Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG

 

ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG
Đạo đức lưu truyền hậu tấn hiếu trung phò xã tắc
Học đường giáo hoá thơ sanh nhân nghĩa lập giang san.
1. Sơ lược về Đạo Đức Học Đường
Sau khi dời Thánh Tượng từ Gò Kén về chùa mới hơn một năm. Hội Thánh hội nghị quyết định mở trường khai dân trí.
Ngôi trường Đạo Đức đầu tiên gần bên Chùa Tranh... sau mấy lần di dời mới về đến vị trị hiện nay (tên mới của nhà nước đặt là Lý Tự Trọng).
Chương trình học theo chương trình nhà nước.
Tiểu học có các môn : Việt Văn, Pháp Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Cách trí, Vệ sinh, Nhạc, Vẽ, Thủ công, cộng thêm các môn của Đạo : Giáo lý, Hán văn.
Các lớp : Đồng ấu (Cours enfantin), Dự bị (Cours prépara toire), sơ đẳng (Elémentaire),Trung đẳng (Moyen), Cao đẳng ( Supérieur) để thi tiểu học.
Trung học có các môn : Việt Văn, Pháp Văn, Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sử Địa, Nhạc, Vẽ, Thủ công, cộng thêm các môn của Đạo : Giáo lý, Hán Văn.
Các lớp : năm thứ nhứt ( cours 1è année), năm thứ hai (2è année), năm thứ ba ( 3è année), năm thứ tư ( 4è année) để thi Brevet.
Tháng 9 năm 1928 khai giảng năm học đầu tiên, trường Đạo Đức Học Đường có tất cả 210 học sinh. Nhân ngày lễ phát thưởng năm đầu tiên cho học sinh trường Đạo Đức vào ngày 14-7-Kỷ Tỵ (18-8-1929) Ngài Thượng Đầu Sư đến dự lễ để khích lệ thầy cô giáo và các em học sinh. Ngài nói :
“ Trong mấy năm qua Đạo nghèo, nên mấy em (giáo viên, học sinh) chịu phần hui hút, còn mấy anh đây lại bị kẻ thúc người đè, nên không săn sóc mấy em trẻ dại, để mấy em chiu chít như gà mất mẹ.
“ Xét cổ suy kim mới biết rằng tôn giáo nào cũng nhờ học thức mà gìn mối đạo, truyền bá chánh giáo mới đặng tròn câu phổ độ. Đạo nghèo đồng tiền eo hẹp. Thầy giáo không một đồng lương, lại thân ngày ngày dạy dỗ ấu nhi , phải làm công trả quả vùi thân cùng sanh chúng. Học sinh, đồng nhi nam nữ tập viết bằng lá buông. Chỗ ngủ lấy ván sạp làm giường. Bề ăn uống tương rau hẩm hút. Ba năm dư mới rảnh chút thời giờ, mấy anh đây mới lập trường và phát thưởng. Lễ đơn sơ dạ yêu thương, giục mấy cháu hết lòng lo cho đạo đức”.
Bài huấn dụ của Ngài Thượng Đầu Sư cho ta thấy mấy ý như sau :
- Lấy ván sạp làm giường : Thật vậy, nhà giáo viên, nhà lưu trú học sinh đều kê đơn sơ bằng gỗ xẻ thành ván. Phần bìa thân cây thì làm bàn, băng * cho học sinh. Ai có sống, có học trong những năm hai mươi của thế kỷ XX mới thấm thía được lời chân thật mà thân yêu trìu mết của người anh Cả.
- Ăn uống tương rau hẩm hút : Thật ra là nước muối, rau lang suốt lá từ gốc tới ngọn ( chớ không chỉ ăn ngọn), chuối xắc nguyên cây, bữa cháo bữa củ mì. Các học trò thời ấy nói vui với nhau : “ Nước tương Đại Đạo, cơm cháo Tam Kỳ, củ mì Phổ Độ”.
Chao ôi ! ăn uống như thế. Học lấy kiến thức để sau nầy “ phổ độ nhân sanh”. Lý tưởng của trường đề ra thật cao, qua câu liễn :
Đạo Đức truyền lưu hậu tấn hiếu trung phò xã tắc,
Học Đường giáo hoá thơ sanh nhân nghĩa lập giang san.

- Tập viết bằng lá buông : Cái nghèo khó thử thách lòng trang hiếu học. Học mà không có tập mà phải viết bằng lá buông. Các thầy thương trò mà phát minh ra tập lá.
Những ngày nghỉ học, thầy trò đi dã ngoại tìm rừng lá buông cắt đem về, rọc bỏ phần sống lá. Thân lá được cắt từng đoạn dài đều nhau độ 20cm, rồi đem phơi khô để lá buông từ màu xanh lục chuyển sang màu vàng nhạt. Sau đó, xếp lá chồng lên nhau rồi lấy tấm ván ép cho bằng phẳng, gọi đó là tập lá.
Mực viết trên lá buông là cỏ mực. Cỏ mực nhổ trên ruộng rẫy về rồi giả nhuyễn, vắt lấy nước, vô bình mực chia cho các học sinh. Chao ôi ! cái học kiểu “ Trần Minh khố chuối” như thế mà “ Hiếu trung phò xã tắc” là tấm lòng thiết thạch đối với quê hương, có chi sánh nổi.
Sang năm 1931, Thượng Chánh Phối Sư báo cáo trước Hội Nhơn Sanh có đoạn viết :
“ Trong Toà Thánh có lập một Đạo Đức Học Đường để dạy trẻ em, có 8 lớp học, 6 lớp con trai trình độ lớp nhì, một lớp con gái Việt, 1 lớp con nít Đàn Thổ (Tà Mun)* . Tất cả được 274 trò. Các thầy dạy điều có bằng sơ học, làm công quả, không lấy tiền. Học trò cũng không đóng học phí.
Ngoài ra, cứ mỗi tối những người công quả nội ô Toà Thánh ước chừng 400 người đều phải theo học. Có những lớp dạy chữ, dạy kinh, dạy đạo tuỳ theo sự hiếu học của mỗi người”.
Báo cáo của Hội Nhơn Sanh năm 1932 xác nhận có nhiều tiến bộ :
“ Trường Đạo Đức Học Đường năm nay có mở thêm được ba lớp học nam nữa. Một lớp năm thứ nhì ( Cours 2 è année) và hai lớp Đồng Aáu ( Cours Enfantin), cộng chung là 11 lớp. Số học trò được 417. Trong đó có 312 trò nam và 105 trò nữ, thêm được 143 trò, nhiều hơn năm ngoái.
Kỳ thi tiểu học vừa rồi, nhà trường có 26 trò đi thi đều đậu hết. Có 21 trò đậu luôn phần Pháp văn .( mention francaise). Mấy cô giáo và thầy giáo dạy nơi trường đều siêng năng lo lắng dạy dỗ. Không người nào ăn lương bổng hết”.
Ta thấy tinh thần thầy cô qua mấy chữ “siêng năng lo lắng” và “ không lương bổng”. Dạy ngày không đủ, các thầy cô tranh thủ dạy đêm. Các học trò từ xa xôi ngoại ô Thánh Địa, tay cầm đèn chông, chân trần mò mẫm đêm hôm khuya khoắc vào Đạo Đức Học Đường để ôn thi. Sự tận tâm kia với kết quả 100% thật là xứng đáng.
Truyền thống đó được nối dài cho đến tận năm 1952. Năm đó, trường có 60 lớp lợp bằng tranh, tường xây gạch đất không nung ( gạch sống), chỉ có một dãy lớp ngói ở phía trước cho các lớp 1è annéc, 2è année. Có 10 lớp Cao Đẳng ( Cours supérieur) đi thi tiểu học với 5.393 thí sinh thi tại Tỉnh lỵ, chỉ rớt một trò vì bị bịnh bất thường. Đó là thành quả kỷ lục đền đáp công ơn thầy trò dạy và học hằng đêm, làm rạng danh đạo thời ấy.
Chính năm 1952, ngôi trường phổ thông ở trên đường Hoàng Tòng Hướng, ngoài cửa số 7 ngoại ô được trùng tu và cất thêm hai dãy để nhận học sinh vừa mới thi đỗ tiểu học. Nhà trường phải mở 12 lớp Đệ Thất vì phải nhận thêm hai lớp cho học sinh ngoài tỉnh.
Ngày khai giảng, Đức Phạm Hộ Pháp đến dự và đổi tên trường Phổ thông thành trường Nghĩa thục Lê Văn Trung để nhớ ơn Đức Quyền Giáo Tông người có công đầu tiên khai hoá nhân sanh tại vùng Thánh Địa”.
Con cháu nối bước. Năm 1961, giáo sư Trần Văn Rạng dạy trường Trung học Công lập Tây Ninh đưa đơn xin phép lập “ Hội Ái Hữu Cựu Sinh Đạo Đức và Lê Văn Trung” được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép hoạt động số 128 - NĐ ngày 20-10-1961.
2. Hệ thống tổ chức
Đạo đức Học đường trực thuộc Học viện, có hệ thống từ Trung ương tới địa phương các châu, tộc đạo : Trung ương có Đạo Đức Học Đường. Các phận đạo có Trường Minh Đức Tân Dân (quen gọi Trường Đại Đồng), trường Địa Linh Động. Hai trường này học sinh ăn cơm trại đường. Ở các tỉnh có lập trường Đạo Đức như Long An, Kiến Phong v.v.. các giáo viên được bổ nhiệm từ Toà Thánh.
Về tổ chức, trong cuốn Lời phê Đức Hộ Pháp có ghi thế này :
“Theo Vi bằng số 590/VB ngày 27-7-Nhâm Thìn (1952), phiên nhóm cử Lễ sanh Ngọc Lương Thanh thừa quyền phụ thống Học Viện và Lễ sanh Hài, Lễ sanh Cảnh phụ trách (Ban Quản Trị)”.
Lời phê Đức Hộ Pháp như vầy : “Phê và cho lập Thánh lịnh (theo Vi Bằng trên)”.
“Về vụ đặt tên trường không cần ích, vì ta còn phải ngừa sẵn ngày kia Đạo tức là Hội Thánh còn phải giải quyết quyền giáo huấn cùng chánh phủ nữa, đừng để trong trường tranh chấp mà đem tên của mấyvị Tiên Thánh của Đạo ra không hay”.
Như thế, Đạo Đức Học Đường lúc này có hai ban
- Ban Quản Trị : do Lễ Sanh Thượng Hài Thanh và Lễ sanh Thượng Cảnh Thanh, trên có Lễ sanh Ngọc Lương Thanh thừa quyền phụ thống Học viện coi tổng quát.
- Ban Giám Đốc : do ông Trần Hữu Khuôn làm Giám đốc coi về chuyên môn học tập của học sinh.
Giáo viên trong buổi đầu có các thầy : Phan Hữu Phước, Trần Ngọc Văn, Nguyễn Văn Hội, Huỳnh Văn Hưởng, Nguyễn Văn Khiết.v…v..
3. Sinh hoạt học đường
Lúc đầu, gia đình học sinh còn nghèo ăn mặc sạch sẽ chưa có đồng phục, nhưng ngày thứ hai chào cờ phải mặc áo dài trắng. Học sinh nào phạm lỗi nặng phải lên đài (một cái ghế cao có ba bậc) đã bị phạt một lần thì không thể nào còn tái phạm nữa.
Về văn nghệ chủ yếu là trống và các đàn thùng không kèn thổi, phụ diễn trong những ngày lễ của trường và của đạo. các thầy thì làm thi làm thơ có chân trong Đạo Đức Văn Đàn như Vân Khanh, Tôn Hưng, Trần Ngọc Hiếu v.v..
Về thể thao, trường có sân bóng chuyền phía sau văn phòng trường và bóng đá đối diện mặt tiền của trường bên kia đường Cao Thượng Phẩm. Người cầm còi (trọng tài) chính là thầy Nguyễn Hữu Lương. Ngoài việc đá bóng giao hữu với các trường bạn, còn giao hữu thân thiện với các cơ quan trong đạo.
Về báo chí thực hiện trong dịp Tết và nghỉ hè. Lúc đầu in bằng xu xoa, tờ Bạn Trẻ do Thầy Trương Văn Ba chủ biên, sau in Ronéo. Năm 1970 trường mua máy in, cũng từ đó báo được in thành tập hẳn hoi.
Nhà in còn in nhiều sách đạo như các quyển : Giải nghĩa Kinh Thiên Đạo, Thế Đạo của Hiền tài Đặng Mỹ Lệ, Thiên Bàn tại tư gia của Giáo hữu Thượng Lý Thanh ..v…v..
4. Đặc điểm của ngành giáo dục Cao Đài :
Ngành giáo dục Cao Đài dạy đủ các môn theo chương học của Nhà nước, cũng đi thi lấy các văn bằng của Bộ Giáo Dục. Có năm, Học Viện tổ chức kỳ thi lấy văn bằng của Đạo. Mục đích để tuyển chọn làm trong các cơ quan Đạo.
Đặc điểm của giáo dục Cao Đài là học thêm môn Giáo lý về thần học Cao Đài để cho đứa trẻ thấm nhuần triết lý cao thượng của Đạo.
Kế đến là môn Hán Văn lớp nào cũng phải học vì Đạo chủ trương Nho Tông chuyển thế nên tại gian chính của Văn phòng thờ Đức Khổng Tử. Chính nhờ môn Hán Văn giúp học sinh của Đạo vượt khó khăn khi theo học trường Đại Học Văn Khoa.
Thực ra việc học chữ Hán là học phần gốc, phần nguồn chứ không phải là học cành lá của ngôn ngữ. Nếu một học sinh không hiểu thấu đáo từ Hán Việt thì không những sai về kiến thức mà còn khó có thể thưởng ngoạn một tác phẩm văn học. Chẳng hạn chỉ một từ phong với nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu học sinh không hiểu tường tận thì có thể hiểu lầm tiên phong là trước gió (thay vì là mũi nhọn); rừng phong là rừng gió (thay vì rừng bàng); rêu phong là rêu gió (thay vì rêu phủ); cao phong là gió cao (thay vì núi cao) …; rồi thiên thư là sách trời và thiên thu có thể là trời thu (thay vì ngàn năm). Muốn am tường chữ Hán, đòi hỏi phải có một thời gian học tập khá lâu, cho nên phải dạy học sinh ngay ở cấp phổ thông cho kịp lúc chứ không thể nào đợi khi lên đại học chuyên ngành rồi mới dạy.
Về hình thức, mỗi sáng thứ hai học sinh mặc áo dài trắng chào cờ nước và cờ đạo, nên lúc đầu hát bài Mừng thay Chí Tôn ngày nay đã đến, sau đổi ra hát bài Học sinh Hành khúc chớ không hát quốc ca.
Hồi đó, chưa có hiệu đoàn trường. Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài lúc đó hoạt động chính ở hai trường do hai liên đoàn đảm trách, giáo dục học sinh cuộc sống dã ngoại.
Liên đoàn Lê Văn Trung do chính giáo sư Bạch đảm trách. Liên đoàn Phạm Công hoạt động tại trường Minh Đức Tân Dân và các trường trong các phận đạo.
Năm 1955, Ban thanh trừng khủng bố khiến cho các giáo viên và học sinh tản lạc về các tỉnh, nhất là Sài Gòn. Việt Nam Bửu Tự ở đường Phan Thanh Giản Sài Gòn là của Đạo Nhơn Diêu Minh nhận học sinh từ Tây Ninh, với lời kêu gọi “Đồng bạc cho trẻ mồ côi”. Các nhà từ thiện hết lòng giúp đỡ. Học sinh đến chùa ngày càng đông quá tải phải che ở ngoài mái hiên. Chính quyền Ngô Đình Diệm ngăn chặn không cho các người hảo tâm giúp tiền của cho chùa. Hậu quả các học sinh tự giải tán.
Đạo đức học đường phải dời ra chỗ Cơ Thánh Vệ và trở thành trường Bán Công, quyền của Học Viện không còn.
5. Đạo đức Học Đường phục hồi :
Năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Đạo Đức Học Đường được dời về chỗ cũ. Giáo sư Thượng Cảnh Thanh lo xây cất lại Đạo Đức Học Đường. Trong ngày an vị trường, ông quyền Thượng Thống Học Viện cảm tác bài thi như sau :
Đạo Đức Học Đường
Ba chục gian nhà mới tạo nên,
Nguy nga đồ sộ cảnh thêm bền
Mái tôn lạc trợ che toà nóc,
Viên gạch đồng tâm đúc vững nền
Văn hoá phát huy phương dạy trẻ
Công trình xây dựng sử đề tên.
Văn phòng Đạo Đức tăng huê mỹ,
Dồi luyện tinh thần chống vượt lên.
Ngày 15-3-1965
THƯỢNG CẢNH THANH
HỌA VẬN
Học đường Đạo Đức được xây nên,
Sương gió bao năm vẫn vững bền.
Thuở trước nhà tranh duềnh thấp mái
Giờ đây tôn gạch vững cao nền.
Mỗi ngày mỗi mới thêm tươi trẻ
Càng lúc càng tăng với tuổi tên.
Tận sức “hiếu trung phò xã tắc”
Dồi trau trí tuệ, đạo càng lên.
VÂN ĐẰNG
Đạo Đức Học Đường từ đó tổ chức có qui cũ. Hiệu trưởng (Nguyễn Hữu Lương), Giám học, Tổng Giám thị, Hiệu đoàn trường được sự hỗ trợ đắc lực của Đại Đạo Thanh Niên Hội.
Để chuẩn bị mở các lớp đệ nhị cấp, thầy Nguyễn Hữu Lương đã hoạt động tích xây được 10 phòng lầu với bêtông kiên cố. Để đánh dấu thành tích to lớn đó, lễ bãi trường năm 1972 rất trọng thể.
* Lễ phát thưởng cho học sinh trường Đạo Đức và Lê Văn Trung
Vào ngày 15 tháng 4 Nhâm Tý (dl 27-5-1972), Ban Giám Đốc Đạo Đức Học Đường làm lễ phát thưởng cho các học sinh ưu tú năm học 1971-1972.
Ông quyền Thượng Chánh Phối Sư đến chủ toạ buổi lễ và ban huấn từ, có đoạn viết :
“Niên học vừa mãn đã đem lại kết quả tốt đẹp cho trường là một kỳ công. Hội Thánh để lời ban khen chung, ước mong thành quả này được nhân lên mãi mãi để xứng đáng tên trường Đạo Đức Học Đường mà Hội Thánh đã dày công sáng lập…
“Hội Thánh hoan hỉ đặt niềm tin nơi quí vị Hiệu Trưởng, qúi Giáo Sư, giáo viên đã đem tài năng tô điểm văn hoá và đạo pháp, giáo hoá con em Đạo trở thành nhân tài cho Đạo và xã hội”.
Hôm sau, ngày 16 tháng 4 Nhâm Tý (dl 28-5-1972), Ban Giám Đốc trường trung tiểu học Lê Văn Trung làm lễ phát thưởng cho các học sinh ưu tú năm học 1971-1972.
Ông quyền Thượng Chánh Phối Sư đến chủ toạ buổi lễ và ban huấn dụ, có đoạn viết :
“Hội tưởng lại những năm khổ cực….Hội Thánh đã tạo nên ngôi trường Trung Học Lê Văn Trung này để tiếp tục học hành, khỏi bị gián đoạn vì chi phí và trường xa…
Nhờ Ban Giám Đốc, quí Giáo Sư, giáo viên nam nữ gắng công đào tạo học sinh Trung Học Lê Văn Trung tiến triển tốt đẹp. Mỗi năm đều có một số thành tài giữ cương vị quan trọng trong xã hội….Giá trị là điều hãnh diện cho Hội Thánh, cho phụ huynh học sinh” (TT53, tr.7-8).
Nhớ lại ngày mồng 3 tháng 5 Aát Mùi, Đức Hộ Pháp đến dự lễ phát thưởng và ban lới huấn dụ cho ban Giáo chức Đạo Đức Học Đường như sau :
.
“Phương pháp hay hơn hết là nơi các con làm thế nào dung hoà hai nền văn minh ấy (tức Aâu - Á).
Bần Đạo đi quan sát ở Đài Loan, ở Nhật, ở Triều Tiên rồi, mới cân coi phương pháp họ đã cải tổ nền văn minh của họ thế nào và họ đã dìu đường cho hàng thanh niên của họ về phương pháp học thức thế nào. Bần Đạo ngó thấy cái hay của họ là những điều chi ở ngoài họ để ngoài, với hàng rào kín đáo; cái chi ở trong giữ gìn đáo để kỷ lưỡng ở trong…
Duy có một điều quý hoá hơn hết mà Bần Đạo lấy làm sung sướng thấy đặng là cả phong hoá văn hiến cổ truyền họ vẫn giữ. Họ bảo thủ nó tồn tại, hiển nhiên không cho ngoại lai xâm phạm” (TT99, tr.2-3).
6. Lễ phát thưởng học sinh Đạo Đức Học Đường năm 1974 :
Vào lúc 09 giờ ngày mùng 9 tháng 4 năm Giáp Dần (DL, 5/1974), Ngài Thượng Đầu Sư Thượng Sáng Thanh đã đến Đạo Đức Học Đường chủ toạ Lễ bãi trường và phát thưởng cho những học sinh ưu tú niên khoá 1973-1974. Cùng đi với Ngài Thượng Đầu Sư có phái đoàn Hội Thánh gồm quý Ngài Bảo Đạo HTĐ. Hiến Đạo HTĐ, hai Ngài Thái và Ngọc Đầu Sư, Ngài Qu.Thượng CPS, Qu. Nữ Chánh Ps. Ngài Chơn nhơn Phó CQ.HT.PT. cùng quý CS Hiệp thiên, Cửu trùng, Phước thiện lưỡng phái. Về phần chánh quyền có Phó Tỉnh trưởng Hành chánh đại diện Đại tá tỉnh trưởng Tây Ninh, Ông Thanh tra trung học vùng III cùng quý giáo chức, Ông phó Viện trưởng Viện Đại học Cao Đài, Gs. Mã Thành Công.
Khởi đầu buổi lễ, lễ chào Quốc kỳ và Đạo kỳ,một phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn Đức Hộ Pháp cũng như quý chức sắc, quý ân sư quá cố đã hy sinh cho Đạo Đức Học Đường. Kế đến ông Phụ tá Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc, tiếp theo một học sinh đại diện cho hơn bốn ngàn học sinh Đạo Đức Học Đường đọc diễn văn bày tỏ lòng tri ân Hội Thánh và Chánh quyền, học sinh nàycũng đã nói lên lòng biết ơn của toàn thể học sinh đối với Đức Hộ Pháp, người đã hy sinhtất cả tâm chí tạo dựng ngôi trường, đào tạo những trang tài đức phục vụ cho quốc gia dân tộc và Đạo pháp, tạo những người công dân biết yêu quê hương và quí chuộng đạo nghĩa…
Sau cùng, Ngài Thượng Đầu Sư ban huấn từ, Ngài để lời khen ngợi tất cả học sinh Đạo Đức học Đường, niềm ao ước là đặt kỳ vọng vào các em cháu học sinh ráng cố gắng học hành để sau này trở nên những bậc nhânt ài có đầy đủ đạo đức phục vụ cho quốc gia và Đạo pháp. Ngài cầu nguyện ơn trên và Đức Hộ Pháp hộ trì cho các em cháu học sinh được sáng thông trí tuệ học tập.
Sau đó Hội Thánh, quý quan khách phát tượng trưng một ít phần thưởng, những phần thưởng còn lại được thầy cô phân phát sau, xem kẽ chương trình lễ phát thưởng có phần văn nghệ do các em học sinh trình diễn giúp vui.
Trường Đạo Đức Học Đường đã hoạt động gần hai thế hệ, đủ để vườn ươm lên cây và trổ hoa trái, truyền bá ánh sáng văn hoá và giáo lý Đạo Cao Đài không những cho 19 phận Đạo mà còn cho học sinh các tỉnh về đây tá túc học tập. Bao nhiêu cảm tình bấy nhiêu hoài niệm trường cũ đã chất chứa trong tâm qua bao thế hệ học sinh. Có dịp đi qua trường lòng ai không rào rạt nhớ từng mái tranh góc lớp, gợi lên những bộ mặt chất phát thân thương. Ôi! Ngày ấy còn

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...