Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Có hai việc không nên làm trong cuộc đời

Điều quan trọng nhất mà ta sở hữu là gì? Không phải là sự huy hoàng của ngày hôm qua, cũng không phải là hy vọng của ngày mai, mà chính là hiện tại.
Ở ngôi chùa nọ có một vị sư đã ngoài 80 tuổi, trời nắng to vẫn mang phơi nấm hương. Sư trụ trì nhìn thấy, bèn nói: “Ông này, ông đã lớn tuổi vậy rồi, sao phải những chuyện này? Ông không cần phải cực khổ như vậy, tôi có thể tìm người làm thay ông mà!”
Vị sư già thoải mái nói: “Người khác không phải là tôi.”
Sư trụ trì lo lắng đáp: “Đúng là vậy, nhưng nếu có làm việc thì cũng đừng chọn lúc nắng chói chang như vậy chứ.”
Vị sư già lại nói: “Ngày nắng không phơi nấm, chẳng lẽ đợi trời râm hay mưa mới phơi hay sao?”
Sư trụ trì không nói gì thêm được nữa.
Người ta thường nói “việc hôm nay đừng để ngày mai”, “việc của mình thì mình làm”, tuy nói thì dễ nhưng làm thì lại rất khó. Chúng ta luôn có thể tìm được rất nhiều lý do để tránh né, nhưng kết quả thì chẳng phải là tự dối mình hay sao? Đời người có hai việc không nên làm, việc đầu tiên chính là “đợi”, việc thứ hai chính là “dựa dẫm”.
Lại có một câu chuyện về người sáng lập Tịnh Độ Tông Nhật Bản là Thân Loan như thế này. Cha mẹ Thân Loan mất từ khi ông còn nhỏ. Năm 9 tuổi, ông đã hạ quyết tâm xuất gia, vì thế ông đã tìm đến sư thầy Từ Trấn. Sư Từ Trấn hỏi ông rằng: “Cậu còn nhỏ như thế, tại sao lại muốn xuất gia?”
Thân Loan trả lời: “Tuy con chỉ mới 9 tuổi, nhưng cha mẹ đều đã không còn, bởi vì con không biết tại sao con người ta lại phải chết, tại sao con phải xa cha mẹ, cho nên để hiểu được đạo lý này, con nhất định phải xuất gia.”
Sư Từ Trấn cực kỳ khen ngợi chí nguyện này của ông và nói: “Được rồi! Ta đã hiểu. Ta đồng ý nhận con làm đồ đệ, nhưng hôm nay quá muộn rồi, đợi sáng ngày mai ta sẽ xuống tóc cho con!”


                                    (Ảnh minh họa qua Pixabay)
Thân Loan nghe xong liền nói: “Thưa sư phụ, tuy người nói sáng mai sẽ xuống tóc cho con, nhưng dù sao con cũng còn là trẻ con ngây ngô, con không dám đảm bảo là ngày mai có còn muốn xuất gia nữa hay không. Hơn nữa, thưa sư phụ, người đã già thế rồi, người cũng không thể đảm bảo được liệu ngày mai người có còn thức dậy hay không ạ.”
Sư Từ Trấn nghe lời ông nói xong thì vỗ tay khen hay, đồng thời hài lòng nói: “Nói rất hay! Lời con nói hoàn toàn đúng, bây giờ ta sẽ lập tức xuống tóc cho con.”
Nếu như còn có ngày mai thì bạn sẽ trang điểm thế nào? Nếu không có ngày mai thì phải nói hẹn gặp lại thế nào đây? Mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với sinh lão bệnh tử, trẻ con không biết được liệu có giữ quyết tâm của ngày hôm nay đến ngày mai được hay không, vậy còn bạn có thể bảo đảm ngày mai mình còn nhớ kế hoạch ngày hôm nay hay không? Đúng thế, không có ai biết trước được tương lai cả, chúng ta không thể biết được ngày mai đến sẽ mang theo niềm hy vọng mới hay nỗi tuyệt vọng khó lường. Vì thế chúng ta sống phải nỗ lực, đừng để ngày hôm nay trở thành một phần trong quá khứ.
Khi ngồi trên bờ sông, Khổng Tử có nói: “Thệ giả như tư phù, bất xá trú dạ” (Luận Ngữ), nghĩa là: Người ra đi mãi không trở lại, ngày đêm mãi không ngừng trôi. Sinh mệnh là không thể chờ đợi được, đời người ngắn ngủi, nên phải biết nắm lấy cơ hội.
Điếu quan trọng nhất trong đời đó là sống mà không cần phải chờ đợi hay dựa dẫm.

Thanh Trúc (VCCorp.vn)

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...