Giới thiệu tác giả:
Trần Minh Tông (陳 明 宗)tên húy là Trần Mạnh (陳奣), sinh năm 1300, mất 1357. Ngài là con thứ tư của vua Trần
Anh Tông (陳英宗),và là cháu ngoại của Bảo
Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (陳平仲).
Ngài có tư chất thông minh từ nhỏ nên năm lên 14 tuổi được vua cha là Trần Anh
Tông truyền ngôi ( năm 1314).Thượng Hoàng vẫn giúp đỡ ngài trông coi chính sự
nên đời nhà Trần dưới sự cai trị của ngài vẫn giữ vững giang sơn, thịnh vượng
của đời trước truyền sang cho tới khi Trần Minh Tông mất..
Năm 1320 Thượng Hoàng mất, Minh Tông nắm trọn quyền bính.
Năm 1328 , nghi cha vợ là Trần Quốc Chẩn (陳國瑱)có ý đồ bất chính làm phản nên giết.
Năm 1329 Minh Tông xuống chiếu phong Trần Vượng làm thái tử rồi nhường ngôi,thái tử Vượng trở thành Trần Hiến Tông, còn vua cha lên làm Thái Thượng Hoàng nắm quyền bính trong 28 năm.
Mùa đông năm đó người Ngưu Hồng nổi dậy chiếm đất Đà Giang, Thượng hoàng thân chinh đi dẹp.
Năm 1334 Ai Lao xâm lấn, Thượng hoàng đích thân cầm quân đi dẹp rồi sai Nguyễn Trung Ngạn soạn bài bia ghi chiến thắng khắc lên núi đá.
Năm 1335 Ai Lao lại kéo quân sang xâm lấn ấp Nam Nhung thuộc Nghệ An, Thượng hoàng sai Đoàn nhữ Hài đi dẹp giặc nhưng bị phục kích giết chết. Thượng Hoàng lấy làm thương tiếc.
Năm 1320 Thượng Hoàng mất, Minh Tông nắm trọn quyền bính.
Năm 1328 , nghi cha vợ là Trần Quốc Chẩn (陳國瑱)có ý đồ bất chính làm phản nên giết.
Năm 1329 Minh Tông xuống chiếu phong Trần Vượng làm thái tử rồi nhường ngôi,thái tử Vượng trở thành Trần Hiến Tông, còn vua cha lên làm Thái Thượng Hoàng nắm quyền bính trong 28 năm.
Mùa đông năm đó người Ngưu Hồng nổi dậy chiếm đất Đà Giang, Thượng hoàng thân chinh đi dẹp.
Năm 1334 Ai Lao xâm lấn, Thượng hoàng đích thân cầm quân đi dẹp rồi sai Nguyễn Trung Ngạn soạn bài bia ghi chiến thắng khắc lên núi đá.
Năm 1335 Ai Lao lại kéo quân sang xâm lấn ấp Nam Nhung thuộc Nghệ An, Thượng hoàng sai Đoàn nhữ Hài đi dẹp giặc nhưng bị phục kích giết chết. Thượng Hoàng lấy làm thương tiếc.
Năm 1357 Minh Tông qua đời hưởng thọ 58
tuổi,lúc lâm chung ngài sai gia nhân đốt hết các tác phẩm trong đó có Minh Tông
Thi Tập , nay chỉ còn lại 25 bài thơ và một bài tựa cho tập Đại Hương Hải Ấn
Thi của Trần Nhân Tôn.
Nguyên tác:
(陳 明 宗)
Phiên âm:
Dạ
vũ
Thu khí hòa đăng thất thự minh,
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.
(Trần Minh Tông)
tiêu(蕉):cây
chuối
tàn(殘):làm
tổn hại, ác xấu, còn dư lại
thác(錯):sai
lầm, lỗi lầm.
Khẳng(肯):khẳng định, cho là đúng,nhất
quyết,đành.
bả(把):cầm,
giữ.
Dịch nghĩa:
Mưa đêm
Hơi thu hòa cùng ánh đèn làm mờ đi ánh sáng ban mai.
(Giọt mưa rơi)trên tàu chuối xanh ngoài song cửa (tí tách)tiễn canh tàn.
Tự biết ba mươi năm trước ta đã lầm lỗi,
(Giọt mưa rơi)trên tàu chuối xanh ngoài song cửa (tí tách)tiễn canh tàn.
Tự biết ba mươi năm trước ta đã lầm lỗi,
Nay đành ôm hận mối sầu mà nghe tiếng mưa rơi.
Xuất xứ bài thơ:
Bài thơ nầy được vua Trần Minh Tông sáng tác,30 năm sau nghi án giết oan cha vợ là Trần Quốc Chẩn. Thời điểm sáng tác vào khoảng năm 1356 nhân dịp ngài về thăm đền thờ Trần Quốc Chẩn, huyện Chí Linh, lúc nầy ngài đã trở thành Thái thượng hoàng. Năm sau ngài mất, từ đó nhà Trần bắt đầu suy vi.
Phân tích và những lời bình:
Bài thơ nầy được vua Trần Minh Tông sáng tác,30 năm sau nghi án giết oan cha vợ là Trần Quốc Chẩn. Thời điểm sáng tác vào khoảng năm 1356 nhân dịp ngài về thăm đền thờ Trần Quốc Chẩn, huyện Chí Linh, lúc nầy ngài đã trở thành Thái thượng hoàng. Năm sau ngài mất, từ đó nhà Trần bắt đầu suy vi.
Phân tích và những lời bình:
"Dạ vũ"là bài thơ trữ tình, thể thất ngôn tứ
tuyệt, gồm 4 câu, mang đậm nét suy tư trầm buồn của một vị vua trong cảnh đêm
mưa thu sắp tàn.Trong hai câu đầu chỉ tả cảnh gồm màu sắc, âm thanh, ánh sáng:
(Thu khí hòa đăng thất thự minh,
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh.)
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh.)
Mưa thu nhè nhẹ như những hạt sương khuya mờ mịt hòa lẫn với
ánh sáng hiu hắt của ngọn đèn dầu leo lét trong khoảng không gian trầm lắng
khiến ánh sáng ban mai cũng trở nên mờ ảo, tạo nên khung cảnh chơi vơi, làm xúc
động lòng trắc ẩn vị vua có lòng yêu nước thương dân, lại là một thi nhân đa
cảm. Trong đêm khuya thanh vắng nhà vua khó ngủ, nằm lắng nghe tiếng mưa
rơi thật nhẹ trên tàu lá chuối, âm thanh thật đều như tiếng gõ nhịp đếm thời
gian đêm sắp tàn bên ngoài song cửa. Như thế là lấy ánh sáng cùng âm thanh để
diễn tả sự chuyển động của thời gian và không gian thật tinh tế, sinh động.
tuyệt vời.
Hai câu tiếp theo:
(Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.)
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.)
Ba mươi năm trước, nghe theo lời xúi bẩy
của Trần Khắc Chung và đám nịnh thần Văn Hiến hầu mà Trần Minh Tông ra tay sát
hại cha vợ là Trần Quốc Chẩn gọi là để trừ hậu hoạn, mặc cho sự can gián của
đại thần Phạm Tông Mại. Sau nầy biết được đó chỉ là sự vu oan giá họa của Trần
Khắc Chung thì mọi việc đã lỡ, có ăn năn hối hận cũng bằng thừa, nhà vua có mắt
như đui có tai như điếc,đành ôm mối hận suốt đời, không chỉ hối hận vì giết lầm
kẻ hiền tài bậc cha chú mà còn mang nỗi nhục với quần thần trong triều và
bà con họ hàng nữa.Ba mươi năm sau, nhân chuyến viếng thăm đền thờ cha vợ, nhà
vua làm bài thơ nầy như một lời tạ lỗi.Vua bị một con ong đốt, ngài lâm trọng
bịnh rồi mất sau vài tháng. Có người tin rằng hồn cha vợ báo oán nên gây ra cái
chết tức tửi cho vua. Khi xuống suối vàng liệu cha vợ có tha thứ cho ngài không?
Mùa thu là một đề tài gây nhiều cảm hứng
cho thi nhân, có thể nói mùa Thu có duyên nợ với thi nhân. Trước cảnh thu không
ai có cảm nhận sâu sắc bằng thi nhân. Trong những bài thơ hay kim cổ, phải kể
đến các bài vịnh mùa Thu của thi nhân Trung Quốc lẫn Việt Nam thật đặc sắc. Một
loạt 8 bài thơ "Thu hứng" của Đỗ Phủ(712-770) được nhà phê bình Kim
Thánh Thán liệt vào số 6 tác phẩm tài tử hay nhất đời Đường. Còn thi nhân Việt
Nam. phải kể đến ba bài vịnh mùa Thu của Nguyễn Khuyến (1835-1909), người làng
Yên Đỗ, là những tuyệt tác còn truyền tụng cho tới ngày nay , thử lấy ví dụ bài
Thu vịnh:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
(Thu vịnh/ Nguyễn Khuyến)
Cảnh mùa Thu của Nguyễn Khuyến cũng rất
đặc sắc về phương diện nghệ thuật tả cảnh, cảnh mùa Thu vào một buổi trưa hè,
trời cao xanh ngắt,giậu trúc bờ tre, ao sâu sương khói phủ buổi sớm mai, lại có
tiếng ngỗng trời kêu trên không trung mà tác giả không biết nó bay tự phương
nào. Bài thơ có đủ màu sắc âm thanh giống như bài thơ của vua Trần Minh Tông
nhưng ta không thấy Nguyễn Khuyến gởi gấm tâm sự gì mà chỉ nói muốn cất bút ghi
lại hình ảnh nầy bằng mấy vần thơ nhưng lại ngại thi nhân Đào Tiềm(tức Đào Uyên
Minh,365-427,người đất Tâm Dương,đời Tấn,Trung Hoa,rất giỏi thơ văn) chê cười
vì thơ không hay!
Hoặc gần đây, trong thơ văn hiện đại, nhà
thơ Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng Thu cũng để lại cho ta nhiều cảm xúc trước
cảnh mùa Thu trong rừng chiều im vắng, tác giả nghe cả tiếng lá khô kêu xào
xạc, đạp lên bởi con nai vàng! Cảnh tuy đẹp nhưng quá lý tưởng như trong mơ.Và
một câu hỏi tác giả đặt ra: trong cảnh Thu buồn người cô phụ có nhớ người
chồng/ người yêu, đi chinh chiến miền xa? Câu hỏi tuy đơn giản nhưng chứa đựng
nỗi xót xa cho người ở lại chờ mong:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
(Tiếng Thu/ Lưu Trọng Lư)
Tôi đưa ra vài ví dụ để các bạn thưởng thức những bài thơ
hay đồng thời so sánh nghệ thuật tả cảnh mùa Thu của các thi nhân Việt
Nam trong đó có cả vua Trần Minh Tông, mỗi người có một cách diễn tả riêng nhưng
tất cả đều đặc sắc, tài tình.
Đọc thơ Trần Minh Tông
, kẻ hậu sinh còn luyến tiếc không được thưởng thức hết những bài thơ hay của
tác giả do tài liệu bị hủy hoặc chôn theo quan tài nên còn lại rất ít. Sau đây
xin mời các bạn thưởng thức thêm một bài nữa của Trần Minh Tông để thấy được
tài làm thơ của nhà vua có một không hai của bậc vua chúa có thực tài về thơ
văn đời nhà Trần.
Bài "Cam Lộ tự" (甘露寺):
Nguyên tác:
甘露寺
聳翠攢蒼入望多,
溪西月影轉簷斜。
隔林啼鳥尤岑寂,
一徑古松初墜花。
( 陳明宗)
Phiên âm:
Cam lộ tự
Tủng thuý toàn thương nhập vọng đa,
Khê tây nhật ảnh chuyển thiềm tà.
Cách lâm đề điểu vưu sầm tịch,
Nhất kính cổ tùng sơ truỵ hoa.
Bài "Cam Lộ tự" (甘露寺):
Nguyên tác:
甘露寺
聳翠攢蒼入望多,
溪西月影轉簷斜。
隔林啼鳥尤岑寂,
一徑古松初墜花。
( 陳明宗)
Phiên âm:
Cam lộ tự
Tủng thuý toàn thương nhập vọng đa,
Khê tây nhật ảnh chuyển thiềm tà.
Cách lâm đề điểu vưu sầm tịch,
Nhất kính cổ tùng sơ truỵ hoa.
(Trần Minh Tông)
Dịch nghĩa:
Chùa Cam Lộ
Màu biếc chất ngất cùng với màu xanh chập chùng tràn đầy trước mắt.
Phía Tây dòng suối, bóng mặt trời chênh chếch ngã về mái hiên.
Bên kia rừng, tiếng chim kêu làm tăng thêm vẻ u tịch.
Trên con đường mòn giữa rặng tùng già, dăm cánh hoa rơi.
Chùa Cam Lộ
Màu biếc chất ngất cùng với màu xanh chập chùng tràn đầy trước mắt.
Phía Tây dòng suối, bóng mặt trời chênh chếch ngã về mái hiên.
Bên kia rừng, tiếng chim kêu làm tăng thêm vẻ u tịch.
Trên con đường mòn giữa rặng tùng già, dăm cánh hoa rơi.
Chùa Cam Lộ nằm bên sườn núi, cảnh vật
chung quanh thật bao la, mây tím giăng ngang, rừng xanh chập chùng bày ra
trước mắt. Nhìn xuống thấy suối nước trong veo, lấp lánh bóng mặt trời chênh
chếch ngả bên hiên, đẹp làm sao cảnh thiên nhiên do tạo hóa làm nên. Phía
bên kia rừng vọng lại tiếng chim kêu làm tăng thêm vẻ u tịch, trầm lắng. Cảnh đẹp thiên nhiên kết hợp với âm
thanh của loài chim rừng làm rung động lòng người, tâm tư trầm buồn, hồn nhẹ
tưng như muốn bay bổng về cõi Phật.Cảnh mênh mông , con người nhỏ bé, hình
ảnh tương phản làm cho con người trở nên mong manh, dễ tan dễ biến và bất lực
trước thiên nhiên. Bước chân xuống núi, lần theo con đường tắt nhỏ hẹp, đi
xuyên qua rặng tùng già, thấy lác đác những cánh hoa rơi bên đường. Tác giả
mượn cảnh hoa rơi để nói lên cõi vô thường của cuộc sống, rồi mai đây ta như
cánh hoa lìa cành, đi về cát bụi. Một bài thơ 4 chữ thật tuyệt vời!
Dịch thơ, bài Dạ Vũ:
Dich 1;
Mưa Đêm
Thu nhạt trăng mờ,buổi sớm mai
Bên song tàu chuối tiễn canh dài
Ba mươi năm trước,ta lầm lỡ
Ôm hận nghe mưa, đếm giọt rơi.
Dich 1;
Mưa Đêm
Thu nhạt trăng mờ,buổi sớm mai
Bên song tàu chuối tiễn canh dài
Ba mươi năm trước,ta lầm lỡ
Ôm hận nghe mưa, đếm giọt rơi.
Nguyễn Cang
Dịch 2:
Mua đêm
Giọt mua tàu chuối tiễn đêm dài,
Hiu hắt đèn thu trước nắng mai
Ba chục năm rồi lầm lỗi đấy
Đành ôm sầu hận lắng mưa rơi.
(Nam Trân- Phạm Tú Châu)
Dịch 3:
Mưa Đêm
Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ
Ba mươi năm trươc ta lầm lỗi
Ôm mối hận sầu lắng tiếng mưa.
(Vũ Minh Am)
Nguyễn Cang (10/10/2015)
Dịch 2:
Mua đêm
Giọt mua tàu chuối tiễn đêm dài,
Hiu hắt đèn thu trước nắng mai
Ba chục năm rồi lầm lỗi đấy
Đành ôm sầu hận lắng mưa rơi.
(Nam Trân- Phạm Tú Châu)
Dịch 3:
Mưa Đêm
Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ
Ba mươi năm trươc ta lầm lỗi
Ôm mối hận sầu lắng tiếng mưa.
(Vũ Minh Am)
Nguyễn Cang (10/10/2015)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét