Người đàn ông này tên là Nguyễn Văn Hội (ảnh trên) từng là sĩ quan VNCH tử thủ tại Hà Tiên cho đến tận ngày 7.5.1975.
Ông lên tàu vượt biển . Nước ông chọn tị nạn là Đức. Vì là con nhà rất nghèo nên mơ ước bình dị chỉ là bữa ăn ngon. Ông thành đầu bếp trứ danh tại Đức. Và khi gia đình đã yên ấm hạnh phúc, nghĩ đến những đứa trẻ nghèo như mình thời xưa ở quê hương, ông một mình trở về.
Năm 2014 ông bỏ tiền túi cùng vận động thêm một số bạn bè mở Trường An Rê Mai Sen đào tạo đầu bếp. Ông trực tiếp tuyển chọn những trẻ nghèo ở khắp nước có năng khiếu nấu ăn vào học. Học trò được ông nuôi ăn, ở, học miễn phí.
Hiện đã có một số học trò của ông được làm việc tại các nhà hàng khách sạn lớn. Ông mở riêng nhà hàng mang tên Thường Nhật ở đường 28 khu đô thị An Phú -An Khánh quận 2, SG để các học trò tốt nghiệp trường trực tiếp trổ tài.
Tiếp gã với những món ăn tuyệt ngon do các học trò ông nấu, ông đội mũ bảo hiểm đi xe máy tới Bình Dương nơi ông đang tổ chức một lớp đầu bếp cho trẻ nghèo nữa.
Còn tấm hình thứ hai, người đàn ông là Nguyễn Hoàng Tôn đầu bếp trứ danh của SG. Ông Tôn là một đứa trẻ nghèo chạy nạn từ Campuchia về. Ông bươn trải và lao động cật lực để trở thành bếp trưởng của một tập đoàn khách sạn lớn ở Phan Thiết với lương hàng trăm triệu.
Ông nói với gã: Tôi giàu có và nuôi các con tôi thành đạt nhờ nghề dao thớt, tôi muốn truyền nghề cho bọn trẻ nghèo nên tôi bỏ vị trí bếp trưởng để dậy miễn phí ở trường này.
Còn người đàn bà là bà Bùi Anh Thơ từng làm ở Sở Di trú Mỹ, chính bà là
người xét cấp quốc tịch công dân Mỹ cho danh thủ bóng đá Đức Klinsmann
mà trước đó không hề biết Klinsmann là ai. Khi về hưu, bà Thơ đã bỏ ra
ba tháng dậy tiếng Anh miễn phí cho những đầu bếp tương lai.
Vậy đó, lặng lẽ những con người Việt dù ở phương trời nào cũng tràn đầy lòng nhân ái và sự tử tế.
Ông Hội nói với gã: Khi tôi mở trường gặp rất nhiều khó khăn, có người còn nghi ngờ tôi là người của tổ chức nước ngoài có âm mưu này nọ. Thậm chí tôi đi thuê nhà trọ cho tôi mà còn bị gây khó. Biết chuyện một ông sĩ quan VC về hưu bảo tôi về nhà ông ở cùng không lấy tiền, tôi mới được yên.
Ông lên tàu vượt biển . Nước ông chọn tị nạn là Đức. Vì là con nhà rất nghèo nên mơ ước bình dị chỉ là bữa ăn ngon. Ông thành đầu bếp trứ danh tại Đức. Và khi gia đình đã yên ấm hạnh phúc, nghĩ đến những đứa trẻ nghèo như mình thời xưa ở quê hương, ông một mình trở về.
Năm 2014 ông bỏ tiền túi cùng vận động thêm một số bạn bè mở Trường An Rê Mai Sen đào tạo đầu bếp. Ông trực tiếp tuyển chọn những trẻ nghèo ở khắp nước có năng khiếu nấu ăn vào học. Học trò được ông nuôi ăn, ở, học miễn phí.
Hiện đã có một số học trò của ông được làm việc tại các nhà hàng khách sạn lớn. Ông mở riêng nhà hàng mang tên Thường Nhật ở đường 28 khu đô thị An Phú -An Khánh quận 2, SG để các học trò tốt nghiệp trường trực tiếp trổ tài.
Tiếp gã với những món ăn tuyệt ngon do các học trò ông nấu, ông đội mũ bảo hiểm đi xe máy tới Bình Dương nơi ông đang tổ chức một lớp đầu bếp cho trẻ nghèo nữa.
Còn tấm hình thứ hai, người đàn ông là Nguyễn Hoàng Tôn đầu bếp trứ danh của SG. Ông Tôn là một đứa trẻ nghèo chạy nạn từ Campuchia về. Ông bươn trải và lao động cật lực để trở thành bếp trưởng của một tập đoàn khách sạn lớn ở Phan Thiết với lương hàng trăm triệu.
Ông nói với gã: Tôi giàu có và nuôi các con tôi thành đạt nhờ nghề dao thớt, tôi muốn truyền nghề cho bọn trẻ nghèo nên tôi bỏ vị trí bếp trưởng để dậy miễn phí ở trường này.
Phút giải lao của thầy bếp và thầy Anh văn
Các đầu bếp tương lai tại Trường An Rê Mai Sen.
Vậy đó, lặng lẽ những con người Việt dù ở phương trời nào cũng tràn đầy lòng nhân ái và sự tử tế.
Ông Hội nói với gã: Khi tôi mở trường gặp rất nhiều khó khăn, có người còn nghi ngờ tôi là người của tổ chức nước ngoài có âm mưu này nọ. Thậm chí tôi đi thuê nhà trọ cho tôi mà còn bị gây khó. Biết chuyện một ông sĩ quan VC về hưu bảo tôi về nhà ông ở cùng không lấy tiền, tôi mới được yên.
Chả qua vì họ không tin có ai lại làm chuyện tử tế như thế...
Gã nghe ông Hội nói mà nhói tim.
Gã không thể quên ở Hà Nội trên phố cổ gã thấy một bà già xách nặng, gã xin xách giúp bà, bà giữ chặt túi xách và nhìn gã như một thằng ăn cắp.
Gã nghe ông Hội nói mà nhói tim.
Gã không thể quên ở Hà Nội trên phố cổ gã thấy một bà già xách nặng, gã xin xách giúp bà, bà giữ chặt túi xách và nhìn gã như một thằng ăn cắp.
Người Việt Nam rất tử tế và giàu lòng nhân ái
Trả lờiXóa