Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020
Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con? (Nghiên Cứu Quốc Tế )
Nguồn: “Why the Japanese are having so few babies“, The Economist, 23/7/2014
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tháng 6/2014, một quan chức địa phương ở tỉnh Aichi đã đưa ra một đề nghị táo bạo. Tomonaga Osada gợi ý rằng các nhà chức trách có thể phân phối bao cao su bị làm thủng một cách bí mật cho các cặp vợ chồng trẻ, những người sau đó sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh. “Mưu đồ” không chính thống của ông được rất ít người ủng hộ, nhưng nó phản ánh một mối quan ngại chung về bối cảnh nhân khẩu học của Nhật Bản. Năm 2013, chỉ hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra, ít hơn rất nhiều so với số lượng cần thiết để duy trì dân số, được dự kiến sẽ giảm từ 127 triệu người xuống còn khoảng 87 triệu người vào năm 2060. Tại sao những người trẻ Nhật Bản lại miễn cưỡng trong việc sinh con như vậy?
Vòng xoáy suy giảm dân số đang quay nhanh hơn khi số lượng phụ nữ ở vào độ tuổi sinh đẻ giảm xuống. Trong tháng 5/2014, một báo cáo dự đoán rằng có hơn 500 thị trấn trên khắp đất nước sẽ biến mất vào khoảng năm 2040 khi các phụ nữ trẻ di cư đến các thành phố lớn. Lực lượng lao động đã bị thu hẹp lại, đẩy tăng trưởng tương lai vào tình trạng khó khăn. Trong những năm gần đây, chính phủ đã bắt tay vào một loạt các đề án khuyến khích sinh đẻ, trong đó có một “Cẩm nang phụ nữ” để giáo dục nữ thanh niên về các thời điểm dễ và khó mang thai trong thời kỳ sinh sản của họ, cũng như tổ chức các sự kiện mai mối được nhà nước bảo trợ.
Lý do chính hiếm phụ nữ Nhật ít sinh nở là sự suy giảm hôn nhân. Ngày càng ít người lựa chọn kết hôn, và họ đang kết hôn ngày càng muộn hơn. Ít nhất một phần ba phụ nữ trẻ mong muốn trở những thành bà nội trợ toàn thời gian, nhưng họ gặp khó khăn trong việc tìm được những người đàn ông có thể hỗ trợ cho một gia đình truyền thống. Trong những thời kỳ kinh tế ổn định hơn, những người cầu hôn tiềm năng thường có việc làm ổn định trong một hệ thống “việc làm trọn đời”. Bây giờ nhiều người làm các công việc tạm thời hoặc bán thời gian.
Những phụ nữ khác tránh xa hôn nhân và trẻ em vì văn hóa doanh nghiệp kiểu cũ của Nhật Bản, cùng với sự thiếu hụt nghiêm trọng dịch vụ chăm sóc trẻ em, buộc họ phải từ bỏ sự nghiệp của mình.
Cuối cùng, những người trẻ đang bị ràng buộc bởi các nguyên tắc xã hội nghiêm ngặt. Chỉ có khoảng 2% trẻ em được sinh ra ngoài hôn nhân (so với 30-50% ở hầu hết các nước giàu), có nghĩa là khi số lượng các vụ kết hôn giảm mạnh thì số ca sinh đẻ cũng sẽ giảm theo. Ngay cả đối với những người đã lập gia đình, chi phí nuôi dạy trẻ tăng cao thường dẫn tới một chính sách một con trên thực tế.
Rất may dù chính phủ khó có thể tác động trực tiếp tới phòng the để tăng tỉ lệ sinh, nhưng các cải cách thị trường lao động có thể tạo ra một sự khác biệt đối với tỷ lệ sinh trong dài hạn. Nếu các công ty giúp bảo vệ tốt hơn cho các nhân viên trẻ, mới để đổi lại việc giảm bớt những đặc quyền của những người lao động khác, thì các cặp vợ chồng trẻ sẽ có một cơ sở ổn định hơn để kết hôn và chu cấp cho gia đình. Cho đến nay, chính phủ của ông Shinzo Abe đã nói về các bước như vậy, nhưng lảng tránh việc thực hiện chúng. Thay vào đó, ông Abe đang hành động để giúp phụ nữ vừa duy trì được sự nghiệp vừa có thể sinh con.
Nhiều nhà nhân khẩu học nghĩ rằng giờ đã quá muộn để có thể nâng tỷ lệ sinh của Nhật Bản, hiện đang ở mức 1,43 trẻ/phụ nữ. Câu trả lời cuối cùng, họ nói, sẽ gây sốc nhiều hơn cả việc bí mật đâm thủng bao cao su: đó là nhập cư hàng loạt.
Xem Thêm :Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thơ MP.Trường Giang Thủy : TÓC DÀI TÓC NGẮN , HOA LÒNG
TÓC DÀI TÓC NGẮN Tóc dài xưa nợ bàn tay, Gỡ từng sợi rối thẹn ngày gió thu... Nắng hồng dính vệt sương mù Soi trên tóc ngắn bạc từ hôm qua...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Nội dung bài viết là một khám phá rất thú vị
Trả lờiXóa