Trang phục truyền thống Á Đông có nguồn gốc từ cổ xưa và được lưu truyền, bảo tồn và duy trì cho đến ngày nay. Nhật Bản có kimono. Hàn Quốc có hanbok. Việt Nam có áo dài. Tuy trang phục truyền thống không còn là thường phục nhưng chúng vẫn xuất hiện trong những sự kiện trang trọng hay lễ hội đặc biệt.
Trên khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, mọi người đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình trong những sự kiện đặc biệt như: ngày Tết, đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp,… Mỗi bộ quần áo đều có nét độc đáo và màu sắc riêng, kết với các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp, bộ trang phục nào cũng thể hiện nét tinh tế, thanh lịch riêng của mình.
Kimono
Trang phục Kimono của người Nhật Bản
Kimono theo tiếng Nhật nghĩa là trang phục để chỉ chung tất cả các loại quần áo nhưng trải qua những thăng trầm, biến cố trong lịch sử, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về quốc phục của người Nhật.
Không phải người nào, lứa tuổi nào, tầng lớp xã hội nào cũng mặc Kimono như nhau mà sẽ có sự phân biệt theo tuổi tác, tầng lớp xã hội và thậm chí theo từng mùa. Và để có được bộ Kimono hoàn thiện như ngày nay là cả một quá trình thay đổi qua 5 giai đoạn khác nhau trong lịch sử Nhật Bản để phù hợp với nền văn hóa của từng giai đoạn đó. Đó là Kimono theo thời kỳ Heian (794-1185), thời kỳ Kamakura (1192-1333), thời kỳ Edo (1603-1868), thời kỳ Meiji (1868-1912) và thời kỳ Showa (1926-1989).
Kimono gồm có 4 mảnh chính: hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh làm thành tay áo. Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp.
Kimono có thể được trang trí bằng các hoa văn thêu hoặc nhuộm. Có hai cách tạo màu sắc, hoa văn cho Kimono. Thứ nhất là sử dụng vải Tsumugi dệt từ những sợi nhuộm màu khác nhau và Tsumugi Kimono khi may xong sẽ có luôn cả màu sắc lẫn hoa văn. Thứ hai là Kimono may từ vải trắng với tên gọi là Iromuji Kimono, sau đó mới đem vải trắng đi nhuộm và vẽ hoặc thêu họa tiết lên trên (theo unitravel).
Với sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong thiết kế, mỗi bộ Kimono được xem là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và trở thành biểu tượng của Nhật Bản ngày nay.
Hanbok
Trang phục Hanbok của người Hàn Quốc.
Hanbok Hàn Quốc – 한복 (hanbok), nghĩa là “Hàn phục”, chỉ bộ trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong kuko sajeon (Từ điển Quốc ngữ) của Hàn Quốc thì Hanbok là “trang phục truyền thống của Hàn Quốc”, ra đời trong thời đại Joseon.
Thời xưa khi tình trạng phân chia giai cấp còn nặng nề thì ở Hàn Quốc, chất liệu và màu sắc, hoa văn của trang phục chính là căn cứ phân biệt tầng lớp xã hội.
Hanbok của tầng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông đơn thuần. Hiện nay thì chất liệu phổ biến cho Hanbok là vải gai, bông, muslin, lụa và satin.
Hoa văn trên Hanbok cũng thường thiên về các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng như rồng phượng, có thể là in chìm trên nền vải lụa, satin, gấm,… hoặc thêu tay đủ các hình thù rất cầu kỳ và tinh tế. Một họa tiết cũng khá phổ biến trên Hanbok là hình tròn âm dương, hoặc hình tròn chia làm ba phần với ba màu cơ bản là đỏ, vàng và lam. Mỗi màu sắc và hoa văn lại ẩn chứa một ý nghĩa nhất định, nhưng có thể khái quát lên rằng đó chính là mong muốn hòa nhập với thiên nhiên, có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc và ước muốn chung sống với nhau một cách hòa bình giữa các quốc gia.
Hanbok toát lên vẻ đẹp kín đáo, e lệ của phái đẹp xứ Hàn và nét đứng đắn của phái nam. Hanbok được thiết kế nhiều lớp và kín đáo cũng là để phản ánh tư tưởng của người Hàn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo mà tuân theo lễ nghĩa nghiêm ngặt, trong đó bao gồm cả việc ăn mặc.
Hán phục của người Trung cộng.
So với kimono, hanbok, hay áo dài, trang phục truyền thống của Trung cộng lại vắng bóng một cách rõ rệt trong những dịp đặc biệt tại quốc gia này. Trang phục truyền thống của Trung cộng có nguồn gốc từ dân tộc Hán và chiếm đa số nhưng lại không có vị trí trong xã hội giống như quốc phục của các quốc gia khác trong khu vực.
Thay vào đó, trang phục được mặc trong những dịp đặc biệt của người Trung cộng lại là xường xám, hay còn được gọi là sườn xám. Chiếc váy này được biết đến với cổ áo cao (cổ tàu) và đường xẻ dọc hai bên đùi. Xường xám là trang phục bản địa của người Mãn Châu, từng thống trị Trung cộng vào thời nhà Thanh.
Trang phục truyền thống của người Hán là Hán phục nhưng họ đã lấy trang phục của người Mãn Châu làm trang phục truyền thống của mình. Hiện Hán phục được trưng bày trong các thư viện và vẫn còn in đậm trong tâm trí một số thợ may truyền thống. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng thay đổi do các nhà thiết kế ở Trung cộng và nước ngoài thực hiện một cuộc cách mạng thầm lặng.
Người Trung cộng đang dần lấy lại sự quan tâm đến quốc phục của quốc gia mình; Hán phục đặc trưng bởi sự riêng biệt giữa phần áo bên trên và phần váy quấn quanh bên dưới. Ve áo luôn chồng lên nhau từ trái qua phải, không bao giờ ngược lại, và chỉ sử dụng dây buộc, không cài cúc hoặc khóa kéo. Đường may ghép nối được thực hiện ở phần sống lưng, không có đường may ở phần vai (nối giữa cầu vai và tay áo) và hiếm khi có đường may ngang chiếc váy.
Với những quy tắc cụ thể như vậy, không có gì ngạc nhiên khi rất khó để tìm thấy một bộ Hán phục đích thực. Nhiều chi tiết kỹ thuật của bộ Hán phục nguyên bản bị mất hoặc không còn được lưu truyền sau nhiều năm cai trị của người Mãn Thanh và sự tiếp quản của Đảng cộng sản Trung cộng.
Kể từ khi cai trị, Trung cộng yêu cầu mọi người mặc quân phục, cấm các kiểu trang phục truyền thống, cấm cả xường xám. Các giá trị văn hóa và phong tục từ bao đời truyền lại đều bị coi là “tư tưởng phong kiến” và bị chỉ trích. Do vậy, tất cả những gì còn lại của Hán phục là những thứ hiện đại.
Trên Internet, các diễn đàn thiết kế khôi phục lại Hán phục đã phát triển rầm rộ trong những năm gần đây, cho phép các nhà thiết kế chia sẻ ý tưởng và tài nguyên. Tuy không có tổ chức chính thống để nghiên cứu và lưu truyền các bản thiết kế nhưng những người có cùng sở thích, có cùng đam mê và các nhà sản xuất hàng may mặc đang quây quần tụ tập trên các diễn đàn.
Nhưng những quan tâm mới đối với Hán phục này cũng phát sinh những vấn đề riêng. Với việc thương mại hóa, một số bộ Hán phục được trưng bày và bán có thể không phải là hàng thật. Chúng được làm giống như Hán phục hoặc lấy cảm hứng từ Hán phục mà không tuân theo những tiêu chuẩn cốt lõi của một bộ Hán phục truyền thống từ thời cổ xưa.
Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã tổ chức một cuộc thi thiết kế Hán phục quốc tế. Mục tiêu của NTDTV là phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa. Cuộc thi tìm kiếm những thiết kế nguyên bản nhất về mặt lịch sử và có nguồn gốc được xem là đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa qua các triều đại nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh, kéo dài tổng cộng gần 1.000 năm.
Tất cả những bộ trang phục truyền thống này đều phản ánh tư tưởng và tinh thần của người xưa trong may mặc và cuộc sống. Chúng vừa thanh lịch, trang trọng, mềm mại lại thể hiện được văn hóa giao tiếp giữa người với người, cũng như mối tương quan giữa con người và vạn vật. Đây là những di sản xứng đáng được bảo tồn.
Minh Vi
baomai.blogspot.com
DamHo chuyển
Trang phục này rất độc đáo
Trả lờiXóa