Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

VÌ SAO BẠN KHÔNG HẠNH PHÚC


VÌ SAO BẠN KHÔNG HẠNH PHÚC?HÃY ÁP DỤNG "ĐỊNH LUẬT FESTINGER"

Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger đã có một phán đoán rất nổi
tiếng được gọi là “Định luật Festinger”. Theo định luật này của ông
thì 10% của cuộc sống được hình thành từ những việc xảy ra với bạn, và
90% của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của bạn đối
với những việc xảy ra với mình.
Hay nói cách khác, 10% sự việc xảy ra trong đời là bạn không cách nào
kiểm soát được nhưng 90% còn lại đều phụ thuộc vào chính bạn.

* Những cảm xúc tồi tệ, tâm trạng phẫn nộ sẽ không ngừng luân chuyển qua lại:
Trong cuốn sách của mình, Festinger đưa ra ví dụ như sau:
Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo
chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt. Vợ anh sợ đồng hồ
bị ướt nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh tỉnh dậy, lúc tới bàn
lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm chiếc đồng hồ rơi xuống đất và hỏng
mất.
Festinger vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, liền đánh con trai một trận
thật đau, sau đó tức giận hằm hằm mắng vợ một hồi. Vợ anh cảm thấy vô
lý, nói với anh rằng vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy.
Festinger nói đó là chiếc đồng hồ không thấm nước...

Thế là hai người cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận, Festinger không
thèm ăn bữa sáng mà lái xe tới công ty luôn. Nhưng sắp tới công ty mới
nhớ ra mình quên mang cặp, lại lập tức trở về nhà.
Nhưng trong nhà chẳng có ai, vợ đã đi làm con thì đi học, Festinger
lại để chìa khóa ở trong cặp! Không có cách nào vào nhà, anh đành phải
gọi điện cho vợ để lấy chìa khóa.
Trong lúc người vợ vội vã chạy về nhà đã đâm vào một sạp hoa quả ven
đường. Chủ sạp không cho cô đi, bắt phải bồi thường, cô buộc lòng phải
bồi thường một khoản tiền mới được đi.
Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đi trễ 15 phút, bị cấp trên gay gắt
phê bình, tâm trạng lúc này đã vô cùng tồi tệ. Trước khi tan làm, vì
một việc nhỏ mà anh lại cãi nhau với đồng nghiệp một trận nữa.
Người vợ cũng bởi vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng mà mất giải
thưởng chuyên cần cả tháng. Hôm nay con trai tham gia thi đấu bóng
chày. Vốn dĩ cậu bé hy vọng sẽ đoạt giải quán quân, không ngờ vì tâm
trạng không tốt, không phát huy được khả năng nên bị loại ngay từ vòng
một!..

Trong câu chuyện được lấy làm ví dụ này, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10%
chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống, còn một loạt những việc
xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Chính là vì mọi người trong câu
chuyện đều không kiểm soát được mới dẫn tới việc biến ngày hôm đó trở
thành “ngày rắc rối”.

Hãy thử nghĩ, sau khi 10% kia xảy ra, giả sử Festinger không làm như
những gì mình đã làm mà đổi một thái độ khác. Ví dụ, anh an ủi con:
“Đừng quá lo lắng con trai, đồng hồ vỡ rồi cũng không sao, bố mang đi
sửa là được”. Nếu như vậy con trai sẽ vui vẻ, vợ cũng thoải mái, chính
bản thân anh ấy cũng không phiền muộn, vậy thì tất cả những vấn đề sau
đó sẽ không xảy ra rồi.

Có thể thấy, bạn không thể khống chế được 10% trước đó, nhưng hoàn
toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc
phía sau.
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thường nghe những lời ca thán như:
Tại sao tôi lại kém may mắn như vậy, ngày nào cũng gặp phải những
chuyện đen đủi, làm thế nào để tâm trạng tôi tốt hơn một chút, ai có
thể giúp tôi đây?
Đây chính là vấn đề về tâm lý của mỗi cá nhân. Thực ra không ai có thể
giúp bạn ngoài chính bản thân bạn. Nếu như mọi người có thể hiểu và
vận dụng thuần thục “Định luật Festinger” trong cách giải quyết, mọi
chuyện sẽ được xử lý một cách thỏa đáng.

* Hãy đồng cảm, ngưng phàn nàn sẽ giúp bạn tìm thấy hạnh phúc:
Một nhà văn trong chuyến công tác của mình, tình cờ đã nhìn thấy một
chiếc taxi rất đặc biệt. Người tài xế taxi ăn mặc rất lịch thiệp, xe
cũng rất sạch sẽ.
Nhà văn vừa mới ngồi xuống, liền nhận được một tấm thiệp tinh xảo từ
người tài xế, trên đó viết: “Hành khách của tôi sẽ được đưa tới địa
điểm một cách nhanh nhất, an toàn nhất, tiết kiệm nhất bằng một sự
thân thiện nhất".
Đọc xong tấm thiệp, nhà văn cảm thấy thú vị bèn bắt chuyện với người tài xế.
Người tài xế nói: “Xin hỏi, ngài có muốn uống gì không?” Nhà văn ngạc
nhiên: “Không lẽ đi xe khách hàng còn được phục vụ đồ uống sao?”
Người tài xế cười nói: “Đúng vậy, tôi không chỉ có cà phê, còn có
nhiều loại đồ uống khác, hơn nữa còn có nhiều loại báo khác nhau”.
Nhà văn nói: “Vậy tôi có thể uống một ly cà phê nóng được không?”
Người tài xế ung dung rót cho nhà văn một tách cà phê nóng từ chiếc ly
giữ nhiệt bên cạnh. Sau đó lại đưa cho nhà văn một tấm thẻ, trên thẻ
là tên của các loại báo khác nhau và các danh sách chương trình của
các đài phát thanh khác nhau, “Times”, “Sports News”, “Today USA”…
thực sự rất đầy đủ.

Nhà văn không xem báo, cũng không nghe nhạc mà ngồi nói chuyện với
người tài xế. Trong khoảng thời gian đó, người tài xế quan tâm hỏi han
nhà văn, nhiệt độ trong xe đã thích hợp hay chưa, có một con đường gần
điểm đến hơn, nhà văn có muốn đi hay không. Nhà văn cảm thấy vô cùng
ấm áp, thoải mái.
Người tài xế nói với nhà văn: “Thực ra, lúc mới bắt đầu công việc này,
xe của tôi không có sự phục vụ toàn diện như vậy. Tôi giống những
người khác, thích phàn nàn, thời tiết xấu, thu nhập ít ỏi, ùn tắc giao
thông và đường phố lộn xộn, mỗi ngày đều trôi qua rất tồi tệ. Cho tới
một ngày, tôi ngẫu nhiên nghe được một câu chuyện trên đài phát thanh,
làm thay đổi suy nghĩ của tôi. Chương trình radio đó đã mời tới tiến
sĩ Wayne Dyer – bậc thầy truyền cảm hứng, để ông giới thiệu về cuốn
sách mới của mình.
Cuốn sách tập trung giải thích một quan điểm: Ngừng phàn nàn và ngừng
ca thán mỗi ngày, làm như vậy sẽ khiến cho bất kỳ ai cũng đều có thể
đạt được thành công. Ông ấy đã thức tỉnh tôi, cuộc sống tồi tệ trước
đây của tôi thực chất chính do sự phàn nàn không ngừng của tôi tạo
thành. Chính vì vậy tôi đã quyết định thay đổi.

Năm đầu tiên, tôi chỉ đơn giản mỉm cười với tất cả những hành khách
tới với mình, thu nhập của tôi liền tăng gấp đôi.
Năm thứ hai, tôi dùng sự chân thành bày tỏ quan tâm tới vui, buồn,
giận dữ của mỗi một hành khách, đồng thời an ủi họ, thu nhập của tôi
lại tăng lên gấp đôi.
Năm thứ ba, cũng chính là năm nay, tôi đã biến chiếc taxi của tôi trở
thành chiếc taxi năm sao hiếm có ở Mỹ. Ngoài thu nhập được nâng cao,
tôi còn trở nên nổi tiếng, bây giờ nếu muốn đi xe của tôi, khách đều
phải gọi điện đặt trước. Còn ngài là một khách hàng tôi thuận đường
chở".

Những điều người tài xế nói khiến nhà văn vô cùng kinh ngạc. Nhà văn
không ngừng tự suy ngẫm về bản thân mình, thực ra trong cuộc sống
thường ngày, chúng ta vẫn thường xuyên ca thán, phàn nàn. Ông quyết
định sẽ thay đổi chính mình, dựa trên câu chuyện của người tài xế viết
thành một cuốn sách. Có độc giả sau khi đọc xong sách đã thử làm theo,
và cuộc sống thực sự đã thay đổi. Sự thay đổi này khiến cho nhà văn
hiểu được việc ngừng phàn nàn, ca thán có sức mạnh lớn như thế nào.

Chỉ cần mong muốn vượt qua khốn cảnh, thay đổi thái độ than thở, phàn
nàn mà tích cực, chủ động làm những việc bạn nên làm bây giờ, như vậy
nhất định sẽ gạt bỏ được khó khăn, tiếp tục theo đuổi những mục tiêu
tiếp theo.
Hãy cùng nhau hạ quyết tâm, vứt bỏ thói quen phàn nàn không tốt này!

Sưu tầm trên FB

Hoa Huỳnh chuyển


1 nhận xét:

NHỚ MỘT NGƯỜI - Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh của Đào Anh Dũng NHỚ MỘT NGƯỜI Ta có mối tình mãi khắc sâu Bóng hình người ấy, mối duyên đầu Có khi thương mến khôn tìm được Lắm lúc u h...