Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

FM974 Chuyên Thế Giới Trong Tuần ::Iraq: Quốc Hội Đuổi Mỹ Ra Mời Ba Tư Vào

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 13/01/2020
Chuyện bang giao giữa Hoa Kỳ và Iraq đã trở nên căng thẳng từ hôm thứ Hai vừa qua, sau khi tổng thống Hoa Kỳ Trump dọa sẽ cho áp dụng một số chế tài với Iraq nặng nề hơn, những gì mà Hoa Kỳ đã làm đối với Ba Tư trong thời gian qua. Tổng thống Trump nói rằng, Hoa Kỳ đã chi ra một số tiền rất lớn, rất tốn kém cho các căn cứ quân sự ở Iraq, tốn cả hàng tỷ đô la, Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi đó trừ khi Iraq hoàn trả lại số tiền mà họ đã bỏ ra.
Tổng thống Trump tuyên bố điều này để trả lời cho việc quốc hội Iraq vừa qua đã bỏ phiếu quyết định trục xuất quân đội Hoa Kỳ ra khỏi nước. Ông cũng nói thêm, nếu Iraq yêu cầu Hoa Kỳ rút quân trong tinh thần thân thiện đồng minh thì Hoa kỳ sẽ ra lệnh chế tài họ, một thứ chế tài mà họ chưa từng thấy trước đây, không phải là những cái mà Ba Tư đang gánh chịu. Vụ ám sát lãnh tụ dân quân Iraq, Abu Mahdi Muhandis và vị tướng cao cấp của Ba Tư, Qassem Soleimani, bởi phi cơ không người lái của Hoa Kỳ tối ngày thứ năm ở thủ đô Baghdad đã gây rắc rối cho mối bang giao giữa hai nước, lên cao tới mức độ Iraq cho rằng đã đến lúc họ không muốn có sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ và đồng minh trên lãnh thổ mình. Thể theo lời yêu cầu của Adi Abdul Mahdi, xử lý thường vụ Thủ tướng, quốc hội Iraq đã cho triệu tập một phiên họp khẩn cấp hôm Chủ Nhật và biểu quyết đòi chấm dứt mọi sự có mặt của quân đội ngoại quốc. Quyết định này cho phép chính quyền Iraq ra lệnh chấm dứt sự có mặt này và ngăn ngừa họ không được sử dụng lãnh thổ Iraq, từ đất đai, sông ngòi và không phận của Iraq cho bất cứ lý do gì.
Phiên họp quốc hội này có sự tham dự của khoảng chừng 170 dân biểu, số còn lại 329 người vắng mặt. Đảng của người Kurdish và hồi giáo phái Sunni cùng nhau tẩy chay phản đối mặc dù có sự hăm dọa từ các nhóm bán quân sự Iraq thân Ba Tư. Phe dân biểu 170 người hồi giáo phái Shiite hôm đó sau khi bỏ phiếu thông qua quyết định, khi kết thúc phiên họp, đã đứng dậy hô to “Vâng chỉ có Soleimani, không có Hoa Kỳ”. Quyết định này thêm nữa cũng cho quyền ngoại trưởng Iraq đệ trình một bản nghị khiếu nại quốc tế chống lại Hoa Kỳ. Tới đêm Chủ Nhật, bộ ngoại giao Iraq loan báo đã đệ trình một bản phản đối chính thức lên cả hai, chủ tịch Hội đồng Bảo an và chủ tịch LHQ qua người đại diện thường trực của chính quyền Iraq tại LHQ ở Nữu Ước về việc Hoa Kỳ tấn công vùng quân sự Iraq, việc ám sát một viên chức cao cấp của họ và một người tư lệnh quân đội bạn hữu trên đất của Iraq. Hoa Kỳ đã vi phạm chủ quyền của Iraq một cách trầm trọng và những điều kiện cam kết cho sự hiện diện của quân Hoa Kỳ ở Iraq, Iraq yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ lên án việc dội bom và ám sát người này. Morgan Ortagus, phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, trong lời đáp lại lời loan báo của Iraq, cho rằng đây quả là “một sự thất vọng”, Hoa Kỳ mạnh dạn thúc giục chính quyền Iraq xét lại sự quan trọng của sự phát triển kinh tế đang trên đường tăng trưởng, mối liên hệ an ninh giữa hai quốc gia và sự hiện diện của liên minh toàn cầu trong việc đánh bại quân khủng bố ISIS.
Phát biểu trước quốc hội, xử lý thường vụ thủ tướng Iraq tuyên bố rằng, chính quyền họ không thể đáp ứng áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó có cả việc xem họ phải là quốc gia chống trục bành trướng của Ba Tư. Abdul Mahdi hiện tại, đã từ chức hôm 25 tháng 10 vì cuộc biểu tình chống chính phủ Iraq lan rộng trên khắp 11 tỉnh thành cũng thêm là, Iraq đã đang bị áp lực từ Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chế tài quốc tế với Ba Tư. Hiện Baghdad vẫn còn sự bảo đảm chước miễn của sự chế tài, mà chính phủ Hoa Kỳ cho phép Iraq nhập cảng số hơi đốt thiên nhiên và cung cấp điện lực từ Ba Tư, một việc bị ngăn cấm của sự chế tài Hoa Kỳ. Sự chước miễn này chính thức hết hiệu lực vào giữa tháng Hai năm 2020 khi thời gian 120 ngày không còn nữa.
Abdul Mahdi cũng lên tiếng bảo vệ vị thế của chính quyền Iraq trước những cáo buộc là đã để cho đám người giận dữ biểu tình, xâm vào vùng “Green Zone” tuần qua, đập phá cổng tòa đại sứ Hoa Kỳ, ông nói ông và một số viên chức cao cấp đã dọa sẽ từ chức nếu nhóm người biểu tình chống Mỹ cứ tiếp tục, cám ơn họ, nhờ đó cuối cùng họ đã đồng ý chấm dứt. Về việc đập phá tòa đại sứ, Abdul Mahdi cho biết, qua điện thoại, tổng thống Trump đã yêu cầu Iraq đứng làm vai trò hòa giải, và Soleimani, tướng Ba Tư, đang viếng thăm Iraq nhằm đáp trả một thông điệp từ nước đồng minh Á Rập Saudi của Hoa Kỳ. Người ta có vẻ nghi ngờ chuyện này, xem như lời bào chửa của Abdul Mahdi về sự có mặt hợp pháp của tướng Ba Tư, Soleimani, Iraq từ chối tiết lộ chi tiết của thông điệp gởi đến ông từ Á Rập Saudi.
Cũng trong tuần qua, việc Hoa Kỳ đã dùng phi cơ không người lái phóng hỏa tiễn giết nhiều tên chỉ huy của lực lượng dân quân Năng Động quần chúng Iraq, tiếp theo hạ sát hai tướng quân đội Ba Tư, Muhandis và Soleimani, không những chỉ làm lung lay sự ổn định của Iraq mà còn là mở cửa cho sự can dự rộng hơn của Ba Tư. Trên lãnh vực kinh tế, vì vự không kích của Hoa Kỳ ở phi trường Baghdad đã làm cho một số hảng hàng không quốc tế tạm đình chỉ mọi chuyến bay tới Iraq, nhiều nước Á Rập và châu Âu cũng đưa ra khuyến cáo yêu cầu người dân nước họ hạn chế mọi việc đi du lịch tới đó. Đồng thời tình huống này cũng xảy ra tại các mỏ dầu hỏa, các công ty khai thác chần chừ có quyết định khác nhau về chuyện tiếp tục hoạt động tại khu vực giếng dầu. Được biết thêm, lợi tức quốc gia của Iraq, gần như hoàn toàn dựa vào dầu hỏa là nguồn lợi chính.
Tình trạng an ninh ở Iraq không sáng sủa gì hơn, vụ không kích của Hoa Kỳ vừa qua đã làm sống lại hoat động của một số nhóm dân quân võ trang vốn đã tạm ngủ yên torng nhiều năm qua, như nhóm quân Mahdi, một lực lượng trung thành với giáo sĩ phái Shiite, Muqtada al – Sard. Các nhóm quân này chiến đấu chống quân đội Hoa Kỳ sau cuộc chiến chiếm đóng Iraq năm 2003 và cuộc nội chiến giữa các phe phái từ năm 2006 tới 2008. Các nhóm quân này gần như phải đối mặt với sự tan rả vì những cuộc không kích của Hoa Kỳ ở Iraq nhưng gờ thì họ lại bừng dậy, hợp tác nhau cùng chiến đấu chống quân đội và nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ tại Iraq. Kết quả là, liên quân quốc tế dẫn dầu bởi Hoa Kỳ đã tuyên bố nhưng các việc huấn luyện và yểm trợ cho quân đội Iraq.
Không phải tất cả các phe phái Iraq đồng ý ủng hộ sự ra đi của quân đội ngoại quốc ở Iraq. Đàng phái Kurdish và Sunni lo ngại Ba Tư sẽ đặt Iraq dưới sự kiểm soát hoàn toàn nếu quân dội Hoa Kỳ rời khỏi nước này, một dân biểu của vùng tỉnh Nineveh, tạm dấu tên, nói rằng, cái gì đang xảy ra tại Iraq là chuyện điên rồ, ông ta không thích Hoa Kỳ, đó là lý do cho sự tang thương của đất nước này nhưng ông ta không muốn Iraq trở thành tên lính mướn của Ba Tư, để Iraq phải bị quốc tế chế tài và cho phép các nhóm dân quân võ trang do Ba Tư đở đầu thống trị cả nước. Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, theo ông, được xem là giữ sự cân bằng cho ảnh hưởng của Ba Tư và Iraq. Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình chống chính phủ Iraq dữ dội từ tháng 10 năm qua dường như có vẻ tái diễn nhưng lẩn này họ lại lớn tiếng đả đảo Hoa Kỳ lẫn Ba Tư.
Người dân Iraqis lo sợ một sự leo thang kình chống có thể đưa Iraq là vùng đất tranh chấp ủy nhiệm giữa Hoa Kỳ và Ba Tư, hủy hoại an ninh quốc gia và làm sụp đổ hệ thống kinh tế của họ, tình trạng bất ổn và bấp bênh của việc sản xuất dầu hỏa, nguồn lợi tức chính yếu, huyết mạch mà Iraq không thể nào làm cho nó mất đi vì sự chế tài của Hoa Kỳ. Tất cả sẽ sụp đổ, Iraq không thể chịu đựng cả sự chế tài và một cuộc chiến tranh mới, trong khi đất nước chưa kịp bình phục từ cuộc chiến chống quân khủng bố ISIS và những đổ nát hoang tàn do nó gây ra trên mảnh đất này.
Các chính trị gia của nhóm đảng người Kurdish và hồi giáo phái Sunni đã nói chuyện, bàn luận với phía đa số hồi giáo Shiite nên tiến hành từng bước một cách thận trọng nhưng trước những cơn cuồng phong và áp lực của Ba Tư, đã và đang đè nặng lên đất nước Iraq, có nghĩa là, tiếng nói của họ sẽ không có một ai chịu lắng nghe.
 

Thuyên Huy
Thứ Hai 13.01.20

(Ảnh: Tướng : Qassem Soleimani

Xem Thêm :   Melbourne Nhật Bản - Lebanon: Từ Tokyo Tới Beirut – Chuyện Trốn Thoát Bí Ẩn Của Carlos Ghosn, Tổng Quản Trị Công Ty Xe Hơi Nissan Và Renault

1 nhận xét:

GIÁNG SINH NGUYỆN CẦU - Thơ Duy Anh Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIÁNG-SINH NGUYỆN CẦU Giáng-Sinh nguyện trước quảng trường nầy Rực rỡ cây Thông đèn đóm đầy. Tiếng vọng tình thương vơi ác chiến Lời truyền ...