Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Đây là một những căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bởi vì tiểu đường chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, suy thận,… Chính vì thế, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường nhằm phát hiện sớm và kiểm soát bệnh kịp thời.
Bệnh tiểu đường có 3 dạng chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ. Với căn bệnh tiểu đường tuýp 1, hầu hết những người mắc phải là thanh thiếu niên, đối tượng trẻ tuổi. Riêng căn bệnh tiểu đường tuýp 2, đa số người già là đối tượng dễ mắc phải nhất. Ở lứa tuổi này, chế độ ăn uống không hợp lý, kèm theo đó là tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt nên gây rối loạn chuyển hóa và dẫn đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào.

Nhìn chung, chúng ta có thể thấy một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều,… Tuy nhiên, mức độ và các biểu hiện cụ thể của bệnh còn phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Theo đó là bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể phân biệt qua các triệu chứng của từng căn bệnh này theo các thông tin dưới đây:

Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều gặp phải một số triệu chứng điển hình sau đây:
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, luôn trong tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Khát nước: xảy ra khi nhận thấy bị khát nước quá mức so với bình thường.
  • Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do.
  • Cảm giác đói quằn quại.
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh khá nghiêm trọng. Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó nhận biết và phân biệt được. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này thường nhận biết bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn rõ rệt.
Ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự với tiểu đường tuýp 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi do cơ thể không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng mà phải dùng tới mỡ trong cơ thể; người bệnh bị giảm cân nhanh mà không rõ lý do. Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện bằng các dấu hiệu đặc trưng sau:
  • Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói: đây là một biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 2 do nồng độ insulin cao trong cơ thể gây ra cảm giác nhanh đói.
  • Vết thương lâu lành: do lượng đường trong máu của người bệnh ở mức khá cao, khiến cho bạch cầu hoạt động bất bình thường, làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập.
  • Nhiễm trùng: do hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng do bệnh tiểu đường gây ra, khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng da,…
  • Rối loạn tình dục: biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam giói và nữ giới như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục,…
  • Nhìn mờ, không rõ ràng.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này sẽ tự hết sau khi các mẹ sinh con. Tuy nhiên những biến chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể, người mẹ sẽ rất dễ bị tiền sản giật, băng huyết sau sinh, sinh non, sảy thai,… và những lần mang thai tiếp theo cũng sẽ rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Riêng với thai nhi, các bé bị tăng cân nhanh chóng, khiến cho việc sinh nở gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trẻ sẽ đứng trước một số biến chứng nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, suy đường hô hấp, vàng da,… thậm chí là tử vong. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra biến chứng thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ được phát hiện khi bệnh nhân ở tuần thai thứ 24.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ được phát hiện khi bệnh nhân ở tuần thai thứ 24. Nếu chẳng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ sẽ gặp phải các triệu chứng như:
  • Luôn trong tình trạng khát nước, uống nước nhiều.
  • Thường xuyên đi tiểu về đêm và cảm thấy khó chịu ở vùng bụng.
  • Thường bị hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
  • Có dấu hiệu thèm ăn và luôn cảm thấy đói.
Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
  • Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, nhất là các loại vitamin từ rau xanh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ và đường. Người bệnh có thể sử dụng loại đường dành riêng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kiểm soát đường huyết tốt nhất.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định và tránh tình trạng tăng cân quá mức.
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bệnh tiểu đường hiện đang là một bệnh nguy hiểm và xảy ra phổ biến hiện nay ở nước ta. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, hiểu rõ được những triệu chứng điển hình của bệnh, các bạn có thể xây dựng cho bản thân biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào trong các triệu chứng bệnh tiểu đường trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường chủ yếu do thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 do hàm lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây bệnh tiểu đường.

Các biện pháp chữa bệnh tiểu đường

Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:

Điều trị bằng chế độ ăn uống

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:
  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
  • Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
  • Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
  • Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.
  • Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.

Điều trị bằng chế độ vận động

Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.
  • Khi đã xuất hiện biến chứng, biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.
  • Khi xuất hiện các biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.
  • Khi xuất hiện những biến chứng như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong bệnh tiểu đường typ 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hinẹ tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thực sự nguy hiểm vì khó phát hiện, vì vậy hãy chú ý phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn:
Giảm cân tránh béo phì. Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, bệnh tiểu đường sẽ phát triển chậm để dễ điều trị hơn nếu bệnh nhân giảm được 5-7% trọng lượng của cơ thể. Giảm cân và hoạt động thể thao thường xuyên cũng giúp cơ thể có khả năng sản xuất insulin cao hơn – nguyên nhân chính để không mắc bệnh tiểu đường.gười giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể.
Có chế độ ăn uống phù hợp, chọn thực phẩm ít chất béo, đường và natri, thức uốc nên chọn những đồ uống ít calorie. Bạn hãy thay thế các thực phẩm làm từ gạo trắng bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt, nếu điều kiện không cho phép, hãy cố gắng ăn ít các chất trên.
Bỏ thuốc lá và chất kích thích tạo cuộc sống lành mạnh phòng ngừa nguy cơ tiểu đường.
Kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên. Bệnh nhân tiểu đường typ 2 thường bị cao huyết áp và lượng cholesterol cao. Vậy nên người bệnh nên duy trì huyết áp ở mức thấp hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa các bệnh đi kèm bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh tiểu đường và cả các bệnh khác, điều trị bệnh tiểu đường sớm bao giờ cũng tốt và dễ hơn.

(VCCorp.vn)

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...