Chúng ta đang sống trong thời kỳ xã hội phát triển nhanh chóng, gấp gáp và bận rộn mỗi ngày, điều kiện đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải "ép buộc" bản thân để theo kịp xu hướng phát triển của guồng quay cuộc sống.
Khi nhịp sống của mỗi người rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể xuất hiện những báo động đỏ, đáng phải dừng lại.
Vì sức khỏe của chính chúng ta, đã đến lúc mỗi người cần phải chậm lại một nhịp để kiểm tra lại sức khỏe bản thân và làm mới lại chính mình, trong đó có việc làm "hồi sinh" sức khỏe của các cơ quan nội tạng quan trọng.
Sau đây là lời khuyên của chuyên gia sức khỏe dưỡng sinh Trung Quốc sẽ giúp bạn thực hành chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.
1, Ăn uống: Nên ăn chậm nhai kỹ để giữ an toàn cho hệ tiêu hóa
Trong xã hội sống gấp sống vội, nhiều người ăn uống trong vội vã, ăn khi đang làm việc khác, không tập trung ăn, hoặc vừa ngồi vào bàn một lát đã ăn xong. Điều này là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa.
Thậm chí nhiều người còn không nhớ nổi mình vừa ăn những gì, hương vị ra sao, thành phần dinh dưỡng có đa dạng và đầy đủ hay không. Ăn uống mà không để tâm chú ý thì không thể tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và gây ra gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.
Lời khuyên dành cho bạn là nên luyện cho mình thói quen ăn chậm và nhai chậm để cho phép thức ăn được tiêu hóa lần đầu trong miệng, rồi sau đó đến các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng để thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa và tạo nền tảng tốt cho quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn thừa.
Thói quen nhai chậm cũng có thể thúc đẩy tiết nước bọt và giảm vi khuẩn miệng.
Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn có thể gây ra chứng khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa nếu bạn không nhai thức ăn kỹ và đầy đủ. Nếu thức ăn quá nóng, nó có thể làm hỏng niêm mạc thực quản và gây viêm cấp tính, lâu dài còn gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Gợi ý: Đừng ngấu nghiến cho xong bữa ăn, hãy chậm rãi nhai khoảng 20 lần cho mỗi miếng ăn trước khi nuốt.
2, Uống nước: Uống từng ngụm nhỏ và nuốt chậm để cân bằng cơ thể
Nhiều người đã quen uống nhiều nước một lần khi cảm thấy khát. Uống quá nhanh có thể gây ra nấc và các triệu chứng nghiêm trọng khác như nhức đầu, buồn nôn và nôn.
Đột nhiên uống một lượng nước lớn trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và không có thời gian để thoát nước dư thừa, nó cũng có thể làm cho hàm lượng natri trong chất lỏng cơ thể giảm mạnh và triệu chứng bị hạ natri máu có thể xảy ra.
Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim, uống nước quá nhiều cùng lúc sẽ nhanh chóng xâm nhập vào máu, làm tăng thể tích máu, tăng gánh nặng cho tim và các triệu chứng như khó thở và đánh trống ngực.
Lưu ý: Cách uống nước chính xác là ngậm một ngụm nước trong miệng, giữ ẩm cho miệng và sau đó từ từ nuốt từng đợt một cho đến khi hết ngụm nước. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu, hãy uống nước từ từ và thật chậm.
Để phát triển thói quen uống nước thường xuyên, hãy uống 250 - 300ml mỗi lần theo cách chậm rãi như trên, và uống tối thiểu khoảng 1200ml nước mỗi ngày. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nước uống là 18 ° C ~ 45 ° C. Không bao giờ uống nước có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
3, Hít thở: Hít sâu và thở đều nhẹ nhàng để nuôi dưỡng hệ hô hấp
Vào thời cổ đại, hơi thở chậm được sử dụng cho việc chăm sóc sức khỏe, và hình thức thở sâu và chậm rất được ngưỡng mộ và làm theo, tần suất thở tương đương với 6,4 giây cho một hơi thở.
Sức khỏe có được nhờ hơi thở chậm nên được thực hiện trong bốn từ: sâu, dài, đồng đều và nhẹ.
Sâu là hít hết hơi thở, dài là thở trong thời gian dài cho cạn hơi thở, tốc độ phải chậm rãi, đều đều, hơi thở được kéo đều, nhẹ nhàng , ổn định, không quá mạnh hay gấp gáp.
Thói quen thở sâu có thể thúc đẩy lưu thông phổi tốt và tăng cường nhu động đường tiêu hóa thuận lợi.
4, Ngủ dậy: Nằm trên giường, vươn vai, tỉnh táo rồi mới ngồi dậy, sau đó mới đứng dậy để ngăn ngừa đột quỵ
Nhiều người thức dậy ngay lập tức vào buổi sáng khi họ nghe chuông báo thức, rau đó làm mọi việc một cách vội vàng để đi học hay đi làm cho kịp giờ.
Có thể bạn không để ý rằng, buổi sáng sau khi tỉnh dậy, mọi hoạt động của cơ thể đang ở trạng thái tĩnh, dòng máu trong toàn cơ thể tương lưu thông đối chậm. Nếu như tỉnh giấc và ngồi bật dậy và rời khỏi giường quá nhanh, có thể dễ bị các triệu chứng như chóng mặt và hoa mắt.
Trong những trường hợp bất thường, người có bệnh tim mạch và mạch máu não đặc biệt dễ xảy ra các vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Gợi ý: Đừng ngồi bật dậy và rời khỏi giường ngay sau khi thức dậy, hãy nằm yên trên giường trong 3 phút, duỗi giãn cơ thể nhiều lần, nâng hạ chân tay để thúc đẩy lưu thông máu và cân bằng huyết áp. Sau đó ngồi dậy từ từ, đặt chân xuống mép giường một lúc, rồi mới đứng dậy và chậm rãi rời khỏi giường.
5, Đại tiểu tiện: Đi tiểu nên kịp thời, đại tiện không nên vội vàng để giữ sức khỏe bàng quang, đường ruột
Vào mùa đông, thời tiết trở nên lạnh hơn và nhiều người không muốn rời khỏi chăn ấm nên nhịn đi tiểu cho đến sáng. Điều đầu tiên sau khi thức dậy là chạy nhanh vào nhà vệ sinh để giải quyết.
Như mọi người đều biết, nếu đi tiểu quá nhanh, bàng quang trở nên trống rỗng ngay lập tức sẽ khiến máu di chuyển nhanh xuống đây, điều này khiến huyết áp bị giảm nhanh chóng, làm chậm nhịp tim và cung cấp máu cho não không đủ, rất nguy hiểm.
Đặc biệt chú ý là nhóm người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm để đi tiểu thì nên tiến hành càng chậm càng tốt, nên giữ cơ thể vững vàng hoặc cần có sự hỗ trợ khi đứng hoặc ngồi xổm để đảm bảo an toàn.
Trong quá trình đi đại tiện, cơ bụng của cơ thể sẽ bị co bóp, áp lực bụng sẽ tăng lên và khả năng vận chuyển máu từ tim xuống vùng bụng sẽ tăng lên. Nếu bạn sử dụng quá nhiều lực và huyết áp của bạn tăng lên, nó có thể dễ dàng gây ra thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Gợi ý: Đi vệ sinh kịp thời khi bạn cảm thấy đã đầy nước tiểu. Bởi vì nhịn đi tiểu lâu ngày có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang.
Người cao tuổi bị đại tiện kém nên ăn nhiều trái cây và rau quả, uống nhiều nước hơn và tập thể dục nhiều hơn. Dùng một số thuốc nhuận tràng trong trường hợp cần thiết dưới sự chỉ định của bác sĩ.
6, Lưng thì tập uống cong, đầu thì tập giữ cho thăng bằng, giữ cột sống, xương khớp và tim mạch
Người cao tuổi có khả năng giữ thăng bằng kém, khớp cứng hơn, cơ bắp teo và lỏng nên ít có khả năng bảo vệ xương khớp. Nếu như lưng quá cứng mà lại phải uống cong thường xuyên có thể dễ dàng gây ra chấn thương hoặc trật khớp.
Nếu bạn cúi xuống quá nhanh và mạnh mẽ, rất dễ làm hỏng các khớp nhỏ của cột sống thắt lưng và gây ra các bệnh ở vùng thắt lưng. Do đó, bạn nên dành thời gian để tập thể dục vùng lưng và cột sống, để bộ phận này luôn được linh hoạt, uyển chuyển. Nếu cứng lưng sẽ gây khó khăn rất lớn cho cuộc sống và hoạt động sinh hoạt đời thường.
Người cao tuổi cần chú ý một nguyên tắc là không quay đầu nhanh một cách đột ngột. Bởi vì với sự gia tăng tuổi tác, các động mạch cảnh sẽ hẹp hơn và thành ống mạch trở nên yếu. Nếu đột ngột xoay cổ mạnh sẽ nén động mạch cảnh, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não và gây ra ngất. Do đó, khi bạn cần quay đầu lại, bạn phải giữ thăng bằng tốt và từ từ quay lại để tránh ngã.
Trên đây là 6 lời khuyên quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe của các cơ quan nội tạng trong cơ thể được tốt hơn. Làm được điều này một cách cẩn thận thì mới tránh được những rủi ro ngoài ý muốn.
*Theo Health/TT
Nội dung bài viết rất hữu ích, xin cảm ơn
Trả lờiXóa