Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

Ông lão nhặt được tấm vải vụn ngoài Tử Cấm Thành, bán được 20 NDT - Giá trị thật của nó là 400 triệu NDT

Bảo vật bên dưới sàn nhà

Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) là khu phức hợp cung điện được xây dựng từ năm 1406, chứa đựng nhiều cổ vật giá trị của triều đại nhà Minh, nhà Thanh. Tới đầu năm 1950, Tử Cấm Thành trải qua nhiều trận chiến đã bị tổn thất nặng nề, cần được đưa vào tu bổ, sửa chữa.

Chính phủ đã cử đội công nhân và các kiến trúc sư lành nghề tới thực hiện nhiệm vụ này. Công nhân Tiểu Lý là một trong những thành viên tham gia công cuộc tu bổ năm ấy, anh phụ trách lau dọn tại khu vực cung điện Thấu Phương Trai (địa danh được biết đến như nơi ở của hai nàng cách cách Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy trong bộ phim "Hoàn Châu cách cách").

Cung điện này được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 của triều đại nhà Minh (tức năm 1420). Sau khi Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh lên ngôi, cung điện trở thành địa điểm tổ chức yến tiệc và biểu diễn ca múa trong các sự kiện cung đình.

                   Cung điện Thấu Phương Trai từng là địa điểm tổ chức yến tiệc cung đình. Ảnh: Sohu


Khi hoạt động tu bổ diễn ra, Thấu Phương Trai đã bị bỏ hoang nhiều năm, cung điện giờ đây phủ lớp bụi dày, nhiều phần sàn gỗ còn bị mục ruỗng nghiêm trọng.

Tiểu Lý kể lại, khi lau dọn bụi bẩn trên đồ đạc, anh nhận thấy sàn nhà ở đây không bằng phẳng nên đã phải tháo rời những viên gạch ra để chờ đội xây dựng tới xử lý. Bên dưới một viên gạch, anh bất ngờ tìm thấy một chiếc hộp gỗ, bên trong có vài mảnh vải rất cũ với những hình vẽ khó hiểu.

Tiểu Lý nhận thấy kích thước mấy tấm vải thậm chí không đủ may một chiếc áo nên tạm cất nó sang một bên. Sau này, chiếc hộp và tấm vải bên trong bị coi như phế liệu và đem vứt bỏ ở bãi rác bên ngoài Tử Cấm Thành.

Thời điểm đó, rất nhiều người biết đến công cuộc tu bổ đã tìm đến trước cổng Tử Cấm Thành, mong đào được bảo vật trong bãi rác.

Một số người cho rằng chiếc hộp gỗ này tuy không quý nhưng vẫn là đồ cổ nên đã vứt vải vụn bên trong đi và lấy hộp về. Về sau, những mảnh vải vụn rơi vào tay một ông lão lượm rác, ông không biết vải này từ đâu đến mà chỉ mang về để lấp lỗ hổng trên cửa sổ nhà mình


.Ông lão quả nhiên không thể lường được giá trị của món bảo vật này. Ảnh: Sohu

Người con trai của ông lão sau khi nghe nói cha lấy mảnh vải từ Tử Cấm Thành đã đem đến tiệm cầm đồ, bán đi mong kiếm chút tiền lời. Ông chủ tiệm cầm đồ nhìn thấy mảnh vải đã đoán biết đây là món đồ cổ nên mua lại với giá 20 NDT, chàng trai trẻ lấy làm vui mừng nhưng không thể ngờ mình đã bán đi cả một kho báu.

Những mảnh vải vụn trị giá 400 triệu NDT

Một hôm, các chuyên gia ở Tử Cấm Thành đến cửa hàng đồ cổ, một vị chuyên gia chú ý đến những mảnh vải và nhặt chúng lên. Sau khi lau sạch lớp bụi, vẻ mặt của chuyên gia vô cùng bất ngờ, ông nói với ông chủ cửa tiệm rằng đây món bảo vật quốc gia và đề nghị ông chủ giao nó cho cơ quan nhà nước.

Thì ra những mảnh vải kia chính là 6 bức tranh lụa của họa sĩ Lư La Gia (卢椤枷) nổi tiếng thời nhà Đường. Những bức tranh đã bị một vị thái giám đánh cắp và cất giấu bên dưới nền gạch cung điện.

              Sáu bức tranh lụa của họa sĩ Lư La Gia. Ảnh: Baike


Họa sĩ Lư La Gia là học trò của danh họa Ngô Đạo Tử, ông vốn có hiểu biết thâm sâu về Phật giáo và các vị La Hán. Tác phẩm được tìm thấy bên trong Tử Cấm Thành chính là một phần của bộ tranh "Thập Bát La Hán Tượng" - khắc họa hình tượng 18 vị La Hán.

Tác giả đã sử dụng phương pháp "du tử miêu" - vẽ chi tiết đến từng đường tơ, để khắc họa đường nét uyển chuyển, chuyển động dẻo dai trong hành động thế tục của các vị Tôn giả, qua đó thể hiện sự uy nghiêm của họ.

Đáng tiếc rằng những bức còn lại trong bộ tranh hiện đã bị thất lạc, chỉ còn lại 6 bức kể trên. Các chuyên gia đã định giá 6 bức tranh được tìm thấy ít nhất 400 triệu NDT với những giá trị đặc biệt về mặt tôn giáo và văn hóa. Những bức tranh lụa này hiện được mang về trưng bày lại Bảo tàng Cố Cung (Bắc Kinh).


Bài viết tham khảo từ Sohu



1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...