Blao vốn là nơi rừng thiêng nước độc, đất rộng người thưa, cuộc sống vô cùng thầm lặng.
Cuộc di cư năm 1955 với vài trại định cư bắt đầu thành hình, làm cho Blao có chút xôn xao
.Rồi trường Quốc Gia Nông lâm mục ra đời, thu hút nam thanh nữ tú của
nhiều nơi về hội tụ, làm cho cái xứ “cò ho khỉ gáy “ này thay đổi từng
ngày..
Thời đó người ta nói về Đà-Lạt đã là thành phố du lịch, với nhiều
thắng cảnh. Ta thấy có những Carte Postale hình hồ Xuân Hương, thác Cam
ly, Liên khàng, Gougha,
Pongour …trong lúc Blao chỉ có được vài tấm carte Postale giới thiệu về trường quốc Gia Nông lâm Mục.
Từ ngôi trường này, nhóm sinh viên vào các ngày nghỉ , chủ nhật
thường tổ chức các cuộc Pic-nic và họ đã đến bờ suối Đại Bình và bờ
suối Đại Lào coi như anh chị sinh viên đã giới thiệu thêm hai địa điểm
vui chơi cắm trại , trước đó nhóm Gia đình Phật tử Minh Đức hay học sinh
tiểu học thường cắm trại trong rừng cây sưu tập của trường Nông Lâm
Mục hay thảm cỏ của trung tâm thực nghiệm ( Ferme)
Nhắc lại, về việc định cư có một trại ở phía Bắc Blao, đi lại nhờ
con đường của trung tâm thực nghiệm hoặc con đường vào sở trà Pitchené
đến Cầu Đôi để tiếp tục đến trại Tân Thanh, giáp ranh với trại này có
một dòng suối, được lập một cầu gỗ để đi lại, dòng chảy con suối này
cách lộ vào khoảng 50 met đổ xuống một vực thành thác nước khu vực quanh
chỗ thác nước cây cối, rừng rậm còn rất hoang vu, cái thời buổi mới
định cư lo cơm lo gạo lo , lo nhà lo cửa cũng chẳng có ai nghĩ đến danh
lam thắng cảnh…Cũng đã có vài người biết và đạt tên là Thác Tân Thanh.,
Chiếc cầu gỗ đến năm 1963 thì bị hỏng.
Anh Trần văn Hậu người Quảng Trị một nhân viên làm sở mủ ngo, vốn là
Huynh Trưởng của Gia Đình Phật Tử mới đề xuất với anh Nguyễn Hữu Dư
nhân viên Ty Thanh Niên Lâm Đồng bấy giờ , tổ chức một trại gồm thanh
niên và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Bảo lộc làm công tác xã hội là xây
dựng lại chiếc cầu Tân Thanh, vật liệu thì do sở mủ ngo cung cấp gồm cây
ván và một số thân cây thông dài làm đà bắt ngang suối.
Từ cuộc trại đó, các thành viên tham dự biết đến thác, thăm dò rồi
chọn làm nơi viếng cảnh từ đó. Vì dòng suối có tên là “Dà Mrong “ ( suối
Mrong ) từ âm đó đặt tên là thác Đam Rông., tôi đã từng lui tới nơi
này .từng xuôi theo dòng nước, thấy những tảng đá, những thảm đá khá
rộng, dòng nước trong xanh có thể tắm gội được, rồi cũng chỉ xôn xao vài
năm đầu, chỉ là một cảnh tự nhiên lôi kéo vài cuộc trại hay vài cuộc
pic níc vốn ít ỏi thời đó.
Từ năm 1965, vì chiến tranh, vì an ninh thác nước như bị bỏ quên dù dòng nước vẫn ầm ầm tuôn chảy bất kể nắng mưa.
Cho đến những năm 1980 vì nhu cầu về điện, dòng nước trên đầu thác
được chận lại tích nước để làm thủy điện, có tên gọi là thủy điện Lộc
Phát, không có công bố chính thức nào, nhưng những ai từng biết thác
nước này xem như Đam Rông bị xóa sổ. Có điều không thể chối cải là nước
vẫn tiếp tục ào ào tuôn đổ như kêu gào “ Đây thác Đam rông , đây thác
Đam…”.
Tiếng kêu gào ấy không thoát khỏi định luật của tự nhiên để rồi lần
hồi khản đặc , tắc tiếng, cùng chung số phận như núi Đại Bình cao ngất
kia không còn cây cối, như dòng nước Đại Lào, Đại Nga.. nhiều lúc trơ
cả đáy cát. Cho nên trong một năm của đất trời có những lúc thác chết
khi dòng thác khô trơ, và có những tháng sống với dòng nước ì ầm.
Ven sườn đồi không còn cây cao bóng cả nhưng hai bên triền dốc vẫn um
tùm cây cỏ, mà chắc dòng suôi bên dưới vẫn những đá cục, đá hòn vẫn
những phảng đá bằng phẳng vẫn còn như xưa ?
Tại sao lại bỏ hoang một cảnh quang như thế ? là một cảnh thật trong
lúc chúng đã phai bỏ ra khá nhiều tiền để tạo một cảnh giả ?
Trên đường mương dẫn nứơc trước khi vào ông chạy tuốc bin, của nhà
máy thủy điện, có một lượng nước tràn không nhỏ, nêu tiết chế được thì
có lẽ Đam rông sẽ có những tháng ngày rỏ rẻ nước dù mùa khô hạn để đón
chờ lúc thác đổ ầm ầm vào mùa mưa lũ.
Thực lòng mà nói , nhìn thấy cảnh nước đổ theo phim đính kèm, thì rỏ ràng thác nước Đam Rông là một thác nước đẹp, hung vĩ.
Hi vọng một ngày nào đó, Đam Rông sống lại !
BT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Chuyến du ngoạn này rất thú vị
Trả lờiXóa