Phiếm về.
TUẤT CHÓ CẨU KHUYỂN
Tuất là ngôi thứ mười một của Địa Chi, cầm tinh con Chó, mà chó thì chữ Nho gọi là Cẩu, mà chữ cẩu lại nằm trong bộ Khuyển, và năm khuyển lại là năm Tuất. Cứ thế, vòng vòng trở lại cắn đuôi con ... khuyển. Năm Tuất nói chuyên con CHÓ, con CẨU, con KHUYỂN là nói chuyện bao đồng về con vật bốn chân nầy để nghe chơi đỡ buồn khi trà dư tửu hậu.
KHUYỂN là một trong 214 bộ của CHỮ NHO ... DỄ HỌC theo diễn tiến của chữ viết như sau :
Giáp Cốt Văn Kim Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là hình tượng của con chó được nhìn từ góc độ sau ra
trước, đuôi chó cong lên đang cất cao đầu vểnh hai tai như đang sủa
trăng, đến Kim Văn ( Chung Đỉnh Văn ) thì mình chó được đơn giản
hóa bằng một nét vẽ hót vào như ... bụng chó, đến Đại Triện thì các nét
được viết bằng nhau. Tiểu Triện thì nét chữ đã thành hình bằng các nét
biểu tượng và đến chữ Lệ ở cuối đời Tần thì các nét chữ đã được kéo
thẳng ra như chữ viết hiện tại 犬.
KHUYỂN 犬 là Chó nói chung, con vật bốn chân được thuần hóa rất sớm,
cùng với con ngựa thành một cặp Khuyển Mã 犬馬, cùng sống chung và cùng
tiến hóa với con người.
Bộ Khuyển 犬 khi ghép với các bộ khác để tạo chữ mới (18 chữ), thường
được đặt nằm bên tay phải, như chữ THÚ 獸 là từ chỉ chung các con vật
bốn chân. Ta có thành ngữ Phi Cầm Tẩu Thú 飛禽走獸 có nghĩa : Loài chim thì
bay loài thú thì chạy. Nhưng ...
Thường thì bộ Khuyển 犬 được đặt nằm bên phía trái của chữ ( khoảng 198 chữ ) và được viết cách điệu 犬 thành 犭để viết cho nhanh và chữ được ghép sẽ đẹp hơn, tiêu biểu là chữ CẨU 狗.
CẨU 狗 nguyên nghĩa là Con Chó Nhỏ, thường dùng trong văn nói, sau thông
dụng với KHUYỂN, rồi tùy theo tập quán của từng vùng quen sử dụng CẨU
hay KHUYỂN mà ta có các từ như : Liệp Cẩu 獵狗 là Chó Săn, Tẩu Cẩu 走狗 là
Làm Tay Sai cho ai đó, Cảnh Khuyển警犬 là Chó Cảnh Sát, Quân Khuyển 軍犬 là
Chó Quân Đội ...
Năm nay 2018, Thiên Can nhằm ngôi thứ 5 là chữ Mậu, hợp với Địa Chi
ngôi thứ 11 là Tuất, nên ta có năm MẬU TUẤT 戊戌. Mậu Kỷ thuộc Thổ, biểu
tượng là màu Vàng. Con chó mà màu vàng dân Nam Kỳ Lục Tỉnh chúng tôi gọi
nó là con Phèn, có thể là do những vùng đất mới khai phá khi nước rút
đi còn để lại một lớp bùn màu vàng đậm, bà con ta gọi là đất phèn. Phải
qua vài mùa nước chắc cho sạch phèn thì đất mới trồng tỉa được. Đời sống
của dân miệt vườn miệt ruộng luôn gắn liền với các con Phèn, con Mực,
con Vện, con Vá ... mà người nước ngoài học nói tiếng Việt luôn đau đầu
vì các tên gọi nầy ...
Con chó màu vàng thì gọi là con Phèn, màu đen thì gọi là con Mực, có
sọc vằn vện đen trắng lẫn lộn thì gọi là con Vện, có đốm đen đốm trắng
thì gọi là con Vá, và nếu toàn một màu trắng thì gọi là con Chó Cò như
các câu vè về 12 con giáp :
Tuổi Tuất là con Chó Cò,
Nằm khoanh trong lò lổ mũi lọ lem.
Theo Tử vi Đẩu số thì con chó hợp với con ngựa con cọp thành một bộ Dần
Ngọ Tuất tam hạp. Chó và Ngựa hợp nhau vì cùng tiến hóa với con người,
chớ Cọp thì làm sao mà hợp cho được. Chúa sơn lâm chỉ cần gầm lên một
tiếng là chó và ngựa qụy xuống không còn chạy nổi nữa ! Trừ phi nó là
con cọp ... lạc đường đi xuống đồng bằng như câu ông bà ta thường nói :
Hổ lạc bình dương bị khuyển khi 虎落平陽被犬欺
Có nghĩa :
Cọp mà đi lạc xuống đồng bằng thì cũng bị chó khinh khi, dễ ngươi, như anh hùng thất thế bị kẻ tiểu nhân khi dễ vậy.
Hổ lạc bình dương bị khuyển khi
Tứ
Hành Xung thì có Thìn Tuất Sửu Mùi, bốn cung nầy đều thuộc thổ và đều ở
trung ương. Mậu Kỷ cũng thuộc thổ ở trung ương, nên Năm Mậu Tuất 2018
nầy là con chó hoàn toàn bằng đất, đất cả Thiên can lẫn Địa chi. Bản
thân con chó đất đã khó bảo toàn còn mong gì phù hộ giúp đỡ cho ai được
nữa ! Tháng Tuất là Tháng 9 âm lịch trong năm, người Quảng Đông phát âm
Cửu và Cẩu giống nhau, nên họ gọi tháng 9 là tháng Chó, là tháng bắt đầu
ăn thịt chó cho ấm vì trời đã cuối thu sắp sang đông. Nhớ khi xưa trên
đường Nhân Vị ( sau 1963 đổi thành Trần Hoàng Quân, sau 1975 đổi thành
Nguyễn Chí Thanh ) đoạn bên hông nhà thương Chợ Rẩy bên kia đường Quận
11 là các quán lề đường bán thịt chó ngon nổi tiếng Sài Gòn Chợ Lớn với
chiêu bày " Hương Nhục 香肉 " là Thịt Thơm. Theo giới ăn nhậu thì thịt chó
dính răng của đêm trước, sáng hôm sau xiả ra miếng thịt vẫn còn thơm
! Thật vậy, hễ đèn đường nổi lên là cả khu vực nầy bát ngát mùi Hương
Nhục mà không cần phải có :
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng... gì cả !
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng... gì cả !
Còn giờ Tuất là từ 7 đến 9 giờ tối, giờ của cuối canh một, là giờ của anh chàng họ Sở hẹn với Thúy Kiều " Ba mươi sáu chước chước gì là hơn ? " để bỏ trốn khỏi lầu xanh bằng một bức tiên mai, với rành rành TÍCH VIỆT có hai chữ đề. Cô Kiều đã qúa thông minh nên mắc bẫy :
Lấy trong ý tứ mà suy.
Ngày hai mươi mốt Tuất Thì phải chăng ?
Vì 2 chữ TÍCH VIỆT 昔越 chiết tự ra thành 廿一日走戌 trấp nhất nhựt tẩu tuất. Có nghĩa : Ngày hai mươi mốt sẽ bỏ trốn vào giờ Tuất.
Trong " Lục Súc Tranh Công " giữa trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn thì con chó cũng đã kể lể rằng :
.... Đêm năm canh, con mắt như chong,
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,
Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,
Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.
Lại đến ngày kỵ lạp tiên sinh,
Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc.
Bao quản chui gai, lước góc,
Chi này múa mỏ, lòn hang....
Rất thực tế, toàn là những việc tầm thường chung quanh cuộc sống với con người : Canh nhà giữ cửa, đề phòng kẻ gian trôm cắp, chui gai lướt góc, đuổi sóc săn chồn ... không có thành tích chiến công to lớn như những con vật khác, nhưng con chó rất thân mật. sát sao và gần guĩ với con người, nhất là lòng trung thành của chó với chủ nhà thì không có con vật nào dám so bì cả, kể cả con ... người, có lắm người lòng trung thành cũng không bằng được chó ! Thế nên, thành ngữ đầu tiên ca ngợi chó là bốn chữ Trung Trinh Bất Nhị 忠貞不二, Có nghĩa là Lòng trung thành của chó luôn luôn bền vững, không có hai lòng, dù cho có xa cách bao nhiêu năm trường, khi gặp lại chủ cũ, con chó vẫn còn nhớ để vẩy đuôi chào mừng như thường. Có rất nhiều truyện kể cả Đông lẫn Tây, khi chủ chết đi, chỉ có con chó là còn quanh quẩn chung quanh mộ của chủ, và lắm con còn nằm chết luôn bên mộ chủ nữa mới thật là cảm động !
Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc.
Bao quản chui gai, lước góc,
Chi này múa mỏ, lòn hang....
Rất thực tế, toàn là những việc tầm thường chung quanh cuộc sống với con người : Canh nhà giữ cửa, đề phòng kẻ gian trôm cắp, chui gai lướt góc, đuổi sóc săn chồn ... không có thành tích chiến công to lớn như những con vật khác, nhưng con chó rất thân mật. sát sao và gần guĩ với con người, nhất là lòng trung thành của chó với chủ nhà thì không có con vật nào dám so bì cả, kể cả con ... người, có lắm người lòng trung thành cũng không bằng được chó ! Thế nên, thành ngữ đầu tiên ca ngợi chó là bốn chữ Trung Trinh Bất Nhị 忠貞不二, Có nghĩa là Lòng trung thành của chó luôn luôn bền vững, không có hai lòng, dù cho có xa cách bao nhiêu năm trường, khi gặp lại chủ cũ, con chó vẫn còn nhớ để vẩy đuôi chào mừng như thường. Có rất nhiều truyện kể cả Đông lẫn Tây, khi chủ chết đi, chỉ có con chó là còn quanh quẩn chung quanh mộ của chủ, và lắm con còn nằm chết luôn bên mộ chủ nữa mới thật là cảm động !
Trung Trinh Bất Nhị
Một lòng với chủ, theo chủ hết lòng, nên ta còn có thành ngữ : Kiệt
Khuyển Phệ Nghiêu 桀犬吠堯. Có nghĩa : Con chó của vua Kiệt sủa vua Nghiêu.
Kiệt là hôn quân bạo chúa của đời nhà Hạ; Nghiêu là một minh quân nhân
đức của đời cổ đại. Thành ngữ nầy có xuất xứ từ Chiến Quốc Sách, chỉ nêu
lên lòng trung thành của chó luôn luôn hết lòng vì chủ, không cần biết
đến việc chủ tốt hay là xấu, chỉ biết một mực trung thành với chủ, cũng
như những người luôn đi theo ca ngợi Tổng thống Donald Trump vậy, chỉ
biết có ông Trump là số một mà thôi ! Theo Chiến Quốc Sách ...
Vào thời vua Cảnh Đế đời Tây Hán, có danh sĩ giỏi mưu lược là Trâu
Dương, theo về và làm việc dưới trướng của Ngô Vương Lưu Tị. Sau Lưu Tị
định làm phản, Trâu Dương nhiều lần can gián, nhưng Tị vẫn không nghe,
Dương bèn bỏ Tị theo về với Lương Hiếu Vương Lưu Võ. Mưu thần tâm phúc
của Lưu Võ là Công Tôn Ngụy có lòng đố kỵ Trâu Dương, bèn đem việc trước
đây Dương theo Ngô Vương định làm phản nói cho Hiếu Vương nghe. Vương
giận, nên bắt Trâu Dương giam vào ngục, định sẽ xử tử hình. Trong ngục,
Trâu Dương viết một bức thơ nổi tiếng để lại trong văn học, đó là "
NGỤC TRUNG THƯỢNG LƯƠNG VƯƠNG THƯ 獄中上梁王書 "
Có nghĩa : Thơ viết trong ngục gởi đến Lương Vương. Nôi dung bức thơ
nêu ra rất nhiều nhân vật lịch sử bị nghi oan, thậm chí bị bức hại đến
chết trong ngục tối, thực ra họ đều là những trung thần liệt sĩ. Cuối
thơ, ông nêu lên câu " Kiệt Khuyển Phệ Nghiêu 桀犬吠堯
" với hàm ý : Ai vì chúa nấy, lúc đó tôi đang theo phò Ngô Vương, nên
phải hết lòng với Ngô Vương mà bài bác ông, bây giờ tôi theo về với ông
rồi thì tôi cũng sẽ hết lòng với ông mà thôi ! Trước đây tôi " sủa " ông, bây giờ tôi sẽ " sủa " người khác. OK !
Kiệt Khuyển Phệ Nghiêu
Một
con chó nữa rất nổi tiếng trong văn chương, đó là con chó xanh trong
thành ngữ BẠCH Y THƯƠNG CẨU 白衣蒼狗. Có nghĩa là Áo Trắng Chó Xanh. Theo
tích sau đây :
Thư sinh Vương Qúy Hữu đời Đường , có vợ là Liễu Thị, gia cảnh cơ hàn,
nên vợ chồng rau cháo có nhau. Sau vì qúa nghèo túng bửa đói bửa no, nên
Liễu Thị mới bỏ chồng mà đi. Bà con lối xóm đều không biết nội tình,
ngỡ là Vương Qúy Hữu đuổi vợ đi, nên xúm nhau trách móc chàng. Nhà thơ
Đỗ Phủ thấy vậy mới làm một bài Thất ngôn trường thiên minh oan cho
Vương, gọi là " Khả Thán Thi 可嘆詩, có nghĩa : Bài thơ đáng Than Thở , nói
lên sự đời, tình đời hay đổi thay, biến ảo khôn lường. Mở đầu bài thơ là 4 câu :
天上浮云似白衣, Thiên thượng phù vân tự bạch y,
斯须改变如苍狗。 Tư tu cải biến như thương cẩu.
古往今来共一时, Cổ vãng kim lai cộng nhất thì,
人生万事无不有 ! Nhân sinh vạn sự vô bất hữu !
Có nghĩa :
Đám mây nổi ở trên trời tựa như là tà áo trắng,
Chỉ trong phút chốc đã biến thành con chó màu xanh.
Từ xưa đến nay cũng đều giống như thế cả,
Muôn việc trên đời không có gì là không có cả !
Hai câu thơ đầu đã được Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều mượn để diễn ý trong Cung Oán Ngâm Khúc rất hay là :
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương !
Thành ngữ trên có thể nói trại đi thành BẠCH VÂN THƯƠNG CẨU hay Thương Cẩu Bạch Y gì cũng được.
Trong văn chương ta còn thấy một cái ... đuôi chó nữa, đó là câu Cẩu Vĩ
Tục Điêu 狗尾續貂. Có nghĩa là lấy đuôi của con chó nối thay cho đuôi của
con điêu. Điêu 貂 là một loài chồn sóc, to như con rái cá, lông đuôi dài
màu vàng có khoan đen rất đẹp. Xưa kiểu phục sức của nhà Hán, mũ của các
quan Thị-trung thường-thị hầu cạnh bên vua đều cắm đuôi con điêu, đúc
con ve vàng đeo vào cho đẹp, vì thế gọi các kẻ quyền quý là "nhị điêu" 珥貂, hoạn quan gọi là "điêu đang" 貂璫. Thành ngữ Cẩu Vĩ Tục Điêu 狗尾續貂 có tích như sau :
Sau khi Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm chết, con trai là Tư Mã Trung nối ngôi là
Tấn Huệ Đế. Huệ Đế bất tài, lại không rành việc triều chính, nên tất cả
quyền hành đều lọt vào tay của Giả Hậu. Giả Hậu lại tính tình rất
hung ác nham hiễm, nên Triệu Vương Tư Mã Luân mượn cớ nầy đem quân vào
cung giết Giả Hậu, rồi tự phong mình làm tướng quốc. Vì muốn mua chuộc
triều thần để mở rộng thế lực của mình, cho nên Tư Mã Luân phong quan
tước bừa bãi, cả những đứa trẻ 12, 13 tuổi cũng được phong Hầu Tước.
Khi vây cánh đã vững, bèn phế Huệ Đế đi để xoán ngôi vua. Theo quy định
lúc bấy giờ, các vương công đại thần đội mão đều được trang sức bằng
đuôi của con điêu. Nhưng vì Tư Mã Luân phong quan tước quá nhiều, nên
không đủ đuôi điêu để làm mão, phải dùng đở đuôi chó để thêm vào, nên
dân gian mới có câu vè nhạo rằng :" Điêu bất túc, cẩu vĩ tục 貂不足,狗尾续 ". Có nghĩa : Đuôi điêu không đủ, nên lấy đuôi chó nối vào. Vì thế thành ngữ Cẩu Vĩ Tục Điêu 狗尾續貂 có
nghĩa là lấy tạm đồ dõm,đồ hạng hai để thay cho đồ tốt, đồ hạng nhất.
Dùng rộng ra là đem cái dở mà nối liền với cái hay, như cô Kiều đã rất
khiêm nhường nói với Thúc Sinh, khi Thúc sinh làm thơ vịnh cô đang tắm
là :
Hay hèn ví cũng nối ĐIÊU,
Nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang.
và vì ...
Lòng còn gởi áng mây vàng,
nên ... Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay !
Còn
một con chó nổi tiếng trong Truyện Phong Thần là con HẠO THIÊN KHUYỂN
昊天犬 của Nhị Lang Thần Dương Tiễn. Theo sách Sưu Thần Ký 搜神记 thì ...
Hạo Thiên Khuyển là một con chó nhỏ truyền kỳ của dân gian, lang thang
kiếm ăn, bửa đói bửa no, chẳng những bị người đời đánh đuổi, mà còn lo
sợ bị chó sói xé thịt. May sao mỗi lần gặp nạn đều được Nhị Lang Thần
Dương Tiễn lúc bấy giờ là một tiểu đạo đang tu tập cứu giúp. Nói cũng lạ
qua ba lần gặp nạn, con chó nhỏ nầy đều được Dương Tiễn cứu giúp kịp
thời, nên Dương nghĩ rằng chắc nó có duyên với mình, mới dạy cho nó cách
tu luyện và dẫn theo bên mình. Đến khi viên mãn thì cả chó lẫn
người đều tu thành chánh qủa. Chiến công hiển hách của Hạo Thiên
Khuyển được nhắc đến 2 lần trong Tây Du Ký, Lần thứ nhất là Hồi thứ
Sáu khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung đánh với Nhị Lang Thần, Hạo
Thiên Khuyển đã nhảy đến cắn vào bắp chuối làm cho con khỉ đá phải té
nhào. Lần thứ hai là Hồi thứ 36 khi đánh với Cửu Đầu Trùng. Khi Cửu Đầu
Trùng bay đến, áp sát mình Nhị Lang Thần, bên hông bỗng nhiên lại mọc
ra thêm một cái đầu nữa định cắn Dương Tiễn. Hạo Thiên Khuyển vội vàng
nhanh nhẹn phóng lên, sủa " Gâu " một tiếng, cắn đầu của con quái thú
rơi xuống đất.
Tượng Dương Tiễn và Tạo hình trong Điện Ảnh
Cũng
cái con Hạo Thiên Khuyển nầy không chịu yên phận ở trên trời, nên có
một lần trốn xuống trần gian để tác yêu tác quái. Lúc đó Lữ Động Tân,
một trong Bát Tiên ở núi Bồng Lai, chỉ mới bắt đầu tu đạo, phụng mệnh
dùng pháp bảo Bố Họa hồ lô đi thu phục. Khi Hạo Thiên Khuyển đã bị nhốt
trong hồ lô rồi, Lữ Động Tân lại động lòng nhân đạo, sợ con chó trong hồ
lô sẽ bị đốt thành tro bụi tội nghiệp, nên mới thiện tiện mở nút hồ lô
thả nó ra. Không ngờ, vừa ra khỏi hồ lô, Hạo Thiên Khuyển quay đầu cắn
cho Lữ Động Tân một phát rồi chạy tuốt. Vì vậy, nên ta lại có thêm một
thành ngữ còn thông dụng đến hiện nay Là : CẨU GIẢO LỮ ĐỘNG TÂN, BẤT
THỨC HẢO NHÂN TÂM 狗咬呂洞賓, 不識好人心。Có nghĩa : Chó cắn Lữ Động Tân,
không biết là người có lòng tốt. Câu nầy thường chỉ được sử dụng có một
vế đầu là Cẩu Giảo Lữ Đông Tân, có nghĩa giống như là " Làm ơn mắc oán "
của ta vậy !
Tích trên có xuất xứ từ Hồi 83 & 84 trong quyển truyện Thần thoại
Trung Hoa " Bát Tiên Đắc Đạo Truyện 八仙得道傳 " hoặc Đông Du Bát Tiên 東遊八仙
".
Cẩu giảo Lữ Động Tân, bất thức hảo nhân tâm
Chó hay sủa và hay cắn người. Mặc dù người dân Lục Tỉnh có câu " Chó
sủa chó cắn ai !", ý nói : Chó chỉ sủa để " hù " người ta mà thôi chớ ít
khi cắn ai lắm. Nói thì nói thế, chớ khi thấy con chó sủa quấu quấu,
chòm tới nhe nanh múa vút thì ai cũng ... ớn cả, lở mà nó cắn cho một
phát thì phải chích ... 60 mũi thuốc ngừa chó dại vào bụng. Nên đi đường
mà gặp chó thì ai cũng " ngán " cả, nhất là giới ăn xin ăn mày, chẳng
những sợ chó cắn mà còn sợ chó dành cả những thức ăn mà mình xin được
trong ... miểng vùa. Vì thế mà trong tất cả những truyện võ hiệp của Kim
Dung, ta thấy giới Cái Bang thường có cây gậy đánh chó, gọi là Đả Cẩu
Bổng và Đả Cẩu Bổng Pháp là một môn võ công thượng thừa của Bang chủ
Hồng Thất Công, một trong Võ Lâm Ngũ Bá, chẳng những dùng để đánh chó mà
còn dùng để đánh cả những người xấu ... hơn chó nữa, lại có cả một Đả
Cẩu Trận Pháp hẵn hoi. Các chiêu thức của Đả Cẩu Bổng Pháp thường đều có
kèm theo một chữ Cẩu hay chữ Khuyển, như :
* Ác cẩu lan lộ 惡狗攔路 : là Chó dữ chặn đường.
* Bổng đả song khuyển 棒打雙犬 : là Gậy đánh hai con chó.
* Bổng đả cẩu thủ 棒打狗首 : là Dùng gậy đánh vào đầu chó.
* Tà đả cẩu bối 斜打狗背 : là Đánh xéo vào vai chó.
* Bổng đả song khuyển 棒打雙犬 : là Gậy đánh hai con chó.
* Bổng đả cẩu thủ 棒打狗首 : là Dùng gậy đánh vào đầu chó.
* Tà đả cẩu bối 斜打狗背 : là Đánh xéo vào vai chó.
* Thiên hạ vô cẩu 天下無狗 : là Thiên hạ không còn chó nữa.
v.v... và... v.v.... Tất cả gồm 36 đường, xin tham khảo thêm trên web : CLB Vovinam Nguyễn Văn Cưng. Những Tuyệt Chiêu Của Đả Cẩu Bổng Pháp.
v.v... và... v.v.... Tất cả gồm 36 đường, xin tham khảo thêm trên web : CLB Vovinam Nguyễn Văn Cưng. Những Tuyệt Chiêu Của Đả Cẩu Bổng Pháp.
Thành ngữ tục ngữ về chó thì thật nhiều, như năm con Gà vừa qua, ta đã
biết qua thành ngữ Kê Minh Cẩu Đạo 雞鳴狗盜 là Gà gáy chó trộm để chỉ những
tên " Đầu trộm đuôi cướp ". Thành ngữ liên quan tới chó mà Hoa Việt
gì đều thông dụng cả là :
* Đả cẩu khán chủ 打狗看主 ta nói là : Đánh chó kiên chủ nhà.
* Cẩu trệ bất như 狗彘不如 ta nói là : Không bằng heo chó, người Miền Bắc
nói là : Không bằng chó lợn. Trệ 彘 là con heo nái, người Miền Bắc gọi là
con Lợn Xề.
* Lang tâm cẩu phế 狼心狗肺 là Lòng lang phổi chó, ta nói là : " Lòng lang dạ sói ".
* Đả kê mạ cẩu 打雞罵狗 là Đánh gà chưởi chó, ta nói là " Chưởi chó mắng mèo ".
* Quải dương đầu mãi cẩu nhục 掛羊頭賣狗肉 : Ta nói là " Treo đầu dê bán thịt chó ". Chỉ các con buôn làm ăn gian dối.
* Cẩu chủy lý trưởng bất xuất tượng nha 狗嘴裡長不出象牙 : Ta nói là : " Miệng chó không mọc ra được ngà voi ".
* Họa hổ bất thành phản loại khuyển 畫虎不成反類犬 : Ta nói là " Vẽ cọp không
xong lại giống chó ", Chỉ sự vụng về, không khéo léo về mọi mặt. Trong
Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu, dân làng đã khuyên Vân Tiên khi chàng định
đi đánh tướng cướp Phong Lai :
E khi họa hổ bất thành,
Khi không mình lại xô mình xuống hang.
* Cẩu bất thực phân 狗不吃屎 là Chó không ăn cứt, ta nói là " Chó chê cứt
" để chỉ sức khỏe không tốt, vì Cứt là món khoái khẩu của chó mà lại
chê, chứng tỏ là khẩu vị hoặc sức khỏe có vấn đề. Nếu không thì là " làm
bộ chó ". Vì ca dao của ta có câu :
Thân em như cục cứt trôi sông,
Phận anh như con chó đói chạy rông trên bờ !
còn
gì đau khổ hơn là thấy đồ ăn mà mình yêu thích lại không thể " quằm
" được ! Như chàng trai thấy cô gái mà mình thương hơ hớ ra đó mà không
sao " thương " được, vì môn đang hộ đối, vì thân phận nghèo hèn ...
Thật đau khổ và tội nghiệp vô cùng, khi :
Mây trôi nước chảy hững hờ,
Cứt trôi chó chạy biết bao giờ gặp nhau ?
Cứt trôi chó chạy biết bao giờ gặp nhau ?
Nên đâm ra mơ ước vẩn vơ ...
Ước chi cứt dạt vào bờ,
Để cho con chó đói hết chờ hết mong.
Để cho con chó đói hết chờ hết mong.
Nhưng ...
Qua đến đất Mỹ thì con chó... lên ngôi, về thứ tự ưu tiên trong xã hội
Mỹ thì thứ nhất là Đàn bà Lady first mà, thứ nhì là Trẻ em, thứ ba là
con Chó và thứ tư mới tới phiên Đàn ông !
Nuôi chó phải có nhà ở cho chó hẵn hoi, phải nuôi bằng thực phẩm chó
đàng hoàng, phải được chích ngừa, phải có bảo hiễm và phải có bác sĩ chó
khám bệnh chăm sóc sức khỏe. Phải được tắm rửa làm đẹp như hớt tóc, cắt
móng chân ... Khi thiến phải gắn dịch hoàn giả cho chó để khi đi ra
ngoài chó khỏi mắc cở. Chưa kể mỗi buổi sáng phải dẫn chó ra đường cho
đi đái đi ỉa, rồi phải dùng bao rác hốt sạch những cái mà chó thải ra,
chăm sóc chó còn hơn là chăm sóc cho cha mẹ, con cái nữa !
Thức ăn của chó là dog food, thức ăn của người là hot dog, một loại xúc
xích trông giống như bộ phận sinh dục của con chó đực, người Anh gọi là
saveloy, mằn mặn ăn không ngon lành gì cả, thua xa lạp xưởng của ta.
Các quyển sách cũ lật tới lật lui lâu ngày, các góc sách bị cuốn kèn
lại, người Mỹ gọi là tai chó : dog eared. Ghét ai ta mắng là : Đồ chó đẻ
! thì Mỹ lại nói là : Con của con chó cái " Son of a bitch " hay " son
of a gun ". Chỉ tánh tham lam bo bo giữ của thì ta nói như Chó Già Giữ
Xương, còn Mỹ thì nói Dog in the manger. Nhưng dù đông dù tây gì thì chó
vẫn là bạn thân với người Man's best friend, nhưng con chó ở Mỹ thì lại
được các cô chủ của nó nâng lên thêm một bậc nữa : Love me, love my
dog, có nghĩa : Nếu có yêu tôi thì hãy yêu luôn con chó của tôi nữa !
Cái nầy thì hơi "căng" một chút, chả lẽ mỗi lần hôn em phải hôn luôn con
chó của em nữa sao ?!
Không nói chuyện chó tây chó Mỹ nữa, trở lại với con chó tội nghiệp của
Việt Nam ta, hễ ghét ai là cứ lấy con chó ra làm đối tượng để chưởi xéo
người đó. Ngoài tiếng " Đồ chó đẻ " ra, còn có " Đồ chó chết, Quân chó
má, Cái thằng chó, Cái con đĩ chó ..." Có " văn hoá " một chút thì mắng
người ta là " Thứ cẩu đầu, Quân Cẩu Trệ " ... Chỉ những kẻ chuyên làm
tay sai cho người ác thì là " Thứ cái đồ khuyển ưng, ưng khuyển " như
trong Truyện Kiều lúc Hoạn Thư cho người đi bắt Thúy Kiều, 2 câu
1623-1624 là :
Sửa sang buồm gió lèo mây,
Khuyển Ưng, lại chọn một bầy côn quang.
Khuyển Ưng, lại chọn một bầy côn quang.
Để chỉ những thằng con không ra gì thì bảo là : Hổ phụ sanh khuyển tử
虎父生犬子, có nghĩa : Cha thì hùng dũng oai phong như cọp, còn con thì nhu
nhược cụp đuôi như chó ! Nhưng từ " khuyển tử 犬子 " lại là từ khiêm
nhường để chỉ " Con của Mình " khi giới thiệu với người khác, như : Đây
là khuyển tử, có nghĩa như " Đây là thằng chó con của tôi !". Ngoài ra,
ta cũng có từ Khuyển Mã 犬馬 cũng là từ khiêm nhường của các bề tôi nói
với vua chúa hoặc chủ cả ngày xưa
:
Nguyện làm thân Khuyển Mã để đáp đền, ý nói làm Chó làm Ngựa để
báo đáp, nhưng ta lại nói là Làm thân Trâu Ngựa để báo đáp, như cô Kiều
trước đêm phải đi theo Mã Giám Sinh đã trối lại với Thuý Vân rằng :
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
Nhân năm chó, lại nhớ đến một chuyện cười dân gian thuở xưa, chuyện kể ...
Xưa có một nhà nho thanh liêm, rất được dân làng trong vọng, thấy
các quan lớn quan nhỏ từ Hương quản, Hương tuần, Lý trưởng đến Tri
huyện, Tri Châu đều giở trò tham nhũng, hạch sách dân đen, nên ... Một
hôm, ông làm một tiệc lớn, mời cả phủ huyện, hương chức hội tề đến dự.
Nào tiết canh, dồi chả, thui nướng ... món ngon thơm phức dọn lên, các
quan được một bửa chén no say. Có người đứng lên đáp tạ nhà chủ và hỏi
các món ăn làm bằng thịt gì ? Nhà Nho thủng thỉnh đứng lên cười đáp :
Chó, mâm trên mâm dưới, mâm trong mâm ngoài, tất cả đều là CHÓ cả !
Chuyện nầy làm ta lại nhớ đến ... Nghe tiếng rao bán thịt chó ngoài
đường. Có người trong nhà lớn tiếng gọi : CHÓ ! CHÓ ! Người bán thịt chó
cũng không phải tay vừa, cao giọng hỏi lại : Ai CHÓ đó ?! Quả là tám
lạng nữa cân, ăn miếng trả miếng.
Cao cấp hơn là chuyện của Cao Bá Quát ...
ĐẤU 鬥 là Đánh nhau, nhưng Đấu Khẩu 鬥口 là Cãi lộn nhau, Chưởi lộn nhau
như Cao Bá Quát đã diễn tả lại cho vua nghe cuộc cãi cọ rồi ẩu đả nhau
giữa hai vị quan trong triều là Phan Văn Nhã và Võ Văn Khải đánh nhau vì
chuyện văn chương. Ông Khải xem bài ông Nhã chê kém và nói Văn như thế
Chó nó cũng làm được. Thế là sinh sự đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, khi
vua hỏi, Cao Bá Quát đã tường thuật lại như thế nầy :
Bất tri hà sự, 不知何事,
Lưỡng tương đấu khẩu. 兩相鬥口。
Bỉ viết Cẩu, 彼曰狗,
Thử diệc viết Cẩu. 此亦曰狗。
Bỉ thử giai Cẩu. 彼此皆狗。
Dĩ trí đấu ẩu, 以致鬥毆,
Thần kiến thế nguy thần tẩu ! 臣見勢危臣走!
Có nghĩa :
Chẳng biết việc chi,
Hai người cùng Đấu Khẩu với nhau.
Người nầy nói Chó,
Người kia cũng nói Chó.
Cả hai đều Chó.
Đến nỗi ẩu đả nhau,
Thần thấy thế nguy nên thần chạy !
Cũng Cao Bá Quát, trước khi khởi nghĩa, bị thất sủng, triều đình đưa đi
làm Giáo Thụ ở Quốc Oai, vùng đất thuộc Sơn Tây, xa chốn kinh đô thành
thị. Học trò ít, cảnh sinh hoạt tiêu điều. Ông đã viết đôi câu đối dán
ngoài nhà học như sau :
Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái.
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
Câu đối hắc búa, tương truyền là của ông Tú Cát ra cho Trạng Quỳnh là :
Lợn Cấn ăn cám Tốn,
Có nghĩa con lợn đang cấn thai thì ăn thật nhiều, nên phải tốn thêm nhiều cám. Nhưng Cấn 艮 và Tốn 巽 là hai quẻ trong Bát Quái.
Quỳnh đã ứng khẩu đối ngay là :
Chó Khôn chớ cắn Càn.
Có
nghĩa con chó khôn ngoan thì không cắn càn cắn bậy, mà Khôn 坤 và Càn 乾
cũng là hai quẻ trong Bát Quái. Thế mới tài ! ( Bát Quái là : Càn, Khảm,
Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài 八卦是:乾,坎,艮,震,巽,離,坤,兌”)。
Chuyện " Chó Đá Quẩy Đuôi " tuy có vẻ hoang đường, nhưng cũng nói lên
được cái tinh thần đề cao và kính trọng nhân tài đất nước của dân tộc
ta. Đó là truyện của Trạng Lường ...
Lương
Thế Vinh 梁世榮 (1441 - 1496), tục gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh
Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt
Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm
quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn Nhị
Thập Bát Tú 騷壇二十八宿 do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Tương truyền
...
Khi Vinh lên 7-8 tuổi đi học ở làng bên, bên đường có con chó đá, hễ
Vinh đi qua là nó vẫy đuôi mừng. Lấy làm lạ, Vinh về nhà kể cho cha
nghe. Cha Vinh nói: “Nó đã biết mừng thì ắt biết nói, con thử hỏi nó
xem vì cớ gì mà nó mừng”. Hôm sau, khi chó quẩy đuôi mừng, Vinh bèn hỏi,
con chó đá đáp bằng tiếng người, rằng: “Vì ông sẽ là Trạng nguyên, nên
tôi mừng ông”.
Lại kể ...
Theo " Tam khôi bị lục 三魁備錄 "…
có ghi lại : Bà mẹ vua Lê Thánh Tông là Thái hậu Quang Thục có lần nằm
mơ, thấy đi tới chỗ Thượng Đế. Thượng Đế ban cho bà một tiên đồng làm
con, và một tiên đồng để giúp đỡ. Lúc tỉnh dậy, bà có mang Lê Tư Thành
(tức vua Lê Thánh Tông). Sau Lương Thế Vinh thi đỗ, Thái hậu xem hình
dáng, giống hệt tiên đồng đã thấy trong mộng, bèn kể lại cho vua Thánh
Tông hay. Từ đấy, Lương Thế Vinh trở thành một lương thần đắc dụng dưới
thời Hồng Đức. Và ...
Lê Thánh Tông chẳng những là một minh quân mà còn là một nhà thơ có
khẩu khí của bậc đế vương, ông làm thơ vừa ca tụng mình vừa nhắc nhở
triều thần phải hết lòng phò vua báo quốc. Cái hay của các bài thơ ông
làm là không nói thẳng mà mượn một sự việc hay sự vật nào đó để nói lên
cái ý muốn của mình. Ta hãy đọc 2 bài thơ CHÓ ĐÁ của ông sau đây sẽ rõ.
Bài 1.
Quyền trọng ơn trên trấn cõi ngoài,
Cửa nghiêm chem chẻm một mình ngồi.
Quản bao xương tuyết nào chi kể,
Khéo giữ cao lương cũng chẳng nài.
Mặc khách thị phi giương tráo mắt,
Những lời trần tục biếng vào tai.
Một lòng thờ chúa, nghìn cân nặng,
Bền vững ai lay cũng chẳng dời.
Cửa nghiêm chem chẻm một mình ngồi.
Quản bao xương tuyết nào chi kể,
Khéo giữ cao lương cũng chẳng nài.
Mặc khách thị phi giương tráo mắt,
Những lời trần tục biếng vào tai.
Một lòng thờ chúa, nghìn cân nặng,
Bền vững ai lay cũng chẳng dời.
Lần kể xuân thu biết mấy mươi,
Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
Đêm thanh nguyệt dãi màng trông nguyệt,
Ngày vắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi.
Cắn kẻ tiểu nhân, nào đoái miệng ?
Chào người quân tử, chẳng phe đuôi.
Phỏng trong sức có ngàn cân nặng,
Dầu nhẫn ai lay cũng chẳng dời.
Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
Đêm thanh nguyệt dãi màng trông nguyệt,
Ngày vắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi.
Cắn kẻ tiểu nhân, nào đoái miệng ?
Chào người quân tử, chẳng phe đuôi.
Phỏng trong sức có ngàn cân nặng,
Dầu nhẫn ai lay cũng chẳng dời.
Qủa là giọng điệu khẩu khí của một vì vua có khác !
Trở
lại với Đề 36 của hai sòng bài lớn Kim Chung ở Sài Gòn và Đại Thế
Giới ở Chợ Lớn trước khi bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm đóng cửa (1954).
Con CHÓ thuộc nhóm Thất Sanh Ý, là bảy người làm nghề buôn bán, từ số
10 đến số 16 có tên như sau :
Số 10 là Giang Từ : con Rồng bay,
Số 11 là Phước Tôn : con CHÓ.
Số 12 là Quang Minh : con Ngựa.
Số 13 là Hữu Lợi : con Voi.
Số 14 là Chỉ Đắc : con Mèo Rừng.
Số 15 là Tất Đắc : con Chuột.
Số 16 là Mậu Lâm : con Ong.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất hợp với dân đánh đề, con chó tên chữ
là Phước Tôn mang số 11, lại là ngôi thứ 11 trong Địa Chi, nên hễ nằm
chiêm bao hay đi đâu, hoặc tình cờ gặp được người tuổi Tuất là mua ngay
số 11. Sau nầy áp dụng vào xổ số kiến thiết từ 00 đến 99, dân thua đề
lại phải thua thêm 2 con nữa là : Con Chó sồn sồn 51 và con Chó già 91
nữa, vì bây giờ 11 đã trở thành con Chó nhỏ rồi. Nhớ bài Vè Thua Đề 36
của thầy giáo Kiến ở ấp Yên Thượng Trị trấn Cái Răng, huyện Châu Thành
tỉnh Phong Dinh ngày xưa, có câu :
Cầm quần mà đánh Thượng Chiêu,
Sổ ra Bản Quế mất tiêu cái quần !
Thượng Chiêu là con chim én, một trong Tứ Phu Nhân, số 21.
Bản Quế là con Ốc, một trong Tứ Trạng Nguyên, số 2.
Có một ông câu, ban đêm hay đi giăng câu và hò hát trên vàm Ba Láng,
không biết là buồn tình vì thua đề hay vì vợ quá mê đánh đề mà sửa lại
câu vè của thầy giáo Kiến thành :
Cầm quần mà đánh Phước Tôn,
Sổ ra Bản Quế để l... chê hê !
Dân chúng mê đánh số đề, không phải chỉ cầm quần, cầm áo, mà cầm cả xe
cộ, ghe xuồng, nhà cửa, đất đai ... và bất cứ thứ gì cầm cố được. Số đề
mê hoặc dân nghèo như một câu trong bài vè của thầy giáo Kiến :
Phải thời một vốn bỗng liền ba mươi.
Sau nầy đánh theo xổ số Kiến Thiết thì càng mê hoặc lòng tham của con
người hơn với : Một đồng trúng bảy mươi ! Trước mắt, dân nghèo trong
nước cũng đang vật vả, sống dở chết dở với vé số và số đề được xổ hằng
ngày, mỗi ngày nhiều khi đến 2 hay 3 đài xổ nữa là đằng khác !
Song song với số đề là tệ nạn ăn nhậu, lớn nhậu theo lớn, nhỏ nhậu theo
nhỏ, sang thì nhậu nhà hàng, hèn thì nhậu lề đường. Hễ đỏ đèn là các
quán nhậu lại trở nên nhộn nhịp, nhất là các quán lẫu dê, thịt chó bình
dân. Dân ăn thịt chó thường kháo nhau về thịt chó là : Nhất bạch nhì
hoàng tam khoang tứ đốm. Có nghĩa : Thịt ngon nhất là chó lông trắng,
chó Cò. Thứ nhì là lông vàng, chó Phèn. Thứ ba là lông có khoang, chó
Vện. Thứ tư là lông có đốm, chó Vá. Thịt chó bổ dương lại thêm vào ba xị
đế, nên cảnh " Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị 酒入心如狗逛在市 ". Có nghĩa :
Uống ba hột rượu vào rồi thì con người dễ mất kiểm soát mà chạy lòng
vòng ngoài chợ như con chó hoang, vừa khuấy rối trật tự công cộng vừa
cản trở xe cộ giao thông là việc thường xảy ra với dân nhậu nhẹt.
Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị
Chó
là Cẩu, ngày xưa đọc đồng âm với âm cửu là số 9. nên ta lại có một câu
chuyện dân gian về Chỉ Sự thay cho chữ viết sau đây :
Ngày
xưa, có một anh lính thú ở xa, nhân có bạn được phép về thăm nhà, mới
nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà trăm quan tiền và một bức thư.
Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy ghi số tiền gửi là bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một cái chũm chọe, nên nảy ra cái ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan thôi.
Người vợ xem thư biết thiếu tiền, lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi :
- Chồng chị gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận tay cho, còn kiện cáo nỗi gì?
Người vợ đáp :
- Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho con tới một trăm quan kia ạ!
- Sao chị biết?
- Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy xin quan xem thư, sẽ rõ!
Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả liền hỏi:
- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao chị lại biết chồng chị gửi một trăm quan?
- Bẩm quan lớn, chồng con vẽ rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cửu là tam thập lục, là ba mươi sáu ( 36 ). Bát quái có tám cạnh, bát bát là tám lần tám vị chi là lục thập tứ, là sáu mươi tư ( 64 ). Sáu mươi tư với ba mươi sáu chả là một trăm quan đó sao?
Quan cho là phải, bắt anh kia phải trả đủ số tiền. Nhưng ngài còn thắc mắc hỏi chị kia:
- Thế còn hai con dê và cái chũm choẹ là ý thế nào?
Chị ta sượng sùng không nói. Quan hỏi mãi mới thưa:
- Ðấy là nhà con vẽ đùa thôi ạ !.
- Ðùa thế là có ý gì, phải nói ra cho rõ ràng.
- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con muốn hẹn con rằng, đến Tết Trùng Dương ( ngày 9 tháng 9, còn gọi là Trùng Cửu ) thì nhà con sẽ về thăm cái chũm chọe, ơ... không, thăm con… đấy ạ!
Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy ghi số tiền gửi là bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một cái chũm chọe, nên nảy ra cái ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan thôi.
Người vợ xem thư biết thiếu tiền, lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi :
- Chồng chị gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận tay cho, còn kiện cáo nỗi gì?
Người vợ đáp :
- Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho con tới một trăm quan kia ạ!
- Sao chị biết?
- Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy xin quan xem thư, sẽ rõ!
Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả liền hỏi:
- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao chị lại biết chồng chị gửi một trăm quan?
- Bẩm quan lớn, chồng con vẽ rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cửu là tam thập lục, là ba mươi sáu ( 36 ). Bát quái có tám cạnh, bát bát là tám lần tám vị chi là lục thập tứ, là sáu mươi tư ( 64 ). Sáu mươi tư với ba mươi sáu chả là một trăm quan đó sao?
Quan cho là phải, bắt anh kia phải trả đủ số tiền. Nhưng ngài còn thắc mắc hỏi chị kia:
- Thế còn hai con dê và cái chũm choẹ là ý thế nào?
Chị ta sượng sùng không nói. Quan hỏi mãi mới thưa:
- Ðấy là nhà con vẽ đùa thôi ạ !.
- Ðùa thế là có ý gì, phải nói ra cho rõ ràng.
- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con muốn hẹn con rằng, đến Tết Trùng Dương ( ngày 9 tháng 9, còn gọi là Trùng Cửu ) thì nhà con sẽ về thăm cái chũm chọe, ơ... không, thăm con… đấy ạ!
Đó, ta thấy CHỈ SỰ hay là thế, thú vị là thế, ngày xưa nước ta cũng đã
có vô vàn cách Chỉ Sự để truyền đạt ý nghĩa và sự việc một cách độc đáo
của riêng mình rồi !
Xin được kết thúc bài phiếm về năm TUẤT là năm con CHÓ, mà chó chữ Nho là CẨU, cẩu lại thuộc bộ KHUYỂN nầy ở đây.
À, mà còn quên, để vui Xuân đón Tết, mời tất cả cùng giải đáp câu đố nghe rất trái tai sau đây, đó là câu :
Chó đậu, chuồn chuồn sủa !
Cầu chúc cho tất cả mọi người đều có được một mùa xuân Mậu Tuất 2018 Như Ý, An Khang và Thịnh Vượng !
Thơ Vịnh :
Mậu Tuất 2018
Mậu Tuất là con chó đất quèn,
An thân khuyển mã chẳng bon chen.
Đen thui đen thủi là con Mực,
Vàng khẻ vàng khè ấy chú Phèn.
Trắng nỏn chó Cò co cẳng chạy,
Sặc rằng con Vện vẩy đuôi quen.
Lốm đa lốm đốm ồ em Vá.
Nhà cẩu trung thành nức tiếng khen !
Câu đối cho năm Mậu Tuất 2018 :
Đinh Dậu gà đi qua, Gác hết thiên tai cùng đón Tết;
Mâu Tuất chó chạy đến, Mừng thêm phúc lộc thảy vui Xuân.
Câu chuyện về chó này rất hấp dẫn
Trả lờiXóa