Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

FM974 Melbourne :Miến Điện: Quân Đội Và Quyền Lợi Không Dễ Từ Bỏ

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 26/04/2021

          Quân đội Miến đảo chánh, lật đổ chính quyền dân chủ do người dân bầu lên, đã bị dân chúng nổi dậy biểu tình chống đối  và đình công liên tục, trên cả nước trong ba tháng qua, hơn 700 người gồm cả trẻ con, mới lên 5 bị bắn chết bởi quân lính và cảnh sát Miến. Hàng ngàn người, trong số họ không chỉ là các chính trị gia, các người hoạt động xã hội và ký giả mà còn có những ca sĩ nổi tiếng, tài tử điện ảnh và nghệ sĩ bị bắt giam vì đủ thứ tội, nền kinh tế trên đà lụn bại, các cơ sở tài chánh và đầu tư ngoại quốc đang tìm cách rút lui khỏi nước. 

     Những việc này tưởng chừng theo lẽ thường, đủ để đánh sập chính quyền do quân đội dựng lên, do một cuộc chống đảo chánh khác hay hành động nào đó của một nhóm tướng lãnh, khi toàn thể dân chúng hoàn toàn chống lại, nhưng chuyện này lại không xảy ra ở Miến, thay vì vậy, quân đội và lực lượng cảnh sát trung thành dường như cương quyết làm bất cứ cái gì làm được để giữ chính quyền mà họ vừa dựng lên. Cho tới lúc này, chưa có dấu hiệu gì cho thấy có sự rạng nứt hay chia rẽ trong hàng ngủ quân đội, ngoại trừ một số nhỏ cảnh sát viên bỏ chạy tỵ nạn tới những vùng quân sắc tộc ly khai kiểm soát gần biên giới Thái Lan hay vượt vào phía đông bắc Ấn Độ. 

   Điều giải thích đơn giản mà giới phân tích an ninh thế giới đưa ra là, quân đội Miến, hiện có tên gọi Tatmadaw, là một lực lượng chiến đấu mãnh liệt chống trả những phản kháng chính trị và các nhóm quân sắc tộc ly khai trong hơn 70 năm. Cuộc nội chiến ở Miến xảy ra sau khi nước này giành được độc lập từ tay Anh quốc năm 1948, trước đó quân đội do người hùng Aung San thành lập đã chiến đấu bên cạnh quân Nhật chống Anh quốc và tiếp đó lúc thế chiến thứ hai chấm dứt, lại liên kết với Anh quốc chống lại quân Nhật. 

    Rồi Aung San bị ám sát và cái huyền thoại “30 đồng chí”, những người đã theo ông ta qua Nhật để được huấn luyện quân sự trước khi Nhật xâm lăng Miến năm 1942, chỉ ba người còn ở lại với quân đội Miến trong những năm 1950, gồm cả tướng tổng tư lệnh Ne Win, người cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1962, chính quyền toàn quyền quân phiệt nắm quyền từ đó. Cũng từ những năm 1950, cuộc nội chiến tại Miến bùng nổ ít hay nhiều, nhóm sắc tộc ly khai Karen National Union (KNU) và đảng Cộng sản Miến (CPB) bị đuổi ngược vào các vùng hẻo lánh, do những rối loạn chính trị đó, đưa đến việc thành lập một chính quyền chuyển tiếp do Ne Win lãnh đạo, Ne Win cầm quyền từ 1958 cho tới 1960. Thay vì đánh dẹp quân ly khai Ne Win và lực lượng dưới quyền, sư đoàn đệ tứ dùng hết thời giờ vào cuối những năm 1950 tạo dựng một địa bàn quyền lực, một đế chế thương mại cho riêng mình, đây là cái đế chế mà cho tới ngày hôm nay vẫn còn là trung tâm điểm đáng nói. Ne Win cũng thiết lập một định chế có tên Học Viện Dịch Vụ Quốc Phòng (DSI), học viện này kiểm soát toàn bộ các lảnh vực kinh tế Miến, có riêng một hệ thống bán lẻ tại Ngưỡng Quang và các nơi khác, kiểm soát việc nhập cảng than đá dùng cho đường hỏa xa, nguyên liệu điện năng và hệ thống vận chuyển nước dùng trong nội địa.

    DIS còn làm chủ một hệ thống vận chuyển đường biển, hảng tàu Five Star Line và ngân hàng do người Anh làm chủ, đổi tên là Ava Bank, một tờ báo the Guardian, một nhà xuất bản, đồng thời từ một quân đội nhỏ chừng 2000 lính năm 1949 đã ngày càng mạnh, lớn hơn, trong năm 1950, lực lượng quân đội của Ne Win có hơn 40 ngàn lính dưới quyền, quân đội trở thành một quốc gia trong một quốc gia, các cộng đồng thương mại cũ phần lớn của Ấn Độ và Trung cộng, bị tịch thu tài sản và cơ xưởng đã rút hàng trăm ngàn đô la ra khỏi Miến. Sau khi quân đội nước Shan “Shan state army” thành lập năm 1964, con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của Miến đã làm cho nền kinh tế Miến sụp đổ, thị trường chợ đen với nước láng giềng Thái Lan bắt đầu lớn mạnh. 

    Ne Win và người của ông ta duy trì quyền lực cho tới sau biến cố, đàn áp và thãm sát sinh viên biểu tình năm 1988, đưa đến việc thay quyền cho một nhóm sĩ quan trẻ hơn, huyền thoại của Ne Win cuối cùng tan biến năm 2002 khi ông ta chết và thân nhân ông ta bị bắt vì bị cáo buộc âm mưu đảo chánh chính quyền quân đội lúc bấy giờ, nhưng mô thức Ne Win sáng lập ra xem ra vẫn còn sống cho tới ngày nay. Quân đội đã trở thành giai cấp lãnh đạo, thụ hưởng, vui sống với những đặc quyền đặc lợi, họ có trường học, bệnh viện riêng và rất hiếm có ai không phải là giai cấp này mà được giữ chức vụ béo bở hay việc làm tốt trong chính quyền. Cái gọi là tân quân đội hiện nay hình thành sau năm 1962 trong đó có các sư đoàn Light Infantry, đã hành động bạo tàn sắt máu khi đánh nhau với quân ly khai và đàn áp các phong trào dân sự tại các vùng nông thôn như họ đã làm năm 1988 và một lần nữa cũng chính cái tân quân đội này đã làm cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 2 vừa qua.

    Cũng như vậy, tư tưởng của bản tuyên bố Ne Win năm 1958 và cuộc đảo chánh năm 1962 đã không bị ruồng bỏ, giờ chỉ thay đổi hình thù: quân đội nên có, không những vai trò quốc phòng mà có cả trong hoạt động xã hội, chính trị và kinh tế. Gần như bà Suu Kyi đã cố tình hạn chế thách thức quyền lực chính trị và kinh tế của Tatmadaw (quân đội Miến) trong suốt nhiệm kỳ đầu của chính quyền dân chủ nhưng đảng NLD của bà lại thắng lớn trong kỳ bầu cử tháng 11 rồi, cuộc bầu cử mà nhóm đảo chánh cho là gian lận nhưng không đưa ra chứng cớ, đã cho bà cái quyền hạn mạnh hơn, thúc đẩy thêm nhiểu thay đổi dân chủ. 

    Nhóm tướng lãnh cao cấp Miến cũng lo sợ việc tái khởi tố lại số nhiều tội phạm hình sự mà họ dính líu, tất cả sĩ quan cao cấp của Tatmadaw biết rõ nơi nào mà những bộ xương của người chết đã chôn từ các lần thãm sát trong quá khứ, cả những vùng dân sắc tộc thiểu số và hiện nay tại những vùng phụ cận thành phố nơi là nhà ở của nhóm người trung lưu. Nhưng bên cạnh các lo sợ đó, những ích lợi, đặc quyền kinh tế và quyền lực có được từ đó đến giờ là yếu tố chính mà nhóm Tatmadaw nhất quyết nắm chặt tay nhau, không phải vì yêu tổ quốc hay vì đã chiến đấu gian khổ trong chiến trận. 

    Đó, chính là cái chính và thực tế giải thích lý do tại sao, người ta không tìm ra một sự rạng nứt nào trong quân đội Miến, bất chấp bạo tàn, vô nguyên tắt, hành động theo luật rừng, dường như mệnh lệnh đã được truyền xuống cấp dưới bởi sĩ quan chỉ huy và được thi hành một cách tuyệt đối của đội quân dưới quyền. 

Thuyên Huy

Thứ hai 26.04.21 

*Theo Asia Times 

🌸🌸🌸🌸

Xem CCTG 19/4/2021

1 nhận xét:

SE LẠI ĐƯỜNG TƠ, TÌNH NGĂN ĐÔI BỜ-- Thơ Ngoc Ánh và Thơ Họa

SE LẠI ĐƯỜNG TƠ   Nhớ thuở mình chưa quen biết nhau Làm sao em hiểu bởi vì đâu Cơ duyên nào khiến cho tình đến Em cũng vì ai bỏ nỗi sầu Anh ...