn chi, vô họa hoạn”. Nghĩa:
Vua hay nhịn thì nước được yên, khỏi hoạn nạn. Chư hầu hay nhịn thì càng lớn mạnh. Quan lại hay nhịn thì thăng quan tiến chức. Anh em hay nhịn thì cả nhà được giàu sang. Vợ chồng hay nhịn thì sống nhau trọn đời. Bậu bạn hay nhịn thì danh tiếng muôn đời. Còn bản thân mình hay nhịn thì khỏi điều hoạn nạn.
        Thầy Trương Tử hỏi tiếp: Nếu như không nhịn được thì sao?
        Đức Khổng Tử nói: “Thiên tử bất nhẫn, quốc không hư. Chư hầu bất nhẫn, tang kỳ khu. Quan lại bất nhẫn, hình phạt tru. Huynh đệ bất nhẫn, các phân cư. Phu phụ bất nhẫn, tình ý sơ. Tự thân bất nhẫn, hoạn bất trừ”. Kẻ làm vua không nhịn thì nước hư tan. Bậc chư hầu không nhịn thì hư thân. Kẻ làm quan mà không nhịn thì chịu hành phạt. Anh em chẳng nhịn thì chia phân tình anh em. Vợ chồng mà không biết nhịn nhau thì nhạt phai tình nghĩa. Còn chính bản thân mình mà không nhịn thì tai họa đến hoài chẳng dứt.
        Sách Cảnh hành còn chép rằng: Người nào hạ mình xuống tức là khiến người ta cảm phục; còn kẻ muốn hơn người khác vì tánh tự kiêu thì luôn phải gặp người chống lại chẳng sai.
        Người xưa còn dạy rằng: Người dữ mắng người hiền thì người hiền làm thinh không cần nói lại lời nào. Nếu người hiền nói chống lại nó thì cả hai đều dại dột như nhau, không phải là người khôn ngoan. Không thèm đối lại thì trong lòng bằng an, mát mẽ. Còn kẻ mắng nhục người thì miệng nó nóng bực, giống như người phun nước miếng dơ lên không thì nước dơ nó trúng lại mình bẩn thúi thôi.
       Ví bằng ta bị người khác mắng thì ta giả điếc, giả căm không thèm nói lại thì ví như ngọn lửa đang cháy ở giữa trống không, dầu không cần ai chữa tự nhiên rồi nó cũng phải tắt đi. Cái lửa giận cũng giống như vậy, hể nó có bồi thì nó mới chảy bùng lên. Lòng ta mà giữ trống không đi thôi thì nó múa môi khua lưỡi mặc kệ nó, mõi miệng rồi nó ngưng.
       “Ngã tâm đảng không hư, thính nhĩ phiên thần thiệt”.
        Vậy mới nói: Đức nhẩn nhịn là vàng.
Trích lục từ sách Minh Tâm Bửu Giám Toàn tập của Trương Vĩnh Ký.
       
HẠNH NHẨN NHỊN
Đc Nhn trau tria hnh kiếp tu,
Trn gian vt thoát áng mây mù.
Tâm bình xóa hết bao sân hn,
Tánh nhn xua tan mi oán thù.
Quân t chng cu tham lun bin,
Tiu nhân cht cha hn thâm u.
Đường trn vn dĩ chông gai nhn,
Nhn giúp tâm an thoát chn tù.
                                             HỒ NGUYỄN       

Hồ Xưa sưu tầm và trình bày_____________________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...