Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung ,
Vũ trụ đầy những bí ẩn thách thức sự hiểu biết hiện nay của chúng ta. Chuyên mục “Khoa học huyền bí” của thời báo Đại Kỷ Nguyên thu thập các mẩu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới trước đây. Chúng có thật không? Điều đó tuỳ bạn quyết định.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu một số trường hợp nổi tiếng về những người tuyên bố không ăn uống trong nhiều năm nhưng vẫn khoẻ mạnh. Tuy vậy, các cuộc điều tra khoa học có tính ủng hộ cho những tuyên bố này vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi.
Đã từ lâu, theo truyền thống Phật giáo, những người rời khỏi xã hội để hành thiền và tu luyện ở vùng núi có khả năng tồn tại mà không cần thức ăn và nước uống. Người ta cho rằng cơ thể của họ tiến nhập vào một trạng thái khác, do việc nhu cầu ăn uống sẽ ngăn cản họ tập trung thiền định thâm sâu, họ có thể vượt qua nhu cầu này một cách siêu nhiên.
Cơ thể con người thường được cho là chỉ sống được trong một vài ngày không có nước, và nhiều nhất là trong vòng 30 đến 40 ngày mà không cần bất kỳ loại thực phẩm nào. Một số người – được truyền cảm hứng từ những tuyên bố không ngừng này, đã tự mình thử kéo dài thời gian nhịn ăn và đã bị chấn thương nghiêm trọng, thậm chí còn bị mất mạng.
Ram Bahadur Bomjon – một phật tử trẻ tuổi
Năm 2005, một phật tử trẻ tuổi người Nepal, Ram Bahadur Bomjon, đã thiền định liên tục trong tám tháng mà không ăn uống và được ngăn cách khỏi bất kỳ sự liên hệ nào với bên ngoài nào bằng một hàng rào chắn. Một đội làm phim của kênh Discovery đã ghi hình cậu ta trong bốn ngày đêm liền đã xác nhận rằng trong khoảng thời gian này cậu ta không ăn bất kỳ đồ ăn nào, thể hiện trong bộ phim tài liệu đặc biệt “Chàng trai với năng lượng siêu phàm”.
“Sau 96 giờ quay phim, Ram đã thách đố khoa học hiện đại bằng cách tiếp tục thiền định và vẫn còn sống”, bộ phim tài liệu xác nhận. Nếu đó là một trò lừa bịp, các nhà sản xuất phim tài liệu cho rằng nó hẳn phải là một màn trình diễn tinh vi và điêu luyện.
Một số người nói với kênh Discovery rằng người nhịn ăn kiểu này thường sống tách biệt với công chúng, và là một phần của thực hành tâm linh huyền bí.
Hira Ratan Manek – người nhìn mặt trời
Vào những năm 1990, Hira Ratan Manek – một kỹ sư cơ khí nghỉ hưu người Ấn Độ đã làm sống lại một truyền thống cổ xưa: nhìn mặt trời. Ông tuyên bố, từ năm 1995, ông đã sống nhờ năng lượng mà ông hấp thụ bằng cách nhìn chằm chằm vào mặt trời vào lúc bình minh và hoàng hôn, chỉ thỉnh thoảng ông mới uống trà, cà phê, và sữa tách bơ.
Những tin đồn về việc NASA từng nghiên cứu về Manek và chứng thực cho khả năng tuyệt vời của ông đã làm dấy lên tranh cãi. Manek nói với Tiến sĩ Mercola, người đã viết về việc nhìn mặt trời trên blog của mình: “Các phương tiện truyền thông đôi khi đưa tin quá vội vã. Tôi chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về NASA. Những người có niềm tin, họ có niềm tin, còn những người không có niềm tin, thì với họ, bất kỳ lời giải thích nào đi nữa cũng đều không có tác dụng”.
“Những người có niềm tin, họ có niềm tin, còn những người không có niềm tin, thì với họ, bất kỳ lời giải thích nào đi nữa cũng đều không có tác dụng”
– Hira Ratan Manek
Nhà thần kinh học người Ấn Độ, tiến sĩ Sudhir Shah, đã bày tỏ sự ủng hộ tích cực với Manek, xác nhận đó là trạng thái tự nhiên thuần tuý của sự nhịn ăn trường kỳ của ông.
Trong bộ phim tài liệu năm sản xuất năm 2011 tựa đề “Ăn mặt trời” (Eat The Sun) của đạo diễn Peter Sorcher, Manek bị cho là một kẻ lừa đảo. Trong phim Manek được chụp ảnh với thức ăn, mặc dù Manek nói rằng ông chỉ đang tạo dáng để chụp ảnh với nó. Bộ phim đưa ra một bức thư nói là do Manek viết, trong đó ông xin lỗi vì đã nói dối về việc nhịn ăn. Tuy nhiên, Manek không đưa ra sự thừa nhận như vậy ở bất cứ đâu.
Bác sĩ nhãn khoa B. Ralph Chou cảnh báo về các mối nguy hại của việc nhìn mặt trời.
Bác sĩ nhãn khoa B.Ralph Chou cảnh báo về những nguy hại của việc nhìn ánh nắng mặt trời trong một bài viết trên trang web của NASA: “Khoảng thời gian duy nhất có thể nhìn vào mặt trời một cách an toàn bằng mắt thường là khi có nhật thực toàn phần, khi mặt trăng che phủ hoàn toàn mặt trời. … Ngay cả khi 99% bề mặt của Mặt Trời (quyển sáng) bị che khuất trong các giai đoạn cục bộ của nhật thực, phần lưỡi liềm còn lại của mặt trời vẫn đủ mạnh để gây ra một vết bỏng võng mạc, mặc dù khi đó mức độ chiếu sáng có thể so với thời điểm hoàng hôn.”
Prahlad Jani – nhà Yoga người Ấn Độ
Tương tự, tiến sĩ Shah đã xác nhận về trường hợp của Prahlad Jani, một nhà yoga, người đã tuyên bố thoát khỏi các nhu cầu thông thường của cơ thể con người. Từ ngày 22 tháng 4 đến 6 tháng 5 năm 2010, Shah và một nhóm các nhà nghiên cứu đã liên tục giám sát Jani và Jani đã không ăn hoặc uống trong suốt khoảng thời gian này.
Nghiên cứu này được trình chiếu cho công chúng qua một chương trình phát sóng của đài truyền hình Ấn Độ. Sanal Edamaruku, nhà văn và chủ tịch của Hiệp hội Những Nhà Duy lý Ấn Độ, chỉ trích việc nghiên cứu có đầy thiếu sót. Trong một bài báo viết cho tờ The Guardian, ông đã nói về một số sơ hở, ông nhận xét: “Một video clip chính thức tiết lộ rằng Jani đôi khi di chuyển ra khỏi phạm vi quan sát của máy quay; ông được phép tiếp tín đồ và thậm chí có thể rời khỏi căn phòng niêm phong để tắm nắng; các hoạt động xúc miệng và tắm rửa thường xuyên của ông đã không được giám sát đầy đủ, v.v. ”
Michael Werner – một nhà hóa học phương Tây
Không chỉ những người tu luyện tinh thần phương Đông tuyên bố không cần ăn uống. Tiến sĩ Michael Werner, người đã thực hành nhìn mặt trời, tuyên bố ông đã sống nhiều năm không ăn uống. Trong bản tóm tắt chính thức cuốn sách của ông “Cuộc sống với ánh nắng: có thể sống không cần ăn uống? Một nhà khoa học báo cáo về kinh nghiệm của mình” , có viết: “Michael Werner trình bày về một thách thức mới đối với những người theo chủ nghĩa hoài nghi. Một người đàn ông hoàn hảo với cuộc sống gia đình, ở độ tuổi 50, có bằng tiến sĩ hóa học và là giám đốc điều hành của một viện nghiên cứu ở Thụy Sĩ. Trong báo cáo đáng chú ý này, ông mô tả làm thế nào ông có thể ngừng ăn vào năm 2001 và đã sống một cách hoàn hảo không ăn uống từ khi đó. Thực tế, ông tuyên bố chưa bao giờ cảm thấy tốt hơn thế! Không giống như những người đã đạt được điều này trong quá khứ, ông là một người đàn ông bình thường, sống một cuộc sống đầy đủ và tích cực. ”
Liệu Melatonin có liên hệ gì với điều này?
Blog Q4LT suy đoán rằng melatonin – một hormone được tìm thấy trong cơ thể con người liên quan đến chu kỳ giấc ngủ và sự trao đổi chất – có thể có gì đó liên quan đến khả năng sống sót mà không cần ăn. Q4LT điều tra một loạt các vấn đề liên quan đến tuyến tùng (thể tùng quả) trong não, việc sản xuất melatonin, và nhiều điều khác nữa. Một bài báo của Q4 có tựa đề “Một ca ‘bất khả thi’ ” chỉ ra rằng melatonin là yếu tố căn bản trong việc điều chỉnh lượng adenosine triphosphate (ATP).
ATP là nền tảng trong việc lưu trữ và giải phóng năng lượng trong các tế bào của chúng ta. Q4LT trích dẫn một số nghiên cứu khoa học tiến hành trong nhiều năm qua cho thấy melatonin có thể tiêu chuẩn hóa việc sản xuất ATP. Tuyến tùng trong não sản xuất ra melatonin. Trong các truyền thống tâm linh phương Đông, tuyến tùng được xem như trung tâm của ý thức con người, như một liên kết chủ chốt giữa sinh lý với tinh thần con người.
Mặc dù không thể nói rằng việc tăng sản xuất melatonin – có lẽ được thúc đẩy bởi một vài tác dụng của thiền định đối với tuyến tùng – có thể cho phép một người hoàn toàn không ăn hoặc uống trong nhiều năm. Quả là thú vị nếu suy đoán rằng nó có thể có một số tác dụng về mặt này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét