Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

ĐÀNH BUÔNG TRÔI DĨ VÃNG vkp công chúa nhỏ


Một lần gặp lại:
Chúng mình đã già lão
Má hồng đào nhạt phai
Tình ngang trái đắng cay
Đành buông trôi dĩ vãng!

Tóc em từng sợi bạc
Rơi trên ngực vai anh
Quyện cùng dòng nước mắt
Khóc duyên nợ không thành!

Tay nâng đầu em cao
Môi lau lệ buồn đau
Uống hết niềm thương nhớ
Quên tháng ngày lao đao...

                 *
Ba năm sau:
Sắp đi vào cõi lãng
Mình quên hết sự đời
Khung trời mới rong chơi
Chuốc chi thêm phiền muộn!
Nhưng nhiều lúc em muốn
Anh tìm về bến mơ
Hai ta cùng chìm đắm
Sóng tình ngập lầu thơ...
Anh ơi! đến bao giờ?

Saigon cuối năm Đinh Dậu - vkp công chúa nhỏ
         

TIN BUỒN VÀ PHÂN ƯU (Phu quân bạn Tống Mỷ Liên tạ thế )

Được tin : Phu quân chị Tống Mỷ Liên (CHS. THTN khóa 1956-63)
là ông THÁI VĂN HỘI ,sinh năm 1941 ( Canh Thìn ) vừa tạ thế ngày 25/1/2018 (09/chạp Đinh Dậu )tại TP.La Puente -California
thọ 78 tuổi.
Lễ nhập quan ngày 9/2/2018,an táng ngày 10/2/2018 tại  Cali .
Bạn bè Cựu Học Sinh Trung Học Tây Ninh trong và ngoài nước xin
thành thật chia buồn cùng chị Tống Mỷ Liên và các cháu.
Cầu nguyện cho hương hồn Người quá cố được
 AN NGHĨ  NƠI CÕI VỈNH HẰNG
Điện Thoại chị Tống Mỷ Liên : 626 872 9225 (Xin miễn vòng hoa và phúng diếu ).
Thông tin từ  Jasoncunguyen

Tự hào: Đại học Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự cho 1 nông dân VN (từ phamvietdao5.blogspot.com)


Nông dân được Đại học nổi tiếng của Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự là ông Đoàn Văn Khanh, một nông dân ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong không khí cả nước đang hân hoan chào đón các cầu thủ U23 Việt Nam trở về, thì việc 1 nông dân Việt Nam được Trường đại học Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự cũng là niềm tự hào Việt Nam...


Đây là học vị ghi nhận các công trình nghiên cứu về lĩnh vực y học cổ truyền của ông Đoàn Văn Khanh đã được ứng dụng có hiệu quả.
Trường Đại học Florida (Mỹ) vừa phối hợp với Viện Quản lý tri thức về Công nghệ, thuộc Sở Khoa học- Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh  tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Đoàn Văn Khanh, một nông dân ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
 tu hao: dai hoc my trao bang tien sy danh du cho 1 nong dan vn hinh anh 1
Nông dân "chân đất"  Đoàn Văn Khanh nhận bằng tiến sĩ danh dự do Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Florida (Mỹ) cấp.

Đây là học vị ghi nhận các công trình nghiên cứu về lĩnh vực y học cổ truyền của ông Đoàn Văn Khanh đã được ứng dụng có hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là sử dụng trái bưởi chế biến ra các loại dược phẩm, dược liệu trị chứng rụng tóc, hối đầu, trị một số bệnh nan y…
Phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Phục Nghiệp, Viện trưởng Viện Quản lý tri thức về Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông Đoàn Văn Khanh là nông dân đầu tiên trong cả nước vinh dự được trường Trường Đại học Florida cấp bằng Tiến sĩ danh dự về lĩnh vực y học cổ truyền.  Điều này cũng có nghĩa là các sản phẩm y học cổ truyền của ông Khanh đã được phía Hoa Kỳ công nhận để phân phối và sử dụng.
tu hao: dai hoc my trao bang tien sy danh du cho 1 nong dan vn hinh anh 2
Bằng Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Florida (Hoa Kỳ) trao cho ông Đoàn Văn Khanh.
Ông Đoàn Văn Khanh là một nông dân, cựu chiến binh, lương y có nhiều năm sử dụng trái bưởi và hoa bưởi, dừa sáp để chế biển ra 28 mặt hàng dược phẩm, dược liệu có giá trị, phục vụ tiêu dùng, trị bệnh cho người dân trong và ngoài nước. 
Gần đây, ông đã thành lập doanh nghiệp tư nhân Long Thuận để phát triển các mặt hàng này. Ông Đoàn Văn Khanh cho biết, được Trường Đại học Florida cấp bằng Tiến sĩ danh dự là niềm vinh dự lớn và tiếp tục phấn đấu nghiên cứu để làm ra nhiều loại sản phẩm y học cổ truyền phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.
 tu hao: dai hoc my trao bang tien sy danh du cho 1 nong dan vn hinh anh 3
Ông Đoàn Văn Khanh (giữa).
“Tôi được cấp bằng Tiến sĩ danh dự thì hết sức bất ngờ. Vì tôi ráng làm chứ đâu có nghĩ  công trình nghiên cứu của mình, chỉ tính là chuyện làm ra để phục vụ sức khỏe, kinh doanh có kinh tế cho gia đình thôi. Nay được cấp bằng thì hết sức phấn khởi, thúc đẩy cho tôi có tinh thần, tiếp tục nghiên cứu thêm để tạo ra các sản phẩm mới nữa để phục vụ cho sức khỏe dân mình và đưa y học cổ truyền của dân mình tiến lên tầm quốc tế”, ông Đoàn Văn Khanh nói./.
 
Theo Nhật Trường (VOV-ĐBSCL)

 

Não người có thể kết nối với nhau như sóng wifi

ket-noi-nao-nguoi
Giáo sư tâm lý học Digby Tantum tại Đại học Sheffield cho rằng, ngôn ngữ mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả trong việc giúp con người giao tiếp với nhau. Bộ não có thể truyền phát và tiếp nhận những tín hiệu cực nhỏ giúp con người hiểu được ý tưởng của nhau.
Điều này giải thích cho lý do tại sao chúng ta có trực giác, là những lúc chúng ta tin chắc chắn vấn đề đó là đúng mặc dù vẫn chưa có bằng chứng nào để chứng minh. Giáo sư Tantum gọi hiện tượng này là “sự liên não” (interbrain).

Ông cho biết: “Nhờ vào hiện tượng này, chúng ta có thể biết được trực tiếp cảm xúc của đối phương và vấn đề mà họ đang quan tâm đến. Đây là sự kết nối trực tiếp giữa não của chúng ta và não của người đối diện qua kết nối không dây giống như wi-fi.
Khi thông tin từ đối phương được tiếp nhận và nằm trong não của ta, ta sẽ có cảm giác chính xác về sự việc đó dù ta không biết tại sao lại như vậy hoặc không có dẫn chứng cụ thể, và đó được gọi là trực giác.
Những người mắc chứng tự kỷ hoặc ít có sự liên não thường bị thiếu khả năng nhận thức hoặc không có biểu hiện về trực giác để giải quyết những vấn đề thông thường trong sự liên kết giữa não với nhau của con người”.
Giáo sư Tantum cho rằng sự liên lạc giữa não bộ với nhau cũng có thể là lý do cho việc chúng ta khó giao tiếp bằng mắt với người khác trên các chuyến tàu hay xe buýt công cộng vì ở đó có quá nhiều người khiến lượng thông tin tiếp nhận được trở nên quá tải đối với bộ não.
Giáo sư tâm lý học Digby Tantum tại Đại học Sheffield, là người thực hiện nghiên cứu về sự liên não.
Giáo sư tâm lý học Digby Tantum tại Đại học Sheffield, là người thực hiện nghiên cứu về sự liên não.

Ông cũng lập luận rằng sự liên não này là lý do cho việc tại sao con người bị thu hút và có niềm tin vào các tôn giáo hoặc cảm thấy an toàn khi hòa vào các đám đông như trong những buổi hòa nhạc hay sự kiện thể thao.
Giáo sư tâm lý học cũng cho biết thêm: “Những trải nghiệm này có thể là nguồn gốc của các vấn đề tâm linh. Tuy nhiên, sự có mặt của internet khiến cách thức kết nối đã được hình thành và phát triển hàng triệu năm này có nguy cơ bị tổn hại.
Khi trò chuyện qua các ứng dụng gọi video, khuôn mặt bạn đang xem thật ra là của vài giây trước đó. Thậm chí bạn có đường truyền internet tốt nhất, thì vẫn có độ trễ nhất định và hình ảnh trước mắt bạn là của quá khứ vài phần triệu giây trước đó.
Ngoài ra, não bộ nhận tín hiệu từ đối phương không chỉ dựa vào khuôn mặt, mà còn vào cử chỉ, mùi cơ thể, sự va chạm qua da. Mạng lưới internet rộng khắp khiến con người ít có cơ hội giao tiếp trực tiếp với nhau, khiến sự kết nối vô hình giữa não bộ sẽ dần bị lu mờ đi”.
Theo khampha

Về: Góc Việt Cổ Thi : Thái Thuận - Sơ Xuân (Mai Lộc,Đỗ Chiêu Đức,Mai Xuân Thanh,Songquang )

Cùng Bạn,
Cuối tuần chuyển đến bạn hai bài thơ của một thi nhân nổi tiếng đời nhà Lê đó là Thái Thuận , đọc chơi khi mùa Xuân đang về.
Thân 
Mailoc
Thái Thuận ( 1440?) tự là Nghiã Hoà, hiệu là Lục Khê, người làng Liễu Lâm,tỉnh Bắc Ninh, đậu tiến sĩ năm 1475( niên hiệu Hồng Đức thứ 6). Ông làm quan ở Nội Các Viện hơn 20 năm, sau được bổ làm Tham Chính tỉnh Hải Dương,đặc cách giử chức phó nguyên súy hội Tao Đàn 
Đông Triu to phát
                          Thái Thuận
Thần kê do vị báo, 
Khách trạo khởi giang tâm. 
Nguyệt đạm sơn tà thuý, 
Triều hàm thuỷ dược câm (kim). 
Sa âu phong lãnh lãnh, 
Ngư phố thụ âm âm. 
Thuỳ vịnh Thương Lang khúc, 
Tiền thôn kinh thuỵ cầm.
Dch nghĩa ;
     Sớm ra Đông Triều
Gà sáng chưa báo tin, 
Chèo khách đã động lòng sông. 
Ánh nguyệt nhuộm lợt ngàn non xế biếc, 
Thủy triều ngậm tràn làn nước nhẫy vàng. 
Gió lành lạnh thổi đoàn sa âu, 
Cây rậm rậm nơi bến đánh cá. 
Ai hát khúc Thương Lang, 
Khiến bầy chim đang ngủ ở trước thôn giật mình
Dịch Thơ :
(1)
Gà sớm chưa xao xác
Khách chèo đã khuấy sông.
Núi nhuộm trăng tà nhạt
Vàng ngấn triều mênh mông
Gió lạnh cò phiêu bạt
Bến cá cổ thụ lồng
Khúc Thương Lan ai  hát?
Chim muông tỉnh giấc nồng.
(2)
Còn tinh mơ gà thôn chưa gáy,
Khách thuyền sông khua mái trên dòng.
Trăng tà núi nhạt mông lung
Vàng gieo sóng biếc mênh mông nước triều.
Gió sớm lạnh phiêu phiêu cò trắng,
Cổ thụ lồng im ắng chài thôn.
Thương Lan giọng hát ai buồn,
Giật mình ríu rít chim muông gọi bầy.
         Mailoc
      01-18-18
Sơ xuân 
Tam đông quá liễu nhất xuân quy, 
Tác noãn đông phong phóng phóng xuy. 
Băng tuyết đống ngân phô thuỷ diện, 
Kiền khôn sinh ý thượng lâm chi. 
Liễu hoàn cựu lục oanh do tĩnh, 
Đào thí tân hồng điệp vị tri. 
Nhật mộ hương quan hồi thủ vọng, 
Thảo tâm du tử bất thăng bi.
Sơ Xuân
Đông qua, xuân lại trở về đây, 
Trãi ấm từng cơn gió nhẹ bay. 
Ngấn tuyết băng lưa dờn dợn sóng, 
Đức kiền khôn rãi đượm đà cây. 
Xanh xưa nhuộm liễu oanh còn nín, 
Hồng mới tô đào bướm chửa hay. 
Ngoảnh lại quê hương trời xẩm tối, 
Ngậm ngùi tấc cỏ dễ mà khuây!
                                          Quách Tấn
Hoạ với Quách Tấn :
           Xuân  Sớm
Đông đã tàn, Xuân trở lại đây
Chan hoà khí ấm gió bay bay.
Tuyết phô băng giá vờn vờn nước
Mầm ẩn Đất Trời trổi trổi cây.
Tơ liễu non xanh oanh chửa hót,
Đào hồng hàm tiếu bướm chưa hay.
Ngoảnh nhìn quê cũ hoàng hôn xuống,
Tấc cỏ hương lòng dạ khó khuây.
              Mailoc
            01-26-18
     Xuân Sớm
Đông đã tàn Xuân về lấp ló,
Ấm chan hoà quyện gió hây hây.
Tuyết băng sóng gợn lớp dầy,
Đất Trời mầm sống trổi đầy rừng xanh.
Liễu non tơ yến oanh chưa hót,
He hé đào bướm biếng chưa hay.
Chiều nhìn quê cũ xa xăm
Niềm thương tấc cỏ lệ đằm khôn khuây.
                 Mailoc
               01-26-18
Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

1. Bản chữ Hán cổ của bài thơ Đông Triều Tảo Phát :

 東潮早發      ĐÔNG TRIỀU TẢO PHÁT

晨雞猶未报,    Thần kê do vị báo,
客棹起江心。    Khách trạo khởi giang tâm.
月淡山斜翠,    Nguyệt đạm sơn tà thúy,
潮鹹水躍金。    Triều hàm thuỷ diệu câm(kim).
沙鷗風冷冷,    Sa âu phong lãnh lãnh,
漁浦樹陰陰。    Ngư phố thọ âm âm.
誰詠滄浪曲,    Thùy vịnh Thương Lang khúc ?
前村驚睡禽。    Tiền thôn kinh thụy cầm.

    

2. CHÚ THÍCH :

   TẢO PHÁT : là Khởi hành xuất phát sớm.
   THẦN KÊ : là Gà buổi sáng.
   TRIỀU HÀM THỦY DIỆU KIM : Nước mặn nên gợn sóng lắp lánh như những gợn vàng.
   NGƯ PHỐ : là Bến cá. Ở đây chỉ bến câu của các thuyền câu thường đậu.
   THƯƠNG LANG KHÚC : là Khúc hát Thương Lang, tên của một khúc hát của các Ngư phủ trong sách Khuất Nguyên nước Sở xưa.
   KINH : là Sợ. Ở đây có nghĩa là Giật mình.

3. DỊCH NGHĨA :
                              Khởi hành sáng sớm ở Đông Triều
        Tiếng gà buổi sáng còn chưa kịp gáy thì mái chèo của khách đã quẩy động lòng sông rồi. Ánh trăng nhàn nhạt chiếu lên triền núi nghiêng nghiêng xanh biếc và làm dậy lên những dợt sóng do nước mặn lắp lánh tựa những gợn vàng lăn tăn. Gió sớm thổi lành lạnh trên bãi cát của chim hải âu và trên bến của các ngư ông hàng cây còn âm u im lìm đứng lặng. Văng vẳng xa đưa tiếng của ai đang hát khúc Thương Lang làm cho các con chim đang ngủ ở xóm trên giật mình thức giấc.

4. DIỄN NÔM :
                    Gà còn chưa gáy sáng,
                    Chèo khách đã khua vang.
                    Trăng mờ non xa biếc,
                    Nước xanh sóng gợn vàng.
                    Gió lạnh bờ cát vắng,
                    Cây mờ bến cá ngang.
                    Ai hát Thương Lang khúc,
                    Giật mình chim đầu làng.
  Lục bát :
                    Tiếng gà sáng chửa gáy vang,
               Mái chèo khách đã sẵn sàng bến sông.
                    Núi xanh trăng chiếu mênh mông,
               Nước xanh gợn sóng lăn tăn ánh vàng.
                    Lạnh lùng gió sớm thổi sang,
               Âm u cây bến mơ màng ngư ông.
                   Thương Lang ai hát giữa dòng,
             Giật mình chim bến bên sông thôn ngoài.

                              
                   Đỗ Chiêu Đức

Image result for ĐÔNG TRIỀU TẢO PHÁT
 

1. Bản chữ Hán cổ bài thơ SƠ XUÂN của THÁI THUẬN :

   初春                          SƠ XUÂN

三冬過了一春歸,     Tam đông qúa liễu nhất xuân qui,
乍暖東風放放吹。     Sạ noãn đông phong phóng phóng xuy. 
冰雪凍痕鋪水面,     Băng tuyết đống ngân phô thủy diện,
乾坤生意上林枝。     Càn khôn sanh ý thượng lâm chi.
柳還舊綠鶯猶靜,     Liễu hoàn cựu lục oanh do tĩnh,
桃試新紅蝶未知。     Đào thí tân hồng điệp vị tri.
日暮鄉關迴首望,     Nhật mộ hương quan hồi thủ vọng,
草心遊子不塍悲。     Thảo tâm du tử bất thăng bi !

                 蔡順                           
             Thái Thuận
2. CHÚ THÍCH :

   SƠ XUÂN : Mới bắt đầu mùa xuân, là Chớm Xuân, là Đầu Xuân.
   TAM ĐÔNG : Chỉ 3 tháng của mùa đông.
   SẠ NOÃN : SẠ 乍 là Bất chợt, Bỗng nhiên, Mới vừa. SẠ NOÃN là Chợt ấm lên
   NGÂN 痕 : là Vết sẹo, là Dấu vết.
   SANH Ý 生意 : là Cái ý sống, cái ý sinh tồn. Sau dùng rộng ra chỉ Sự làm ăn buôn bán của con người để kiếm sống.
   THẢO TÂM : Nỗi lòng của tấc cỏ.


3. NGHĨA BÀI THƠ :
                              
     CHỚM XUÂN
       Mùa xuân vừa mới trở về sau ba tháng của mùa đông đã qua đi rồi. Trời chợt ấm lại nên gió xuân từ hướng đông đã hay hẩy thổi đến. Dấu ấn của băng tuyết còn sót lại bày ra trên mặt nước, và ý sống của đất trời đã nẩy mầm trên các cành ngọn của cây rừng. Liễu thì vẫn xanh tốt như xưa, và đào thì đã trổ màu hồng mới nhưng bướm vẫn còn chưa hay biết. Trời chiều quay đầu trông ngóng về phía quê xa, tấc lòng của người con du tử không tránh khỏi nỗi xót xa !


      Bài thơ Sơ Xuân của Thái Thuận đọc lên nghe như có âm vang hơi hám của thuở Thịnh Đường, ngay từ câu đầu tiên :


                   三冬過了一春歸    
    Tam đông qúa liễu nhất xuân quy.

     Từ " Tam đông " làm ta nhớ đến từ " Tam xuân " trong 2 câu trong bài " Du Tử Ngâm " của Mạnh Giao đời Đường là :


                   誰言寸草心,      Thuỳ ngôn thốn thảo tâm,
                   報得三春暉.        Báo đắc Tam Xuân huy.


   mà cụ Nguyễn Du đã thoát dịch rất hay là :


                      " Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân "


   Ta thấy từ " Thảo Tâm Du Tử " : Tấc lòng của người con du tử, lại được Thái Thuận sử dung ở câu cuối :
           草心遊子不塍悲。    Thảo tâm du tử bất thăng bi ! (Tấm lòng như tấc cỏ của người con du tử không tránh khỏi buồn thương ray rức )...
   và nhất là câu:
                    日暮鄉關迴首望,       Nhật mộ hương quan hồi thủ vọng,


    lại làm cho ta nhớ đến 2 câu thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu là:


                   日暮鄉關何處是?      Nhật mộ hương quan hà xứ thị
                   煙波江上使人愁。      Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

 ... mà Tản Đà đã dịch rất hay là :

                              
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
                              Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai !

                      
   
4. DIỄN NÔM :

                CHỚM XUÂN


        Ba tháng đông qua xuân lại thay,
        Gió xuân hây hẩy ấm lòng ai.
        Dấu tàn băng tuyết in dòng nước,
        Chồi mới đất trời biếc ngọn cây.
        Liễu đã xanh om oanh vắng tiếng,
        Đào đà đỏ nụ bướm chưa hay.
        Quay nhìn quê cũ khi chiều xuống,
        Du tử bồi hồi mắt lệ cay !


 Lục bát :


          Đông qua nay lại chớm xuân,
     Khí trời chợt ấm gió đông lào xào.
          Nước trôi băng tuyết dạo nào,
     Rừng cây nẩy lộc chồi cao xanh cành.
          Liễu buồn oanh hãy vắng tanh,
     Đào buồn vắng bướm cành xanh ửng hồng.
          Trời chiều quê cũ vời trông,
     Bồi hồi du tử chạnh lòng xót xa !


                             Đỗ Chiêu Đức

Sớm Ra Đông Triều

Gà thức khuya chưa gáy
Khách chèo khuấy nước sông
Xế bóng ánh trăng nhạt
Vàng gợn lăn tăn dòng
Gió thổi chim cò lạnh
Cổ thụ bến cá lồng
Hát ngâm Thương lan khúc
Chim muông tĩnh thức không

Mai Xuân Thanh
Ngày 26 tháng 01 năm 2018 


Khởi hành ở Đông Triều

Trời chưa sang,gà thôn đã gáy
Chèo đà khua,thuyền động nước sông
Trăng tàn nhuộm núi mênh mông
Thuỷ triều vàng ánh,xuôi dòng sóng chao
Gió lành lạnh,phao phao cò trắng
Bến cá lồng im vắng cổ thôn
Thương Lan khúc hát u buồn
Trước nhà chim chóc véo von gọi đàn

songquang

Chớm Xuân - Họa

Đông đã qua,nàng Xuân lại đến
Gió chợt lùa hơi ấm đà sang
Nước làm tan chảy tuyết bang
Cây xanh nẩy lộc ,nhựa tràn chồi non
Oanh biếng hót,ngời xanh ngọn liễu
Bướm buồn bay,ửng đỏ cành đào
Nhìn quê dạ kiến nôn nao
Bời bời tâm sự cuộn trào khôn khuây

songquang

  
 Sáng Xuân - Họa
Cht nghe đâu đy tiếng chim vang,
Bên gi lơ mơ khách mng tàn.
Kín ngõ màn mây run ry chn,
Đy tri mưa bi pht phơ đan.
L m trong móc chùm hoa n,
Xanh biếc quanh người thm c lan.
Du t ngâm nga cùng gió nguyt,
Ai người được báo chúa Xuân sang ?


Sáng Xuân
Rộn rã chìa vôi sớm hót vang
Nằm nghe tiếc nuối mộng đêm tàn
Mùi thơm lúa mới hoa đồng quyện
Lối nhỏ chân trần ngọn cỏ đan
Man mác hồn quê êm ả mất
Ngậm ngùi khói bụi mịt mù lan
Tình xuân năm cũ xa biền biệt
Xuân mới xuân buồn mỗi độ sang.
Cao Linh Tử
5/2/2018



Họa 2 :

Sáng Xuân

Nghe tiếng chim muông rộn rã vang 
Mơ màng thức giấc sớm đêm tàn
La đà trước ngõ mây giăng tỏa
Thấp thoáng trong sân bụi bốc đan
Đỏ đất đào hoa sương khói quyện
Xanh bờ giậu cúc cỏ dây lan
Nghêu ngao câu hát trời trăng sáng
Ai báo tin xuân thục nữ sang

Mai Xuân Thanh
Ngày 04 tháng 01 năm 2018


Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Tương lai "rợn người" quanh đề xuất gắn "nút chết" cho robot (Từ Bình Luận Án)


Trần Hồng Phong

(Xuân Mậu Tuất 2018) - Một điều chưa từng có đã xuất hiện. Đó là nỗi lo sợ đã hình thành và ngày càng lớn trước sự "xâm lấn" của người máy (robot) vào xã hội loài người. Robot không chỉ làm tăng nguy cơ thất nghiệp ở quy mô toàn cầu, mà còn bị coi là đe doạ đến hoà bình thế giới, đến sự sinh tồn của loài người. Phương Tây đã chính thức đặt vấn đề về việc ban hành những đạo luật về thuế trong sản xuất robot, về tính đạo đức, nhân văn trong trí tuệ của robot và đặc biệt là quy định bắt buộc phải có "nút chết" trên mỗi con robot phòng trường hợp chúng tấn công con người. Liệu một tương lai do robot "thống trị" xã hội loài người sẽ trở thành hiện thực?

Đã đến lúc loài người phải "sợ" những người máy thông minh do chính mình tạo ra (ảnh minh hoạ)
Sự thông minh đột biến và ngoài tầm kiểm soát của trí tuệ nhân tạo 

Năm 2017 vừa qua đánh dấu sự phát triển chưa từng có của trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence, viết tắt là AI). AI đang phát triển rất nhanh chóng và đi vào tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, quân sự, cho đến văn hoá, thậm chí cả đời sống tình cảm, tình dục của con người!
Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Amazon, Google, Facebook, Apple, Samsung ... đều đang chạy đua trong nghiên cứu và phát triển AI. Mỗi công ty đều có AI do mình nghiên cứu, hiểu theo nghĩa đen, tức là mỗi công ty đều có robot thông minh của riêng mình.

Khái niệm robot ngày nay cũng đã thay đổi căn bản. Robot không còn là hình ảnh của những cỗ máy to lớn và thô kệch, hoạt động tự động theo chương trình lập trình sẵn. Ngày nay robot đã có thể xinh đẹp như con người, hay thậm chí không có hình dạng cụ thể, và chắc chắn thông minh, uyên bác hơn một con người cụ thể rất nhiều, nhờ có AI - là "bộ óc". Trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ không thể phân biệt trên đường phố đông đúc, hay người ngồi cạnh mình trên một chuyến xe bus là người thật hay là ... robot! 

Những thành tựu về nghiên cứu AI đang phát triển rất nhanh. Nhưng điều đáng kinh ngạc hơn, là chính bản thân AI đang tự mình phát triển, tự mình học hỏi, thông minh và đột biến, vượt qua cả sự hình dung và kiểm soát của chính những người tạo ra "chúng". 

Gần đây hãng Facebook đã phải hủy bỏ một bộ AI của mình. Lý do là hệ thống AI này không biết bằng cách nào đã giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ riêng, do chính nó tạo ra. Những từ ngữ tưởng chừng vô nghĩa với con người, nhưng lại có ý nghĩa với các cỗ máy AI khác. Tức là robot có thể "nói chuyện" bằng ngôn ngữ riêng với nhau, mà con người không hề biết và hiểu rằng chúng đang bàn chuyện gì?

Cuối năm 2016, người ta phát hiện ra AI dịch thuật của Google đã tự tạo ra một loại ngôn ngữ trung gian, giúp dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này không chỉ gây bất ngờ, mà khiến các chuyên gia tự hỏi chúng tạo ra ngôn ngữ đó còn có mục đích nào khác không? Người ta cũng phát hiện trường hợp AI tự mình thâm nhập vào thư viện điện tử của một trường Đại học để nạp kiến thức; hay AI khám bệnh đã đưa ra những công thức thuốc chữa bệnh chưa từng có và ... có lý!

Có thể nói AI đang dần vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. AI không nhất thiết phải là những con robot mà con người cầm nắm được, mà đang ẩn trong nhiều hình thức khác nhau, kể cả vô hình. Như trong chiếc iPhone của mỗi người, có trợ lý Siri thông minh dí dỏm chính là AI!

AI hiện nay đã có thể nhận biết và dự doán được hành vi của con người. Các chuyên gia đang xây dựng cho AI có khả năng đọc được suy nghĩ của con người. Nếu vậy thật đáng sợ, AI có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động của con người. 

Rõ ràng việc con người đang ngày càng lo sợ chuyện robot, những cỗ máy do chính mình tạo ra, sẽ thống trị mình là điều có thật. Đây là điều hoàn toàn nghiêm túc. Thật kỳ lạ khi chỉ 10 năm trước, không ai nghĩ tới!



Đây là một người máy có thể đem lại niềm vui cho những người đàn ông độc thân

Một tương lai đáng sợ và luật về "nút bấm chết" cho robot

Tháng 7/2015, xảy ra một vụ án mạng mà "hung thủ" là một ... con robot! Vụ việc diễn ra trong một dây chuyền sản xuất xe hơi tại Mỹ. Trong ca sản xuất, một con robot đã bất ngờ di chuyển ra khỏi vị trí làm việc của nó, đi vào một dây chuyền khác, tiến đến gần một nữ kỹ sư (bà Wanda Holbrook) và ... ghì chặt đầu người này xuống băng chuyền. Hậu quả là đã gây chấn thương nặng dẫn đến cái chết của nạn nhân, trong sự bất ngờ cực độ của những người có mặt. Hiện chồng của nạn nhân vẫn đang theo đuổi một vụ kiện đối với 5 công ty đã sản xuất con robot "giết người" này. Vấn đề đặt ra là con robot này hoàn toàn không hề được lập trình hay "dạy dỗ" để thực hiện những hoạt động mang tính giết người như vậy. Sự việc khiến nhiều chuyên gia nghi ngại vì có vẻ như đã vượt qua ngoài tầm quan niệm đây là một lỗi kỹ thuật của máy móc. Mà phải chăng có điều gì đó xa hơn, liên quan đến hệ thống AI của con robot này.

Theo một logic thông thường, khi con người càng thông minh, khoa học càng phát triển, sẽ có xu hướng chế tạo ra robot, để bắt nó làm việc thay mình, phục vụ cho mình. Con người có bản năng phản kháng lại hay bỏ chạy trước những kẻ chèn ép, muốn sát hại mình. Bản năng này cũng có thể thấy trên hầu hết các loài động vật. Nhưng đối với một con robot thì sao? Liệu trong nhận thức (AI) của nó có tồn tại bản năng sinh tồn ấy không? Đây quả là một câu hỏi thú vị, nhưng cũng thật đáng sợ.

Với sự phát triển của công nghệ AI ở thời điểm hiện tại, đã có thể chứng minh được bản năng phản kháng hay linh hoạt để tồn tại là hoàn toàn có thể có trong bộ óc (AI) của mỗi con robot.
Chúng ta hãy hình dung một chiếc chiến đấu cơ không người lái của Mỹ, được trang bị hệ thống ra đa và AI có khả năng phát hiện kẻ thù từ rất xa. hệ thống này sẽ tự động nhận diện kẻ thù, chủ động bắn đạn ra để tiêu diệt đối phương khi cảm thấy bị đe doạ. Nó sẽ không ngồi im chịu chết, chờ kẻ thù bắn mình. Logic ấy là do con người tạo ra. Nhưng khi chiếc máy bay đã bay trên trời, thì có những thời điểm và phân tích chỉ trong tích tắc, ngoài tầm kiểm soát và nhìn thấy của người điều khiển và hoàn toàn do AI quyết định. Thực tế đã có những vụ máy bay không người lái "bắn lầm" chết người.

Vậy thì khi con robot vì một lý do nào đó không nhận biết chính xác người chủ, hoặc cảm thấy bị đe doạ, nó sẽ xác định đây là kẻ thù và ra tay giết. Điều này cũng giống như việc phe này cài "người máy chiến đấu" vào vùng của phe kia. Cuộc chiến gữa con người với người máy, qua sự phát triển của công nghệ, sẽ trở thành cuộc chiến giữa robot với robot, giữa AI với AI ... 

Pháp luật quốc tế từ lâu đã có quy định cấm sản xuất vũ khí giết người hàng loạt (bom nguyên tử). Có vẻ như nay đã đến lúc cần phải có những quy định liên quan đến AI, như: cấm sản xuất robot có bản tính độc ác, vô đạo đức ... chẳng hạn. 

Ngày càng có nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ robot kiểm soát, thậm chí sát hại loài người. Nhà sáng lập của Tesla, tỷ phú người Mỹ Elon Musk, là một trong những người đầu tiên và tích cực nhất nêu quan điểm về mối đe doạ này. Hiện đã có hơn 100 chuyên gia hàng đầu khác đang đòi hỏi một lệnh cấm sử dụng AI vào trong lĩnh vực sản xuất vũ khí. 

Elon Musk lo sợ AI sẽ có thể tiêu diệt loài người, khi nói rằng 90% chúng ta sẽ tạo ra một trí tuệ nhân tạo nguy hiểm. Theo Elon, AI sẽ thông minh hơn ta, toàn năng hơn ta, sẽ coi ta là mối nguy hiểm lớn nhất với sự tồn tại của chúng – ta có thể tắt một cái máy tính đi bất kì lúc nào, vậy nên chúng sẽ sớm hủy diệt chúng ta để có thể sinh tồn.

Tháng 1/2017, Quốc hội châu Âu đã soạn thảo đề cương pháp luật về robot, trong đó có nội dung đề nghị nhà sản xuất phải có nút để giết, ngăn không cho robot sát hại con người. Mady Delvaux, nghị sĩ phụ trách bản đề xuất, nói: "Ngày càng nhiều mặt của đời sống hằng ngày bị robot làm ảnh hưởng. Để đảm bảo robot luôn và chỉ phục vụ loài người, chúng tôi khẩn thiết đưa ra đề cương hợp pháp robot tại châu Âu. Các kỹ sư phải thiết kế ra những robot an toàn, đạo đức. Mỗi robot đều phải có công tắc khẩn để "giết" trong trường hợp khẩn cấp". Quốc hội châu Âu cũng yêu cầu Ủy ban châu Âu xem xét việc robot phải mua bảo hiểm, đánh thuế chủ robot. Đề xuất này đang được Ủy ban châu Âu xem xét thông qua.

Tuy nhiên không ít người cho rằng những kiến nghị pháp luật như trên hoàn toàn không ngăn ngừa được nguy cơ. Đó chỉ là một ý tưởng đơn giản và thậm chí có phần ngô nghê. Vì cho dù bị gắn "nút chết", thì với AI cực thông minh của mình, con robot hoàn toàn biết cách thoát khỏi tình cảnh sẽ bị ai đó bấm nút giết nó. 

Phần tôi, thì lại suy nghĩ rằng những thứ mà chúng ta gọi là "luật" và sẽ áp dụng vào công nghệ sản xuất robot và AI, suy cho cùng thì đó là luật áp dụng cho ai: con người hay robot? và có khả thi không?
Hãy hình dung một tình huống trong tương lai chỉ vài năm nữa: hệ thống AI cài đặt trên một chiếc ô tô tự lái sẽ lái xe ô tô chạy trên đường phố. Chiếc xe có khả năng nhận biết đèn đỏ tại các ngã tư và dừng xe lại, biết tránh xe khác, tìm điểm dừng ...,trong khi trên xe có thể không có người nào. Vậy khi một chiếc xe tự động phạm luật, chẳng hạn vượt đèn đỏ, thì ai là người vi phạm luật giao thông? Nếu chúng ta xác định đó là luật dành cho chiếc xe, tức là cho robot, thì phải chăng loài người đã đành phải thừa nhận vai trò quá lớn và nỗi lo sợ của mình đối với robot?

Loài người liệu có thể "chung sống hoà bình" với robot?

Ngoài phục vụ trong công việc, robot hiện nay đã đi vào đời sống văn hoá, tình cảm của con người. Thậm chí là cả về tình dục và sinh sản. Trong năm 2017 vừa qua, dịch vụ robot tình dục đã chính thức có mặt tại Tây Ban Nha. Còn tại Nhật, người ta đã bàn tới khả năng con người sẽ cưới và sinh con với một ... robot.

Vậy trong tương lai, mối quan hệ giữa con người và robot sẽ như thế nào? Liệu cả hai có thể chung sống hoà bình và hỗ trợ lẫn nhau hay không? Hiện có hai luồng quan điểm. 

Một quan điểm cho rằng con người không thể nào chung sống hoà bình với robot được. Nghị sỹ châu Âu Mady Delvaux nói rằng con người phải luôn nhìn nhận robot như một loại máy móc và tuyệt đối không được nghĩ rằng robot thương yêu con người. Ông đưa ra ví dụ rằng những người bệnh phải phụ thuộc vào robot dần dà có thể nảy sinh tình cảm với chính robot.

Một xu hướng khác thừa nhận trong tương lai con người sẽ thua cuộc trước trí tuệ của robot. Do vậy, hãy kết thân với chúng. Phải làm sao đó để AI sẽ hiểu biết được về con người một cách nhân ái và nhân đạo hơn, rồi từ bỏ kế hoạch thôn tính loài người của chúng.


Loài người sẽ chung sống hoà bình với người máy thông minh?

Tôi còn nhớ từ nhiều năm trước có một bộ phim (Mỹ) nói về một robot 200 tuổi. Từ một hình thức đơn giản xấu xí, trải qua thời gian, trong khi ông chủ, bà chủ của robot đã qua đời 2 thế hệ, thì con robot đã từng bước thay đổi, hoàn thiện, thậm chí biết ... yêu cô chủ của nó! Giữa hai người (cô chủ và người máy) đã có mối quan hệ tình cảm, tình dục thật sự.
Thế rồi con robot ấy đã đấu tranh đề nghị Toà án loài người tuyên bố quyền được là CON NGƯỜI, để có thể chính thức cưới cô chủ làm vợ. Ước mơ của nó cuối cùng đã trở thành hiện thực, Toà án đã chính thức công nhận robot 200 tuổi là một "con người", vì có đầy đủ các đặc tính của một con người.

Phải chăng đây là một thế giới của tương lai và đáng mơ ước?

......

Robot đang lấn sâu và "hoà nhập" vào xã hội loài người 

Theo số liệu thống kê, hiện nay tỉ lệ công việc robot đảm nhiệm là 66 đơn vị robot/10.000 nhân viên. Dẫn đầu trong việc ứng dụng robot là Hàn Quốc với 478/10.000 nhân viên, trong khi Mỹ xếp vị trí thứ bảy với 164 robot. 

Tháng 12/2017, Viện Nghiên cứu chính sách công (IPPR) nước Anh dự đoán robot sẽ chiếm tới một nửa công việc ở các khu vực còn nghèo tại Anh và đặc biệt những công việc ít đòi hỏi kỹ năng, lương thấp sẽ bị đe dọa nhiều nhất. 

Tháng 11/2017, BBC dẫn kết quả nghiên cứu trên 46 quốc gia và 800 loại công việc của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, cho biết khoảng 800 triệu việc làm của con người sẽ được robot đảm nhiệm tính tới năm 2030.

Năm 2016, Tổ chức Lao động quốc tế đã công bố nghiên cứu cho rằng khoảng 137 triệu lao động ở Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, tương đương 56% tổng số lao động tại những nước này, có nguy cơ bị mất việc vì robot, nhất là công nhân trong ngành công nghiệp dệt may.

........

Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )

  Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...