Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Tết của người Việt ở Mông Cổ

Mông Cổ, một thời đã có Thiết Mộc Chân, hay là Genjis Khan, đem vó ngựa từ Đông - Mông Cổ - sang Tây, qua Sa Mạc Tân Cương, Tây Bá Lợi Á, rồi Âu Châu, tung hoành một thời mới quay lại thảo nguyên Mông Cổ.

Nhìn thấy Trung Hoa, đất rộng, đồng bằng phì nhiêu, dân chúng an lạc trong một nền văn hóa cao, Đại Hãn Mông Cổ bèn đem binh mã xuống dẹp luôn nhà Tống lập ra nhà Đại Nguyên.

Hoàng Đế nhà Nguyên, thấy phương Nam có nhà Trần, vừa mới cướp ngôi nhà Lý, bèn cho sứ giả sang chiêu dụ. Sứ giả Nguyên Mông ra câu đố, thử tài vua tôi nhà Trần, bị Trạng nguyên Nguyễn Hiền lật tẩy, phải thất vọng quay vể.

Vua nhà Nguyên quyết đinh đánh chiếm Việt Nam. Hai lần đều thất bại. Sử sách Đại Nam còn ghi tên các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần khánh Dư... Hai nhà vua Trần Thái Tông với Hội Nghị Diên Hồng và Trần Nhân Tông với hai châu của nước Chiêm Thành, đã ghi lai những trang sử huy hoàng nhất nước ta vậy.
Cần nói thêm, vua Trần Nhân Tông, lên núi Yên Tử, tu Phật thành đạo, trở thành Trúc Lâm Đại Đầu Đà, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

PN

Tết của người Việt ở Mông Cổ

MÔNG CỔTết Nguyên Đán thường trùng với Tết của người Mông Cổ, anh Bẩy đi chúc Tết người bản địa thường được họ tặng dây lưng, túi, ví da...
Trong cái lạnh -24 độ ngày đầu năm, anh Nguyễn Xuân Bẩy vượt 70 km tới ăn một bữa cơm của người bạn Mông Cổ. Bên ngoài tuyết dày, gió lạnh thấu xương, nhưng bên trong căn lều bữa cơm xen giữa tiếng Việt và tiếng Mông Cổ rôm rả. Trong chén rượu nồng, người đàn ông quê Cầu Diễn, Hà Nội thấy ấm lòng.
"Hôm nay may sao nhiệt độ còn ấm lên, chứ hôm 30/12 xuống tới -38 độ C", anh Bẩy, 40 tuổi cho hay.

Anh Bẩy (đeo cà vạt) cùng hai người bạn Việt ăn Tết tại nhà cặp vợ chồng Mông Cổ năm 2019. Năm 2019 Tết hai nước trùng nhau. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Anh Bẩy là một trong hơn 300 người Việt đang làm việc tại Mông Cổ. Sang đây từ 2008, sau 3 năm anh mở một xưởng sửa ôtô. Đến giờ anh vừa quản lý garage, vừa có một quán karaoke và một cửa hàng bán đồ Mông Cổ. "Không yên tâm giao 3 cửa hàng cho nhân viên để về Việt Nam ăn Tết một tháng được", anh nói và cho biết đã bảy cái Tết liên tiếp anh không về.
Tết Nguyên đán của người Việt thường trùng với Tết theo lịch của người Mông Cổ, tuy nhiên cũng có những năm khác. 2020 là một năm như vậy. "Khi Tết không trùng, không khí đường phố không khác gì ngày thường nên chỉ mong đến Đại sứ quán, được nghe giọng người Việt đã thấy hạnh phúc lắm", anh Bẩy kể.
Vào những năm Tết trùng, cảm giác của những người Việt "như đang sống ở quê nhà". Trước tết người Mông Cổ cũng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, phố phường tấp nập mua sắm. Người quen gặp nhau thường hỏi "Nhà gói được bao nhiêu bánh buuz rồi?". Có người nói 500 cái, người nói một nghìn cái. Du khách mới tới đây có thể "toát mồ hôi hột" khi nghe tới số lượng, kỳ thực bánh này như bánh bao, nhân thịt dê, vừa dùng để ăn, vừa biếu khách đến chơi nhà. "Giống y như ngày Tết ở quê cuối năm, ra đường là hỏi nhau gói bánh chưng chưa, có đào quất chưa?".
Người Việt ở đây ít nên thường sống gần gũi với người bản địa nên trong ba ngày Tết, mọi người cũng đến thăm nhà nhau, chúc tụng và tặng quà. Những nhà giàu thường có nguyên một con cừu hấp sẵn đặt trên bàn, bên cạnh mâm bánh buuz để tiếp khách. Ai thích ăn vị trí nào trên chú cừu thì tự động cắt lấy. 
"Người Mông Cổ có phong tục khách tới nhà ngày Tết thì sẽ tặng quà. Tôi đã nhận được rất nhiều dây lưng, túi da, ví da, dao... của họ", anh Bẩy cho biết.
Bên trong căn chung cư hơn 60 m2 tại thành phố Ulaanbaatar, anh Hoàng Anh, 35 tuổi mặc một chiếc áo cộc, khi mà nhiệt độ ngoài trời luôn - 20  đến -30 độ C. Người thợ sửa ôtô chỉ ra ban công, nơi có hệ thống sưởi bằng nước nóng chạy bao quanh các toà nhà trong thành phố - một hình thức sưởi ấm tiết kiệm và hiệu quả. Thành thử sau hơn 10 năm ở đây anh không sợ cái lạnh, mà lại "sợ cái nóng ở Việt Nam".
Mông Cổ gần Việt Nam hơn các nước châu Âu, nhưng vì không có đường bay thẳng và đường biển nên việc vận chuyển hàng hóa rất khó khăn. Hơn nữa số lượng người Việt ít, các dịch vụ phục vụ người Việt cũng không phát triển. Hoàng Anh, quê Nam Định lấy vợ người bản địa. Mâm cơm ngày Tết đối với anh giờ đan xen giữa món Việt và món Mông Cổ.
"Tôi cố gắng lắm chỉ có được vài món cơ bản: một cặp bánh chưng, một cây giò, nem cuốn và thịt đông. Trong đó bánh chưng mua khoảng 500.000 đồng/cặp, cây giò 700.000 đồng", anh nói. 
Vào ngày đầu năm mới, chàng rể Việt thường mang vài món ăn đặc trưng của quê hương đến biếu bố mẹ vợ. Họ thích ăn giò, thịt đông, nhưng không quen ăn bánh chưng.

Hoàng Anh tại nhà bố mẹ vợ Tết 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
"Vui nhất là sáng mùng một khi gia đình bốn chị em gái của vợ tập trung tại nhà bố mẹ. Gia đình anh chị cả đi một vòng quanh bố mẹ, hành lễ và tặng quà. Vợ chồng tôi là út, hành lễ cuối cùng. Cũng như ở Việt Nam, tôi cũng tặng quà cho ông bà ngoại đầu năm", anh kể. Ngày hôm đó anh mặc trang phục truyền thống của người Mông Cổ.
Cũng theo phong tục tại đây, ai đến nhà đều có quà. Hoàng Anh hay nhận được quần áo ấm rất vừa vặn mà bố mẹ vợ tìm mua cho anh một tháng trước Tết.
Bước sang năm thứ 6 sống ở vùng đất của thảo nguyên và vó ngựa, Nguyễn Thế Ngọc thấy yêu cuộc sống nơi đây. "Trong hơn 3 triệu dân Mông Cổ thì có 1/3 dân số chọn cuộc sống du mục nay đây mai đó, sống tự do, tự tại, cho bản thân và cho hôm nay. Là người Việt sống ở đây tôi thấy cuộc sống của mình khá dễ chịu", Ngọc chia sẻ.
Ngọc thường làm việc từ đầu giờ chiều tới 3 giờ sáng hôm sau. "Tết ở đây không có hoa đào. Có năm chuẩn bị trước thì có bánh chưng và giò ăn. Năm bận việc đến sát ngày mới kiếm thì đến bánh chưng cũng không có", Ngọc nói.
Thiếu thốn vậy nhưng anh không thấy lạc lõng vì Tết Việt hay trùng Tết Mông Cổ. "Chính trong những ngày này mà chúng tôi có dịp ngồi lại, trao đổi với nhau về phong tục tập quán hai nước. Nếu như ở Việt Nam mừng tuổi trẻ em thì người Mông Cổ lại hay mừng người lớn tuổi nhất", anh cho hay.
Chị Nyamjav Atartsetseg và chồng, anh Nguyễn Văn Toàn đi lễ chùa Ba Vàng khi đón Tết ở Việt Nam năm 2018. Ảnh: NVCC.
Chị Nyamjav Atartsetseg và chồng, anh Nguyễn Văn Toàn đi lễ chùa Ba Vàng khi đón Tết ở Việt Nam năm 2018. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Gần 10 năm làm dâu Việt, chị Nyamjav Atartsetseg đã có thể chuẩn bị một mâm cỗ cúng Giao thừa tươm tất. "Trước đêm 30, nhà tôi lau sạch bàn thờ và nhà cửa. Mua nhiều loại quả đẹp, hoa đẹp về trưng. Thổi xôi, luộc gà, cuốn nem và bánh chưng. Tới giao thừa thì cả nhà gọi về cho ông bà nội ở Hải Phòng", chị Atartsetseg, phiên dịch viên, chia sẻ.
Người phụ nữ Mông Cổ hiểu, bánh chưng là quan trọng nhất trong tết Việt, nên năm nào chị cũng chủ động đặt mua. "Tôi và ba con đều thích ăn bánh chưng", chị nói thêm.

Phan Dương (vnexpress) 

(ThaiHoang chuyển) 

Xem Thêm :Độc đáo tết âm lịch của người Mông Cổ

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...