Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

RADIO FM 974:Sudan - Chad: Vàng Và Tiền – Cái Giá Phải Trả Cho Đường Về Đất Hứa Trời Âu

Radio FM974 - Melbourne
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 22/01/2018
Người tỵ nạn từ vùng giặc giã hổn loạn Darfur của Sudan, đang sống tại các trại tạm cư ở nước láng giềng Chad trong mấy tháng gần đây, đã đổ xô kéo nhau, đi tìm vàng ở các nơi có mỏ vàng, với cố gắng trong tuyệt vọng là có tiền để trả cho bọn buôn người lậu, để họ đưa đi đến đất Âu châu.

Với những người tỵ nạn Sudanese tìm vàng này, đào các cái lổ sâu hơn 50 thước dưới lòng đất, họ chấp nhận mọi rũi ro, không phải chỉ do mìn bẩy ở đó mà còn chạm trán với những bạo động, tranh giành đưa đến giết nhau giữa những người cũng tìm vàng như họ, trong năm rồi đã có ít nhất 25 người chết vì việc này. Từ trên theo sợi dây thả thòng sâu xuống dưới cái lổ như cái giếng tối đen, họ ở đó hàng giờ, lầm lũi đục đẽo từ vách đá này tới vách đá kia trong ánh sáng lờ mờ của cây đèn pin gắn trên đầu, với hy vọng tìm được miếng vàng nào đó, đủ bán đổi lấy số tiền vài ngàn đô la, cái giá mà đám đưa người lậu sẽ lấy, để đám này đưa họ đi ngang qua Lybia, xuống tàu vượt biển, mong sẽ có một sự đổi đời may mắn hơn ở Âu châu.

Nasrudin Omar Bahar, 29 tuổi, dùng số tiền dành dụm được trong đời mình, gia nhập một toán vài chục người đi đến vùng có mỏ vàng Tibesti ở cực bắc xứ cộng hòa Chad, với niềm tin là sẽ tìm được đủ tiền làm lộ phí đến Âu châu, không cần biết quốc gia nào anh sẽ đến, với anh, một nơi mơ ước là nơi nào đâu đó có hòa bình, an lành và đời sống tốt đẹp nhưng rồi, hiện thời, Bahar đang nằm vất vưởng trên một cái giường cây lồi lõm, trong cái chòi bằng đất bùn đen tại trại tỵ nạn Farchana, sát bên biên giới với vùng Darfur, Bahar trốn đi khỏi Darfur năm 2007 khi dân vệ quân Á Rập, được biết với tên gọi “Janjaweed” tràn đến tấn công và đốt rụi làng anh ở Tandikoro.

Tiếng động gầm gầm rung chuyển do mấy cái máy đào lớn mà đám công nhân mỏ dùng để làm bể đá gây ra, làm cho trần con đường hầm, chỗ anh Bahar đào sụp xuống, đè nặng lên người đã làm cho anh ta bị bại nửa người, từ eo xuống tới chân, Bahar bùi ngùi, đời sống ở trại ty nạn khổ quá, ngay cả những người như anh cũng không kiếm đủ ăn, rồi nghe có người sẽ bỏ đi tìm vàng, và có người khá giả hơn vì tìm được, cho nên anh quyết định rời trại ra đi. Tin truyền miệng chắc chắn sẽ giàu hơn khi đến được mỏ vàng, lan rộng ra trên khắp các trại tỵ nạn, tại Goz Beida, anh Mohamed Jouma Ahamed, 41 tuổi, người thanh tra các trường học ở trại Djabal nói rằng, em của anh Ahamd đã theo đoàn người tìm vàng, cũng với hy vọng có đủ tiền trang trải cho đường đi đến trời Âu, ông cũng cho biết, ở lại đây không khá gì hơn, cho nên đã có nhiều đứa con trai còn trẻ cố tìm mọi cách đi tới đó bằng cách vượt biển ngang qua đất Lybia.

Khoảng 323 ngàn người trốn chạy cuộc chiến xãy ra ở Darfur năm 2003, hiện sống tại các trại tỵ nạn trên đất cộng hòa Chad, bên kia đường biên giới Sudan, việc khuyến khích họ trở lại Sudan đã không thành công vì những vụ bạo động mới xảy ra, làm cho hàng ngàn người nữa vượt biên giới vào Chad trong mấy tháng gần đây, xã trưởng xã Tenbela ở Darfur, Mahamar Khatir Idriss, 60 tuổi, miêu tả làm thế nào ông và cả ngàn người dân làng này chạy trốn quân Janjaweed, sau những năm bị hiếp dâm, đánh đập, khủng bố. Như lời ông nói, không có chuyện thương thuyết với bọn họ, họ đến làng với súng ống trên tay, dân làng ông trở thành tù nhân trên chính quê làng mình, khi trẻ con đi tìm kiếm thức ăn, bọn nó đã bị quân Janjaweed đánh đập không nương tay, đàn bà con gái đi lấy nước xài cũng bị tấn công, rồi hiếp dâm một cách dã man.

Ông và nhiều người dân cùng làng mới vừa tới được trại Treguine ở phía đông Chad, ông cáo buộc quân lính của “Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp LHQ và châu Phi đã thất bại trong việc bảo vệ thường dân khỏi các vụ tấn công, quân này có đến làng, lấy tin tức khi có chuyện xảy ra nhưng sau đó không có hành động gì hết, dân làng được quân LHQ cho số điện thoại của họ, để khi cần họ giúp đở nhưng ngay cả gọi rồi, họ cũng không đến để bảo vệ người dân địa phương. Một người dân làng khác, Fatna Adam, 25 tuổi, nói lên việc họ bị đám quân Janjaweed khủng bố, đám quân này tấn công làng trong tháng 8, giết chết một cảnh sát viên và nổi lửa đốt nhà, buộc dân làng phải trốn chạy, quân này, một số đi bộ một số cởi ngựa, họ bắn mọi chỗ, ba người dân làng bị thương và một người khác chết, lúc đó cô đang ở ngoài cánh đồng, khi nghe tiếng súng nổ, cô đã ôm con lội qua sông chạy trốn. Theo như lời cô, sự việc xảy ra khi một trong mấy người của đám quân Janjaweed bị cảnh sát của làng bắt giữ vì tội thả bò ăn cỏ trên đất của một người nông dân ở làng, đám quân liền trả thù bằng cách giết một cảnh sát viên và lùa dân ra khỏi nhà.

Chính quyền Sudanese bị cáo buộc là lợi dụng tình thế gây chia rẽ sự kình chống truyền thống giữa người Á Rập du mục chăn nuôi dê bò và người nông dân da đen Phi châu, chính quyền võ trang cho đám quân Janjaweed chống lại các nhóm loạn quân không phải người Á Rập. Người dân các làng ở Darfur đã phải sống trong sợ hải giữa hai phía thù nghịch, cô Adam nói thêm, cô và hàng trăm người đồng hương quyết định sống ở Treguine và bắt đầu làm nhà trên các miếng đất được chính quyền Chad cấp tạm, nói tới đây, lần đầu người ta thấy cô cười “ở đây tốt hơn bên nhà nhiều vì đời sống an bình, không còn sự đe dọa của đám quân Á Rập Janjaweed nữa”. Trong thời gian cao điểm bạo động trầm trọng nhất ở Darfur, giữa những năm 2003 và 2005, số phận của những người tỵ nạn Sudanese được mô tả là một sự khủng hoảng nhân loại khủng khiếp nhất trên thế giới mà báo chí ngày nào cũng có tin hàng đầu.

Những nhóm cứu trợ cũng như từ thiện thế giới hậu thuẩn cho các trại tỵ nạn người Sudanese ở Chad, bao gồm tổ chức viện trợ từ Âu châu, Echo, lo ngại vì sự cạn kiệt tài chánh đang trên đà xảy ra, họ tính đưa ra chương trình hồi hương cho người tỵ nạn nên đã cử nhiều nhóm nhỏ, đi về vùng Darfur để lượng giá hiện trạng an ninh ra sao, nhưng một trong số các người tới Darfur năm ngoái, Adam Abdallah, 38 tuổi nói rằng, tạm ở tại trại tỵ nạn Djabal tốt hơn và an toàn hơn là Darfur, ở đó vẫn chưa có gì an toàn, tất cả mọi thứ đều như cũ, giết chóc, hiếp dâm, khủng bố, các bộ lạc người Á Rập đang chiếm và ở trên đất của những người tỵ nạn và làng xã của họ.

Trở lại chuyện đi tìm vàng, tin có người kiếm được vàng trên vùng bắc Chad, đã làm người tỵ nạn ở các trại vùng biên giới nức lòng ra đi với hy vọng sẽ có một ngày đổi đời, vàng được tìm thấy quanh vùng Tibesti năm 2012, và kể từ đó, dân nghèo lủ lượt nhau kéo tới các mỏ vàng khắp miền, trong đó người ta ghi nhận có cả các người tỵ nạn Sudanese từ Darfur vào năm rồi, nhưng sự giành giựt, tranh chấp giữa những người tìm vàng này đã gây ra nhiều vụ bạo động giết nhau, hàng chục người đã chết vào năm ngoái, người khác thì cố gắng đổ mồ hôi và cả máu để tiếp tục sống còn mà hy vọng.

Bahar ngao ngán, lắc đầu, cho tới bây giờ, anh chỉ kiếm đủ tiền mua thực phẩm sống qua ngày nhưng với anh, tuy vậy lại có một kết cuộc tốt đẹp, mặc cho bị thương tật, giấc mơ đến được miền đất hứa trời Âu của anh đã không chôn vùi dưới đường hầm tối om sâu thăm thẳm chết người, cuối cùng, chính phủ Phần Lan đã chấp thuận cho anh tư cách tỵ nạn, Bahar sẽ lên chuyến bay rời Chad đến Phần Lan với người chị, Manira đi theo vào cuối tháng này.

Thuyên Huy

Monday 22.01.2018

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...