Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện virus đã xuất hiện tại 12 quốc gia, bao gồm Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Đức, Mỹ, Canada và Australia.
Cách thức lây truyền bệnh đậu mùa khỉ
Theo các quan chức y tế cấp cao Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần, thân mật với người đang có mầm bệnh. Các chuyên gia cho biết, khác với virus gây bệnh Covid là có thể lây lan qua không khí và các giọt bắn hô hấp, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan khi tiếp xúc gần hơn nhiều.
Chẳng hạn nếu như dùng chung giường, quần áo hoặc bàn chải đánh răng với người bị nhiễm bệnh sẽ có rủi ro cao hơn rất nhiều.
TS Susan Hopkins, Cố vấn Y tế của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cảnh báo rằng: “Các bằng chứng cho thấy có thể virus đậu mùa khỉ đang lây lan trong cộng đồng qua những tiếp xúc gần gũi về thể chất với những trường hợp có triệu chứng bệnh”...
Người lành có thể nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ thông qua 3 con đường chính, bao gồm:
- Lây từ vết cắn hoặc vết xước của động vật mang virus.
- Lây nhiễm khi ăn thịt động vật mắc bệnh.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc chạm vào giường, quần áo bị ô nhiễm.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đi vào cơ thể thông qua các tổn thương ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi, miệng). Ở người, virus này lây truyền chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp. Tuy nhiên, nó không thể văng xa đến vài mét nên cần phải tiếp xúc gần mới có thể lây nhiễm bệnh.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus gây bệnh đậu mùa khỉ sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 5-21 ngày.
Các triệu chứng sẽ xuất hiện bao gồm nhiều biểu hiện giống bệnh đậu mùa như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, kiệt sức, đau lưng, đau cơ và các tổn thương lan rộng trên da, nổi mủ và vỡ ra.
Hiện nay y học vẫn chưa có cách điều trị cụ thể cho bệnh đậu mùa khỉ, người mắc thường tự khỏi. Tuy nhiên vắc xin đậu mùa có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ.
Dù vậy, do bệnh đậu mùa đã được xóa sổ cách đây khá lâu nên các loại vắc xin thế hệ đầu không còn được tiêm cho người dân. Hiện giờ 1 loại vắc xin khác đang được phát triển để phòng đậu mùa và đậu mùa khỉ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, các mẹ bầu mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp các biến chứng, bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh hoặc không giữ được thai. Các ca bệnh nhẹ có thể không được phát hiện và lây truyền từ người sang người.
Mời Xem Thêm 1 Bài Khác
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022
3 đường lây và 7 triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
ĐÓN XUÂN : Thơ Hưng Quốc Và Thơ Họa
ĐÓN XUÂN Chuẩn bị mừng Xuân đã sẵn rồi Chỉ còn đợi Tết đến mà thôi Lư đồng sáng bóng chùi hai cặp Bánh tét thơm ngon nấu chục đôi Thịt cá kh...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
bài rất bổ ích
Trả lờiXóa