Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

FM974 :Melbourne :Bắc Hàn: Kinh Tế Phá Sản - Chủ Tịch Kim Jong Un Nhìn Nhận Thất Bại

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 19/04/2021


          Cảm tưởng chế độ đang bị chống đối lan rộng đã làm Bình Nhưỡng phải cho áp dụng một sự kiểm soát nghiêm nhặt tuyệt đối trong khi nền kinh tế của Bắc Hàn có cơ may phá sản, vốn đã què quặt từ nhiều năm qua. Lời loan báo vận động viên, lực sĩ nước này sẽ không tham gia vào cuộc tranh tài thế vận hội mùa Hè Đông Kinh ở Tokyo năm nay đã làm cho cả hai nước Đại Hàn và Nhật Bản thất vọng. 

     Chánh phủ Đại Hàn hy vọng cuộc tranh tài này sẽ được xem là dịp may tái lập lại sự liên hệ với phương Bắc dù họ đã cố gắng nhiều cách trong mấy năm qua. Với Nhật Bản, họ lo ngại việc này sẽ tạo ra một tình huống nguy hiểm, nếu có nhiều quốc gia khác cũng có quyết định tương tự với lý do sợ nạn đại dịch Vũ Hán Covid. Quyết định của Bắc Hàn tuy nhiên, không có gì gây “sốc”, việc này chỉ là một mảnh nhỏ của cái tảng băng rắc rối đã nổi lên mặt nước trong những tháng gần đây.

    Trên hết, là nạn đại dịch Vũ Hán, đã làm cho gần hết các cửa ngõ buôn bán xuyên qua biên giới đóng kín và để lộ một hệ thống y tế thiếu kém, không đủ hiệu lực đối phó với sự lan rộng của vi trùng mặc dù Bình Nhưỡng đã cố tình che đậy. Sau đó là tình trạng kinh tế đã què quặt bởi sự quản trị thất bại của họ và sự chế tài, cấm vận quốc tế, đã làm sụt giảm, thiếu hụt số lượng lợi tức ngoại tệ quý giá mà chế độ cần có. Cái hình ảnh thấy ít hơn nhưng nguy hiểm nhất là sự lan truyền cảm tưởng chống chế độ, buộc Bình Nhưỡng phải mở cuộc vận động học tập ý tưởng trung thành tuyệt đối và xiết chặt sự kiểm soát dân chúng trong nội địa, ngỏ hầu loại trừ sự phản kháng có thể xảy ra. Những điều này, tự chế độ xác nhận một cách rõ ràng một khi đảng cầm quyền, đảng “Korean Workers” công khai nhìn nhận sự thất bại của họ trong kỳ họp đại hội vào tháng Giêng. 

    Ngày 7 tháng 4, Kim Jong Un, lãnh tụ tối cao lên tiếng cho biết đảng cầm quyền đang đối mặt với một tình thế xấu tệ nhất mà họ phải vượt qua vô số những thử thách chưa có tiền lệ. Trong lời bế mạc đại hội đảng, Kim Jong Un lo ngại chế độ sẽ mất đi tình cách hợp pháp đối với người dân Bắc Hàn, Kim kêu gọi mọi đảng viên phải phát động một cái “Arduous March” khác (chữ này dùng tuyên truyền cho việc đứng sau lưng lãnh tụ và đoàn kết quốc gia) như đã dùng trong thời kỳ người dân chống chọi sống còn trước nạn đói giữa những năm 1990. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Hàn dù cố che đậy nhưng cũng đành đưa ra những bằng chứng khan hiếm và hư hại trong các khu vực then chốt của nền kinh tế, cắt giảm mọi thứ phụ tùng và các thứ cần cho nhà máy hay cơ xưởng. Nhà máy phân bón hóa học lớn nhất ở Hamhung và Anju không còn hoạt động hửu hiệu, vì vậy nhà nước đành phải tìm cách lấp chổ trống thiếu hụt bằng cách vận chuyển thứ phân bón khác mà họ gọi là “phân bón nông thôn”, một cách gọi của “phân người” tới các nông trường tập thể. Thêm vào đó, Bắc Hàn đang ở trong tình trạng khan hiếm nhiên liệu và điện cần cho nhà máy, máy móc hư hại một cách trầm trọng.

    Nhà nước đã cắt giảm thời hạn quân dịch từ 10 năm xuống còn 7 hay 8 năm vì quân lính không có đủ thực phẩm, theo tờ Daily NK, việc này xác nhận hiện tình thảm hại bên trong bức màn sắt Bắc Hàn, số quân lính mản hạn sớm được điều động tới làm việc tại các khu hầm mỏ và xưởng máy. Đường phố có quá nhiều người đi ăn xin (ăn mày), nhiều người chết từ đói tại các vùng gần biên giới, không có xà bông, kem đánh răng và cả pin, không có mấy cục pin cở AA thì nhà không biết giờ giấc nữa vì đồng hồ không chạy. Tại kỳ đại hội đảng tháng Giêng, Kim Jong Un và đám lãnh tụ bật đèn hiệu cho một phần chính sách thối lui từ thị trường vừa cho phép xả hơi buôn bán lặt vặt, trở lại với kế hoạch nhà nước làm chủ hay là quốc doanh cùng lúc với việc kiểm soát số người vượt biên giới, thâm nhập tin tức cũng như ý tưởng từ thế giới thù địch ngoài nước, phần lớn từ Trung cộng. 

    Theo giới quan sát thời cuộc về Bắc Hàn, sự tác động của nạn đại dịch Vũ Hán cũng đã làm xã hội kiệt quệ nhiều mặt, các chuyện gia y tế bác bỏ chuyện nhà nước tuyên bố không có một trường hợp bị nhiễm nào và đã có bằng chứng là chế độ này đang khủng hoảng tinh thần vì con vi trùng Vũ Hán ngày càng lan rộng khắp cả nước. Một sĩ quan cao cấp của Hoa Kỳ, đóng tại vùng “phi quân sự DMZ” ở Đại Hàn, thường xuyên phối hợp kiểm soát tại khu an ninh, nơi lính Bắc Hàn thường đi tuần tiểu cho biết, mấy lúc gần đây, đám lính này ít khi xuất hiện, khi họ ra khỏi khu doanh trại, họ mặc toàn là bộ quần áo phủ toàn người màu cam, và đã không còn mặt chạm mặt với quân lính Hoa Kỳ hay Đại Hàn như thường ngày.  Bắc Hàn ký hợp đồng nhận thuốc chích ngừa Covid 19 từ tổ chức WHO nhưng chưa chịu cho phép nhân viên quốc tế nhập cảnh. Ủy ban giám định Y tế LHQ nói rằng, chế độ này tập trung vào dự án mà họ gọi là “con voi trắng – white elephant” như xây cất bệnh viện làm kiểu làm dáng tại Bình Nhưỡng. 

    Mặt khác, một số quốc gia Phi châu vốn đã là khách hàng mua vũ khí của Bắc Hàn và thuê mướn công nhân người nước này, gồm cả bác sĩ, kỹ sư và công nhân xây cất cũng đã chấm dứt hợp đồng vì áp lực chế tài của LHQ bắt đầu cuối năm 2017. Các quốc gia như Namibia, Uganda, Angola và Guinea cắt dứt mọi nguồn tiền bạc về Bắc Hàn, làm Kim Jong Un tức giận phóng hỏa tiễn hăm dọa, cho hành động của họ là một sự phản bội. Một số lớn trong số 35 ngàn công nhân Bắc Hàn làm việc từ Nga Sô tới vùng vịnh Ba Tư, đã từng mang về cho chế độ Bình Nhưỡng số tiền khá lớn, đã rời khỏi các nơi này trong vòng 2 hay 3 năm nay, theo tin từ những người Bắc Hàn đào thoát, họ là những người làm ở các khu xây cất, cơ xưởng, nấu nướng và bồi bàn tại các nhà hàng, cũng theo những người đào thoát, tất cả ngoại tệ kiếm được này đều lọt vào tay của Kim Jong Un và ông ta xài nó khi nào ông ta thấy thích. 

    Giới chuyên gia quan sát thời cuộc cho biết, đừng mong là Kim Jong Un sẽ từ bỏ quyền lực, bất chấp áp lực, càng ngày càng căng thẳng hơn, Kim luôn nghĩ là ông ta nắm giữ chìa khóa cho giải pháp hóa giải và không cần phải thương thuyết bàn thảo. Kim Jong Un tiếp tục “trò chơi câu giờ” và tin vào Trung cộng sẽ giữ Kim và ngôi vương của mình. 

    Việc rút khỏi cuộc tranh tài Thế vận hội 2021, Kim luôn luôn thay đổi tính toán, kể từ khi Nhật Bản và Đại Hàn thật sự mong muốn Bắc Hàn tham dự, Kim biết và tuyên bố không tới nhưng, như đã xảy ra từ trước, Bắc Hàn có thể đổi ý vào  giờ phút chót, đổi lại nếu họ có được gì đó. 


Thuyên Huy

Thứ hai 19.04.21 

*Theo Asia Times & Tokyo Business Today

🌸🌸🌸🌸🌸🌸


1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...