Tiếng gọi là “ Bờ Lao “ dành cho cái xứ trà này, ngày nay nhiều người
viết là B’LAO , qua trao đổi có người cho là viết lại chữ ở thời Pháp,
dù tôi cố cải là thời Pháp chữ là BLAO . Rồi thì nhan nhãn pa- nô ,quảng
cáo cả công lẫn tư trên thành phố này đều dùng chữ mới B’LAO, dùng riết
thành quen, mình có ý kiến thì gọi là dở hơi,cải bướng.. Ví như cái
làng Công Hinh là chữ Việt phiên âm từ tiếng người Mạ ( người dân tộc
thiểu số tại vùng Blao này } gọi tên một dòng suôi là Konhinh Đạ, người
thời ấy lấy tên dòng suối rồi phiên ra đặt tên làng CÔNG HINH, Mới đây
có phải để mang tính cách truyền thống lịch sử mà đặt lại tên là Làng
KONHINH ? Làm gì có cái làng ấy trong quận BLAO tỉnh HAUT DONAI ? tên
chính thức ngày ấy là Làng CÔNG HINH, quận BLAO, tỉnh ĐÒNG NAI THƯỢNG.
Bây giờ nói chuyện chúng mình. Chuyện Nông lâm Súc. Từ ngành
giáo dục đó chúng ta đã gắn bó nhau hơn nửa thế kỷ rồi, không cần phải
nói thêm, mỗi một thành viên trong đó đã thấy đã biết từ nhóm bạn, nhóm
lớp, đến từng ban, rồi liên ban, liên lớp đến trường rồi liên trường và
cả liên quốc gia nữa.. Trong các cuộc gặp gở cái khẩu hiệu thường dùng
là “ TRUYỀN THỐNG là TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO cơ bản là như thế , nhưng trong
trình bày diễn đạt ta thường thấy có sự không chính xác như trường QG
Nông Lâm Mục Bảo Lộc ? TH Nông Lâm Súc Blao ? Giáo viên Nông Lâm Súc ?
Còn trường thì cho rằng NLS Bảo lộc có trước Cần Thơ và Huế ? Đó là một
ngộ nhận, kỳ thực ba trường đều xuất hiện năm 1963 tuyển sinh vào lớp
đệ ngũ và đệ tứ riêng trường Bảo Lộc tuyển thêm lớp đệ tam.. Có người
lại cho rằng Trung học NLS bắt đầu từ lớp đệ thất, không đúng, vì đó là
các lớp thuộc trường Tiểu học Cộng đồng chuẩn bị cho học sinh vào
NLS..Thực sự Trung Học Nông lâm Súc chỉ bắt đầu vào lớp ĐỆ NGŨ.
Nghị
định số 1185-GD/PC/NĐ ngày 24-8-1963 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục v/v cải
tổ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao thành Trường Trung Học NÔNG LÂM SÚC
Bảo Lộc.
Thi hành nghị định trên, Nha Học Vụ Nông Lâm Súc đã tổ chức thi tuyển
sinh ở các hội đồng Huế, Sài Gòn và Bảo Lộc. Đợt thi này tuyển 100 học
viên lớp đệ tam cho 3 ban: Canh Nông, Thủy Lâm, Mục Súc. dành cho trường
Bảo Lộc. Đồng thời tuyển sinh vào lớp đệ Ngũ và đệ Tứ vào 3 trường Bảo
Lộc, Cân Thơ, Huế.
Trở lại chuyện xưa thì ngành giáo dục Nông nghiệp của chúng ta 4 thế hệ:
1- Gồm những nguời học ở trường Nông Lâm Đông Dương ( Hà Nội) trường
Canh nông Bến Cát, những người du học nước ngoài, đến nay không biết có
còn ai không ?
2- - Gồm những người học trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao và trường Canh Nông thực Hành Huế và Cần Thơ.
3- Gồm những người học Cao Đẳng Nông Lâm Súc, và trung học Nông Lâm Súc, Cao Đẳng Sư Phạm NLS.
4- Gồm những học sinh Nông Lâm Súc hiện đang học trong các trường NLS thời ấy.
Nay đã là 2018, Chừng như chỉ còn thế hệ 3 và 4 có nghĩa là tuổi tác đã
là hàng 80 và nhỏ nhất cũng là hàng 60 cả rồi. Cái tuổi bây giờ ngồi
đọc kỷ niệm, cái tuổi nhớ nhớ quên quên. Vậy thì còn nhớ cái gì thì cố
nhớ, cố chia sẻ cho nhau , trúng trật gì cũng là câu chuyện làm vui phải
không ?
Bây giờ xin phép nói lại câu chuyện áo nâu NLS chúng ta,
dù rằng chuyện áo nâu được nói nhiều qua các bài viết ở các trang mạng
và hội thoại, và đã có câu hỏi cái áo Nâu NLS có từ bao giờ ?
Cách
đây không lâu trên trang này tôi có trả lời thư của một bạn hỏi về thời
gian chính thức NLS chọn màu nâu làm đồng phục. Qua bài đó có một số ý
kiến lên tiếng, rất hoan hô tinh thần đóng góp đó, chứng tỏ là anh em
mình còn nhớ đến chuyện NLS ít nhiều.
Thưa các bạn chuyện gì còn nhớ
được thì cố giữ, không đúng lắm thì chí ít cũng gần đúng phải không ? (
Xin phép không dùng vấn đề này gọi là tranh cải nhé )
Nhắc lại cái
chuyện khóa 1 Sư Phạm NLS , năm 1968 chúng tôi ra trường. Tôi, anh
Nguyễn văn Sơn và chị Nguyễn Ngọc Hạnh được về giảng dạy trường TH Nông
Lâm Súc Tây Ninh, ngày đầu tiên đến Long Hoa tôi đã thấy một số học sinh
mặc đồng phục áo và quần màu xanh dương không biết của trường nào, khi
trình diện thì mới biết đây là đồng phục thực hành nông trại của NLS Tây
Ninh, trong giờ học tại lớp học sinh vẫn mặc áo trắng quần xanh, còn nữ
sinh thì áo dài trắng. Tôi được biết đây là ý kiến của anh Phan Minh
Đẩu, được bà hiệu trưởng Thân thị Đời chấp thuận và Tây Ninh đi đầu về
mặc đồng phục riêng., anh Đẩu có tâm sự rằng “ mình muốn đề nghị lấy màu
xanh thiên thanh như màu của kỹ thuật Cao Thắng, nghĩ lại cái màu này
nó gần với màu lam của GĐPT một tổ chức đoàn thể của Phật Giáo, dễ sinh
ra ngộ nhận ở xứ này tôn giáo chính là Cao Đài., anh còn cho biết trong
một lần gặp ông Giám Đốc Nha Học Vụ NLS, anh cũng từng đề nghị lấy màu
nâu là màu của đất để làm đồng phục cho học sinh ngành Nông Lâm Súc. Để
chưng minh cho sự xuât hiện của áo nâu, xin đươc giơi thiệu những ghi
nhận sau :
***Sưu tầm được những hình ảnh minh chứng cho việc xuất hiện của đồng phục là áo nâu :
1 – Giấy gọi nhập học niên khóa 1970-1971 của trường TH NLS Bảo Lộc ấn
định đồng phục cả nam lẫn nữ là : ÁO NÂU - QUÀN MÀU XẬM, ĐEN . Riêng nữ
sinh tại Tây Ninh chỉ mặc áo sơ-mi nâu thì tại Bảo lộc nữ sinh đã mặc áo
sơ mi nâu cho THNT và áo dài nâu học ở lớp.
2 – Một số hình ảnh sinh hoạt của học sinh NLS Bảo Lộc của năm 1969 và ngay cả thẻ học sinh vẫn chưa măc áo nâu.
2- Ảnh tôi hướng dẫn thực hành nông trại tại trường NLS Cần Thơ trong
đợt thực tập sư phạm năm 1968. Học sinh vẫn còn mặc áo trắng….
*** Như vậy , MÀU ÁO NÂU CHÍNH THỨC LÀ ĐỒNG PHỤC CỦA HS NÔNG LÂM SÚC TỪ NK 1970 - 1971 ***
Bùi Tho*
*BT từng là GS.TH.NLS.Tay ninh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2) Như ta đã biết, trong bài trước《T...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Nhớ, quên là chuyện rất bình thường
Trả lờiXóa