Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2022

TỪ MỘT TẤM BƯU THIẾP.- Blao Bui

 

Sau hiệp định Genève đất nước chia đôi, một số bà con miền Bắc di cư vào Nam. Việc liên lạc trong gia đình giữa 2 miền đều phải dùng BƯU THIẾP là một tấm bìa mỏng màu vàng, ngoài địa chỉ người gửi và nhận ở một mặt, mặt còn lại là phần viết thư khá giới hạn vì đã in sẳn những phần gợi ý. Ngay cả có qui định rỏ không phải thông tin gia đình thì bưu thiếp sẽ không được gửi đi.
Bức ảnh tôi đính kèm theo dây do anh Nguyễn Thành Trung HV Nông Lâm Súc Bảo Lộc chuyển đến cách nay khá lâu rồi, tôi luôn coi là một ảnh quí, chắc ít ai nhìn thấy cũng như có nó, đã hơn 60 năm rồi còn gì lại thêm nó là một bức thư khá đơn giản.
 
Bài này tôi muốn nói đến cái địa chỉ của người nhận : Sở trà S.P.H.D.
Sở trà này ở đâu trên cái xứ Blao này ? - Pitchene’ ? Chau vel ( bảo lộc ) ? La Gi (đại lào)? Bo bla ( Djiring )? Bastos ( Tứ Quí an lạc) Si- Na ( Đại nga)Trans Bia ( cây số 16) Minh Rồng I Tân Rai )xa hơn nữa là Cầu Đất Dalat ?. Vẫn nhớ khi chúng tôi học NLS Bảo Lộc 1963-1965, trường có tổ chức chương trình Thiện Nguyện IVS vào ngày thứ bảy và chủ nhật nhằm giúp đỡ bà con theo cuộc sống mới đa số là ở các đồn điền từ cây số 16 về Bảo Lộc, để biết được là những đòn điền đó người Pháp còn làm chủ.
Khi còn bé thì tôi đã nghe những tên sở trà này, dĩ nhiên là truyền miệng nghe thành quen chứ không rỏ nguyên bản tên chữ Pháp thế nào .
Khi có tấm ảnh Bưu thiếp với địa chỉ sở trà S.P.H.D tôi cũng đã tìm gặp ông Ngô Rốt làm thư ký hành chính từ thời Pháp, có mặt khá lâu ở Lâm Đồng cũng chỉ cho biết là trong những đồn điền trà của người Pháp chư không cố định một đồn điền nào, nhưng mà nhân viên hay công nhân chỉ làm một đồn điền nào đó thôi, làm sao họ nhận được ?
Tôi cũng nhờ một người bạn ở Pháp giúp đỡ. Thì nhận được thư trả lời như sau “
 
***Anh thân mến,
Theo bút tích xưa trong tấm bưu thiếp, tôi tuy cứu vài tài liệu cũ thập niên 1950-1960, (nằm trong thời gian ghi trên bưu thiếp), thì theo suy đoán của tôi, S P H N là tên viết tắt của một công ty trà:
Trong bản đồ thời thuộc địa, vùng Haut plateaux d’Annam, trong đó có “Đồng Nai Thượng” ( Haut DongNai), là nơi có đồn điền trồng trà. Tài liệu « Les Cahiers d’Outre-Mer », và « Les Entreprises colonniales françaises », chỉ nêu tên mấy công ty mà trong đó không có tên nào tương ứng với 4 chữ S P H D. Tuy nhiên, trong tài liệu nầy, khi nói về trồng và chế biến trà, có nói tới công ty ”Sociétés des Plantations Indochinoises de Thé , mà theo tôi đó là danh xưng pháp lý chánh thức (có môn bài), gồm các công ty nhỏ có nhiều đồn điền trà. Tài liệu đề cập tới cách trồng và chế biến trà là chính, nhưng có cho biết một trong những công ty (société) đó có đồn điền ở Đồng Nai thượng, và mang tên Plantations «Haut Dongnai» (có khi tây nó viết Donnai). Và tên Société nầy, thông dụng được viết cho gọn thành S. P. H. D. , thay vì viết trọn đầy đủ là [S]OCIÉTÉ des [P]LANTATIONS (de thé) [H]AUT [D]ONGNAI.***
Theo cách nói hồi đó, thì người bình dân gọi nó là “Công ty Trà Đồng Nai Thượng”. Nó là một Hiệp Hội được lập ta không vì lợi nhận
Như vậy là những tên đồn điền kể trên đều nằm trong hiệp hội này, người nhận Bưu thiếp trên cũng không biết chính xác là ở sở trà nào. Điều này cho ta thấy việc thư tín ngày ấy khá tốt, bằng chứng là Bưu thiếp đã đến tay người nhận.
Có thể Hiệp Hội này do người Pháp lập ra để phát triển cây trà tại Đồng Nai Thượng, chính là một tác động để thu hút người Việt đến sinh sống vùng này, Và chúng ta cũng không quên những đồn điền của người Việt lập ra có thể cũng nằm trong hiệp hội như Sở Bảo Đại. Ngô Văn, Lê Minh Sanh…Ba mẹ tôi cùng nhiều người thời cuối thập niên 1930 cũng tìm vào nơi này làm phu và lập những vườn trà gia đình, sau 1955 diện tích trà Blao tăng nhanh nhờ các trại định cư Tân Bùi, Tân Hà,Thánh Tâm, Lam Sơn,Tân Thanh, Tân Phát, Tân Hóa.......

1 nhận xét:

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ _ Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ (cho nhớ ngày giỗ lần 2 hiền thê) Thu nao em đã bỏ anh rồi! Một mảnh trăng thề vội lẻ đôi Tình đó đã sâu giờ cách biệt Ngh...