Antibiotice
Thuốc kháng sinh (Ảnh: Facebook)
Rất nhiều lần, sự bất ngờ có thể đóng một vai trò quan trọng trong những khám phá khoa học lớn. Một số những khám phá trong y học và sinh học đã xuất hiện như kết quả của một sự tình cờ trong lao động nghiên cứu miệt mài của các nhà khoa học.
Nhiều thế kỷ trước, một sự tình cờ đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong việc điều trị các vết thương.
Chúng ta biết rằng ở thời Trung cổ, việc điều trị các vết thương gây ra do chiến đấu hay do tai nạn thường bị đốt bằng một thanh sắt nung đỏ, sau đó bôi dầu nóng và băng lại để ngăn ngừa nhiễm trùng. Năm 1536 bác sĩ phẫu thuật Ambroise Pare được gọi đến đốt các vết thương cho một số chiến binh nhưng ông lại để quên các dụng cụ cần thiết ở nhà. Bị buộc phải hành động nhanh chóng, ông đã chế một hỗn hợp gồm lòng trắng trứng, dầu hoa hồng và nhựa thông để băng bó các vết thương.
“Tôi đã chăm sóc bệnh nhân suốt đêm”, Pare viết trong nhật ký của mình, “Tôi sợ rằng bệnh nhân của mình sẽ chết bởi nhiễm trùng máu. Ngày hôm sau, trước sự ngạc nhiên của tôi, tôi thấy những bệnh nhân của mình rất yên tĩnh, họ nói rằng đã ngủ ngon, khác với những bệnh nhân được điều trị  bằng cách đốt cháy vết thương vật vã vì đau đớn. Lúc đó, tôi đã quyết định không đốt vết thương nữa”.
Sự tình cờ này dẫn đến một phát hiện trong phẫu thuật. Tin tức mới này lan truyền rất chậm, thật không may, bởi vì phương tiện truyền thông  lúc đó rất nghèo nàn. Đến khi mọi người biết đến phát hiện này, họ đã gọi bác sĩ Pare là “cha đẻ của phẫu thuật”.
Dòng điện sinh học đã được bác sĩ người Ý Galvani phát hiện khi làm thí nghiệm với máy phát điện nguyên thủy. Gần với nguồn điện là một cái đùi ếch đã bị lột da. Trong khi làm thí nghiệm, một tia lửa đã bắn lên chiếc đùi này và nó co lại. Galvani nảy ra ý tưởng buộc một sợi dây đồng vào đùi ếch, còn đầu dây kia nối vào một thanh sắt. Mỗi khi cho dòng điện chạm vào thanh sắt, đùi ếch đều có phản ứng co lại. Các thí nghiệm đã cho thấy không chỉ  cơ bắp là chất dẫn điện tốt, mà tại thời điểm các cơ bắp này co lại cũng sản sinh ra điện. Bằng cách này, ông đã chứng minh được sự tồn tại của dòng điện sinh ra trong cơ thể động vật và cơ thể người.
Năm 1879, nhà hóa học Fahlberg đã làm nghiên cứu với một số hóa chất. Sau khi hoàn thành công việc, ông ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay. Ông nhận thấy rằng bánh mì mà ông đang ăn lại ngọt một cách  bất thường. Ông trở lại phòng thí nghiệm và rất thận trọng nếm chất mà ông đang nghiên cứu. Và như vậy đã phát hiện ra sacarin (đường), chất này cũng được sử dụng trong y học.
Bác sĩ nội khoa nổi tiếng người Pháp Trusseau đã vô tình cho một bệnh nhân bị bệnh Basedow uống i-ốt, thay vì rượu thuốc của cây dương địa hoàng (dùng để điều trị bệnh này tại thời đó), Người bệnh đã uống thuốc theo liều chỉ định của bác sĩ và đã khỏi bệnh nhanh chóng. Kể từ đó, i-ốt được sử dụng để điều trị bệnh Basedow.
Theo một truyền thuyết cũ của người da đỏ ở Nam Mỹ, những tác dụng chữa bệnh của cây ký ninh được phát hiện như sau: một người da đỏ bị bệnh sốt rét đã bị lạc trong rừng. Trong suốt thời gian này, ông đã ăn rễ cây và uống nước từ các vũng nước. Vị đắng của nước chính là sự hiện diện của ký ninh hòa tan trong nước. Ông rất ngạc nhiên thấy mình khỏe lại ngay sau đó. Cách thức dùng cây ký ninh đã được lan truyền,và những người Tây Ban Nha đi chinh phục châu Mỹ cũng học theo để chữa khỏi bệnh sốt rét.
Bác sĩ người Hà Lan Christian Eijkman đã làm thí nghiệm với gà tại một bệnh viện ở đảo Jawa. Một ngày nọ, ông cho gà ăn gạo trắng như mọi người vẫn ăn. Rất ngạc nhiên bác sĩ nhận thấy các con gà bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh “tê phù”, rất phổ biến vào thời điểm đó. Sau đó, rất tình cờ bác sĩ lại cho gà ăn cám gạo và nhận thấy gà khỏi bệnh. Nghiên cứu so sánh các hạt gạo và vỏ cám, thì các hạt không chứa vitamin B, mà vitamin B lại có trong vỏ cám. Như vậy rất tình cờ, đã phát hiện ra nguyên nhân gây ra bệnh “tê phù”.
Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất do “tình cờ” là penicillin. Cách đây 300 năm, dược sĩ người Anh Parkinson ghi nhận một điều thú vị: “Loại nấm mốc Mindiu tìm thấy trên hộp sọ của các bộ xương trong các hầm mộ có đặc tính kỳ diệu để chữa lành các vết thương mà không cần sử dụng một loại thuốc nào”. Nhận xét của ông đã bị coi là một trò lừa bịp. Tất cả các nhà vi khuẩn học đều nhất trí rằng nấm mindiu (nấm mốc) phá hủy môi trường sinh trưởng.
Ian Fleming, người đang tìm kiếm một chất diệt khuẩn, cũng nhận thấy vấn đề này, và ông đã tuyên bố rằng các chiết xuất từ nấm mốc mindiu có thể làm giảm khả năng sinh sôi của vi khuẩn, điều này đã dẫn tới việc phát hiện ra penicillin.
Phát hiện này đã dẫn đến việc sản xuất một số loại kháng sinh khác đã cứu mạng sống của hàng chục ngàn người với thời gian.