Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

FM974 Úc Châu:Đại Hàn: Nổi Buồn Mùa Giáng Sinh - Chết Vì Phải Làm Để Sống

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 11/01/2021



 Nếu có người nghĩ rằng họ đang có một mùa Giáng Sinh buồn thảm thì, không chỉ có họ mà còn có những người tài xế làm nghề giao hàng còn nhọc nhằn đau khổ hơn. Những người giao hàng này, nếu gọi là “ông già Giáng sinh”, không mang quà tới từ các ống khói cao nhưng những điều kiện khắc nghiệt của việc làm vì sự đòi hỏi đặt hàng quá cao đã đưa tới một thảm cảnh là ở đây, người Đại Hàn gọi là “ Gwarosa – chết vì làm quá sức”. 

    Trường hợp gần đây nhất, người ta nhắc tới, gây được sự chú ý của báo chí cả nước, sau khi có một người tài xế giao hàng đã chết tại nhà mình, xem ra có lẻ vì bị đứng tim, theo tổ chức nghiệp đoàn của anh này, 34 tuổi,  tạm gọi tên là “anh Park” đã sụt mất hơn 20 ký lô từ tháng Bảy năm 2020. Kim Do – gyun, cũng làm nghề giao hàng như Park, khi được hỏi về cái chết này, Kim nghẹn ngào “thật là một điều trớ trêu khi người ta chết vì làm việc để sống”. Đây là cái chết thứ 16 trong năm này, vì thế theo giới nghiệp đoàn thì “đã có nhiều vấn đề có hệ thống cần phải nói tới”. Những người tài xế giao hàng đang đau khổ do từ sự hội tụ của nhiều hệ số, tại một quốc gia có truyền thống là việc lâu, làm cực nhọc mà người ta gọi là “palli palli – lẹ lên lẹ lên”, rồi hiện tại với tình trạng phát triển của kỹ thuật mạng lưới con số điện tử, mua bán qua các trang mạng tràn nghập, bởi khuynh hướng phải ở nhà, vì các giới hạn ngăn cấm của nạn Covid 19. Những người tài xế làm nghề này cho biết trong năm 2020 công việc tăng lên cao độ và điều kiện làm việc thì tồi tệ hơn, nói ngắn gọn là họ có vẻ hợp lý khi nghĩ, lợi lộc do tình trạng nạn dịch gây ra thật sự đã làm cho họ khốn khổ hơn. 

    Kim nói năm nay là một năm thật sự khốn đốn, không có một hảng làm nào khác có hơn 10 người công nhân chết vì làm việc quá nhiều. Anh đã làm cái việc giao hàng này hơn 6 năm, giữa cái hính ảnh tươi sáng, thoải mái của giới công nhân của hảng BTS Đại Hàn hay Samsung thì Kim, người tài xế 48 tuổi được gọi là “một công nhân cổ áo xanh dương” không hơn không kém.

    Điều kiện làm việc của Kim, khó mà tưởng tượng là anh ta đã làm được như vậy. Kim dậy lúc 5 giờ rưỡi sáng, rời nhà khoảng 6 giờ 20 để kịp có mặt tại chỗ làm lúc 7 giờ. Chỗ làm của Kim, nằm trên một con đường nhỏ bụi bậm bên cạnh một thị trấn nhỏ, vắng lặng ở phía đông bắc thành phố Hán Thành, chủ là một công ty vận chuyển tiếp liệu toàn cầu, là chi nhánh của “chaebol”, một công ty to lớn, điều hành và ngự trị gần hết nền kinh tế Đại Hàn.

    Chỗ làm này là kho chứa hàng, phần lớn là một dãy nhà trệt, nền xi măng làm nơi chất hàng, mỗi cái đều có một sợi dây chuyền dài chạy bằng máy đặt chính giữa, hàng từ trong kho đưa ra, hai bên là mấy chiếc xe chở hàng, lớn có nhỏ có, đậu chờ phiên mình trong đó có xe của Kim. Trời lạnh cóng, không tường che, người tài xế lặng lẽ chất hàng lên xe mình, họ chất lên đủ thứ, từ giấy đi cầu cho tới máy điện toán, đầy trong xe và trên mui. Họ hút thuốc khi làm việc, vài người uống cà phê không phải thứ cà phê ngon ngoài tiệm “lattes hay morchas”, chỉ là loại uống liền, uống nhanh trong các ly giấy mà nhiều người có tiền Đại Hàn đã không thèm ngó tới một thập niên trước rồi. Sắp hàng tốn rất nhiều thời gian, họ pải sắp xếp từng cái giao theo từng lộ trình mà họ sẽ chạy qua, trong buổi tối trước ngày Giáng Sinh, Kim đã có 352 gói hàng đem giao.

    Tới 1 giờ 50 trưa Kim mới xong việc sắp xếp hàng, xe của Kim cùng những chiếc khác rời chỗ làm, ra đường hối hả xuôi ngược mạng lưới xa lộ của thành phố Hán Thành. Sau gần hơn 7 tiếng đồng hồ, việc làm thực sự được trả tiền của anh mới bắt đầu. Kim, cũng như hầu hết các người tài xế giao hàng khác, không thể dừng lại để ăn, Kim ăn trên đường, ăn trên xe, kết quả chỗ ngồi lái chất đầy ngập bao giấy gói kẹo, khoai tây chiên, cơm và nhiều thứ khác như mấy cái chai đựng cà phê đã uống hết. 

    Lộ trình Kim đi băng qua vùng đông bắc Hán Thành, chỗ ngừng đầu tiên lúc 2 giờ 20 là cái thùng trái quýt giao cho một căn nhà nhỏ bên con đường trống trải cạnh xa lộ. Chỗ kế tiếp là một trung tâm thi bằng lái xe nơi Kim giao một thùng đựng giấy tờ lớn rồi một số cho một chung cư kế bên. Nhìn Kim đẩy thùng hàng, ông già trong văn phòng bảo trì chung cư lắc đầu, thở dài “quá cực cho họ, thật sự năng nhọc”. Cứ vậy mà lái xe ra đường chạy tiếp, Kim nhẩm tính sẽ xong ngày làm việc khoảng 9 giờ hay 10 giờ tối. Cứ như vậy làm 6 ngày trong tuần, không có ngày nghỉ hảng cho, trừ những ngày lễ công cộng, đời làm việc của những người tài xế giao hàng như Kim là vậy đó.

    Phản ứng bất bình về những cái chết vì làm việc quá sức năm nay từ công chúng quá lớn đã đưa đến nhiều thay đổi đáng kể. Trong quá khứ, người tài xế giao hàng có thể bị chữi bới nếu họ trễ nhưng giờ người ta phát động một cuộc vận động mới gọi là “ trễ thì không sao cả” rầm rộ trên báo chí và trang mạng xã hội. Theo lời của ông Kang, một người tài xế khác cảm thấy rằng sự cảm nhận của dân chúng đã thay đổi, hiện nay những người giao hàng này đã được người mua thân thiện chào mừng, nhận ra họ đang làm làm việc và hiểu cho nếu có trễ nãi. Rất nhiều khách hàng đã để thức ăn cũng như nước uống cho “taekbae ajoshi – người giao hàng” trước cửa, năm nay ngày 14 tháng 8 là ngày gọi tên “ngày không có hàng”, ngày đầu tiên trong vòng 20 năm qua, nhưng bên cạnh đó, nếu là một ngày nghỉ thì các người tài xế giao hàng lại không nhận được tiền trả lương. 

    Trong khi các công nhân là hội viên nghiệp đoàn của những đại công ty như Hyundai hưởng được mọi quyền lợi làm việc hợp lý thì, Kim, không giống như các người tài xế đồng nghiệp khác, anh phản đối việc sơn xe có hình ảnh do công ty muốn, nhưng công ty mà anh đang nhận giao hàng yêu cầu tài xế phải tự bỏ tiền ra làm lấy, Kim từ chối. Kim là người trong số 10% tài xế giao hàng không gia nhập nghiệp đoàn. 

    Chuyện xãy ra như thế nào chưa biết nhưng với Kim, và một số người đồng nghiệp khác, chẳng có nhiều lựa chọn. Hầu hết những người tài xế nhận giao hàng thường có thêm việc làm tại các công ty khác, riêng Kim, và các người bạn tài xế cùng cảnh ngộ không có việc làm gì ngoài công việc này, có lẽ con đường sống của họ sẽ là con đường đi vào ngõ cụt, không còn lối ra.

 Thuyên Huy

Thứ Hai 18.01.2021 

*Tổng hợp theo báo chí ngoại quốc

🌺🌺🌺🌺🌺🌺


Mời Xem FM974 Úc Châu : Đài Loan: Mặt Trận Nằm Vùng Của Trung Cộng Âm Mưu Chiếm Đài Bắc



1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...