Mới đây một loài hoa lạ, được gọi là ƯU ĐÀM HOA, xuất hiện tại cửa sắt ra vào của Bửu tháp Đức Bà Nữ Đầu Sư HƯƠNG NHÌN tại Tòa Thánh Tây Ninh, đã gây sự chú ý tìm hiểu của nhiều người đến xem. Vậy Ưu Đàm Hoa là loại hoa gì?
1- Ưu Đàm Hoa là gì?
Ưu Đàm Hoa được cho là giống hoa ưu đàm đặc biệt đã được ghi chép trong Kinh nhà Phật, cho rằng 3.000 năm hoa mới xuất hiện một lần.
Loài hoa trắng tinh khiết, hình dáng như quả chuông tí hon được cho là hoa ưu đàm.
Những năm gần đây, không ít người dân xôn xao về một loại hoa màu trắng tinh khiết, có hình dáng tựa như những chiếc chuông tí hon nhỏ xíu, cánh mỏng manh thường xuất hiện trên những pho tượng lớn, hầu hết là tượng Phật tại nhiều ngôi chùa trên khắp thế giới. Người ta cho rằng, đây chính là Ưu Đàm Bà La Hoa cực kỳ quý, phải may mắn lắm mới có thể thấy hoa xuất hiện bởi 3.000 năm mới ra một lần.
Năm 1997, những bông hoa ưu đàm đầu tiên được tìm thấy tại một ngôi chùa Phật giáo tại Hàn Quốc. Điều đáng chú ý là 24 bông hoa nhỏ bé lại mọc trên… ngực bức tượng đồng - vàng Phật Như Lai, mỗi bông chỉ dài hơn 0, 2 cm. Hoa có màu trắng tinh khôi, cánh rất nhỏ và mỏng manh như pha lê, đôi khi mang mùi hương nhẹ nhàng, và phải nhìn rất kỹ mới nhận ra đây là một loại hoa chứ không phải vết bẩn bụi, hay loại nấm bùn.
Thời điểm ấy, người ta đồn rằng đây chính là hoa Ưu Đàm Bà La Hoa – loài hoa trên tiên giới chỉ xuất hiện sau 3000 năm, bởi lẽ chúng mang hình dáng rất giống nhau, số lượng hoa cũng giống như nhau (24) dù ở nơi cách xa ngàn dặm. Vì vậy, những bông hoa kỳ lạ xuất hiện thu hút sự chú ý của hàng trăm hàng ngàn người dân từ nhiều nơi tới để chiêm ngưỡng sự kiện hiếm hoi đôi khi huyền diệu này.
Nhiều thời gian sau, loài hoa này liên tục khai nở ở các ngôi chùa tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Úc, Pháp,… Đặc biệt, năm 2012 , hoa ưu đàm xuất hiện tại một số tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam khiến người dân tò mò đổ xô đi xem, thậm chí có người còn nhìn thấy ánh hào quang tỏa ra từ loài hoa này. Tuy nhiên, hoa ưu đàm không chỉ mọc trên tượng phật mà còn được tìm thấy trên các thanh sắt, khung cửa sổ, đá ẩm ướt, cửa nhôm,…hầu hết là những nơi tôn giáo. Rất lạ là ở điểm đó.
Ưu Đàm Hoa nguyên bản trong kinh Phật:
Ưu Đàm Hoa (tiếng Phạn là: uḍumbara), theo Phật giáo đây là hoa của cây sung (Ficus racemosa). Trong kinh điển Phật giáo và Vệ Đà, đây là một loài hoa hiếm hoi và mang lại điềm lành.
Trong kinh văn Phật giáo: Ưu Đàm Hoa xuất hiện trong các chương 2 và 27 của “Diệu pháp liên hoa kinh”, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được đức Thích Ca Mâu Ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.
Kinh Phật có ghi chép Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Sung (udumbara). Ví như cây Bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)...; Những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác.
Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa
Theo sách Huệ Lâm Âm Nghĩa ghi, “Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.”
Các bản dịch của Kinh tập sang tiếng Anh dịch udumbara (hay udumbaresu/udumbaro) trong tiếng Pali thành “fig tree”.
Còn trong Kinh Vô Lượng Thọ đã ghi chép rằng loài hoa Ưu Đàm rất hiếm khi xuất hiện. Nguyên văn:
“Này A Nan! Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần manh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện, lời hỏi hôm nay của ông lợi ích rất lớn.
Trong Kinh Pháp Hoa, hoa Ưu Đàm cũng được nhắc đến trong kinh Pháp Hoa, như minh chứng sự hiếm hoi trổ hoa để mừng đức Phật là sự kiện hy hữu.
Như hoa Ưu đàm
ai cũng ưa thích,
đến như chư thiên
cũng thấy hiếm có,
vì lẽ thỉnh thoảng
mới trổ một lần.
[Trích Kinh Diệu Pháp Liên Hoa]
(Trích tài liệu sưu tầm)
2- ƯU ĐÀM HOA XUẤT HIỆN TRƯỚC BỬU THÁP BÀ NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG NHÌN TẠI TÒA THÁNH TÂY NINH.
Bửu tháp Đức Bà Đầu Sư Hương Nhìn.
Mới đây, một loài hoa gọi tên là Ưu Đàm Hoa bất ngờ xuất hiện tại cửa sắt khóa ra vào của Bửu Tháp Bà Nữ Đầu Sư Hương Nhìn, bên vườn hoa cạnh Đền Thánh Tòa Thánh Tây Ninh. Hoa giống hệt như Từ Đàm Hoa của Phật Giáo. Hoa mọc bên dưới thanh cửa sắt ra vào Bửu Tháp, ngang với chữ SƯ (NỮ ĐẦU SƯ), nhìn thật kỹ mới thấy rõ. Người viết có đến chứng kiến, xem và chụp ảnh. Nhìn hình dáng của hoa và mẫu hoa Từ Đàm trong tài liệu Phật giáo không khác tí nào, kể cả kích thước và số lượng hoa chung trong nhóm. Tác giả có sờ hoa xem thì cảm nhận họa rất linh động, rắn chắc không phải như vài tài liệu diễn dịch sai lệch cho là chỉ là một loài nấm. Hoa mọc dưới thân cây sắt trong mùa nắng khô vẫn tươi tắn long lanh thì không thể nói hoa sống bằng đất bùn được. Điều lạ là ở điểm đó.
Ưu Đàm Hoa tại cửa Bửu Tháp Bà Nữ Đầu Sư Hương Nhìn
Cũng được biết: Đức Bà Nữ Đầu Sư HƯƠNG NHÌN (thế danh là Huỳnh Thị Nhìn), Phó Chưởng Quản Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, đặc trách Nữ phái, vị Chức sắc cao cấp rất được toàn đạo kính trọng. Vào lúc 20 giờ ngày 29/11/2011 (âl.mùng 5 tháng 11 Tân Mão) Bà trãi qua ba ngày lâm trọng bệnh, sức khỏe yếu dần, Hội Thánh cho thiết lễ cầu hồn hấp hối, sau đó, vào lúc 20 giờ 30 phút, khi Đồng Nhi tụng kinh hấp hối vừa xong thì Đức Bà nhẹ nhàng thoát xác, qui Tiên. Hưởng Thượng thọ 86 tuổi.
Thánh lễ đạo tang được Hội Thánh ban hành vào ngày Thứ Tư (30/11/2011). Theo luật lệ của Đạo, toàn Đạo chịu lễ tang, và Thánh hài Đức Bà Nữ Đầu Sư đã được đặt vào một Liên Đài. Hội Thánh làm lễ nhập mạch tại Nữ Đầu Sư Đường ngày 30/11/2011. Ngày hôm sau Liên Đài kỵ long mã tới Báo Ân Từ để hành lễ tế Điện, tiếp tục ngày kế tiếp, Liên Đài kỵ long mã đến Đền Thánh hành lễ và tuyên dương công nghiệp hành Đạo; và Bà được yên nghỉ tại Bửu Tháp từ đó đến nay.
Sự xuất hiện Ưu Đàm Hoa tại Bửu Tháp Đức Bà Nữ Đầu Sư HƯƠNG NHÌN có lẽ là một điềm báo linh hiển đang được toàn đạo lưu ý, trân kính, trong niềm tin tưởng là Ơn Trên cho biết Đức Bà đã đạt Phật vị.
Thật huyền diệu thay loài Ưu Đàm Hoa!
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm và viết thêm____________________________
Ước gì được nhìn thất hoa Ưu đàm nở một lần nữa
Trả lờiXóa