Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Thuyền phó sống sót trong vụ đắm tàu Titanic lịch sử kể lại những câu chuyện xúc động

Hơn 100 năm trước, vụ đắm tàu Titanic lịch sử diễn ra vào ngày 14/4/1912 đã khiến 1514 người thiệt mạng, chỉ có 710 người được cứu sống…


thuyen-pho-tau-titanic-2-768x458-1470201975757
Vụ đắm tàu Titanic đã khiến 1514 người thiệt mạng, chỉ có 710 người được cứu sống… (Ảnh: kknews)

Một trong những người đã may mắn sống sót sau vụ đắm tàu chính là vị thuyền phó Charles Lightoller. Đến cuối cuộc đời mình, ông vẫn không thể nào quên những ký ức về chuyến tàu tử thần mang tên Titanic.
Thuyền phó Charles năm đó 38 tuổi, chìm xuống vùng biển lạnh giá cùng con tàu Titanic, ông may mắn sống xót nhờ phao cứu sinh, và là người may mắn cuối cùng được vớt lên thuyền cứu sinh kịp thời, ông cũng là người có chức vị cao nhất còn sống sót. Tai nạn thảm khốc xảy ra với con tàu Titanic đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế. Sau này, sự kiện tàu Titanic đã được dựng thành phim, khi được công chiếu, nó đã khiến người xem xúc động đến rơi lệ, và đã trở một thành thước phim kinh điển trong lịch sử.
Ông Charles Lightoller kể lại những câu chuyện xúc động
Khi đối diện với thảm họa đắm tàu, thuyền trưởng đã ra lệnh cho phụ nữ và trẻ em xuống thuyền cứu sinh. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó không muốn từ bỏ gia đình mình, và có lẽ, cái chết lúc đó không còn quan trọng bằng việc phải rời xa người thân của mình. Lúc đó tôi đã hét lên: “Phụ nữ và trẻ em hãy xuống thuyền cứu sinh ngay!”, nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận rời xa người mình thương yêu.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa: Pinterest)

Sau khi thuyền cứu sinh đầu tiên hạ xuống nước. Từ trên boong tàu tôi nói với một người phụ nữ tên Straw: “Quý bà hãy đi cùng tôi đến chiếc thuyền cứu sinh!”. Thật ngạc nhiên! Bà lắc đầu nói: “Không! Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu ở lại con tàu này”. Chồng của bà Straw hỏi: “Tại sao em không muốn lên thuyền?”. Bà mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn cùng anh đi nốt quãng thời gian còn lại”. 
Một cặp vợ chồng  mới cưới đi đến Mỹ để hưởng tuần trang mật, cô gái nhất quyết ôm lấy chồng không chịu lên thuyền cứu sinh, chồng cô đã phải bất đắc dĩ đánh cô ngất xỉu. Khi tỉnh lại cô đã thấy mình nằm ở trên thuyền cứu hộ lênh đênh ở trên biển. Sau đó cô đã suốt đời không tái giá, dành trọn tình yêu cho người chồng quá cố của mình.
Astor IV là người đàn ông giàu nhất thế giới lúc đó. Sau khi người vợ đang mang thai của ông được đưa lên thuyền số 4, ở trên boong tàu cùng con chó của mình, ông châm điếu xì gà để vẽ lên dòng chữ đầy nước mắt: “Anh yêu em!”

Astor IV, người đàn ông giàu nhất thế giới lúc bấy giờ.
Astor IV, người đàn ông giàu nhất thế giới lúc bấy giờ.

Ông trùm ngân hàng nổi tiếng Guggenheim, trong bộ trang phục dạ hội đẹp nhất, ông cho biết: “Tôi muốn chết một cách đường hoàng, giống như một quý ông”.

Trước khi qua đời, Guggenheim đã chọn bộ trang phục đẹp nhất để mặc.
Trước khi qua đời, Guggenheim đã chọn bộ trang phục đẹp nhất để mặc.

Và ông đã viết cho vợ mình dòng chữ: “Anh sẽ không chiếm giữ bất kỳ vị trí nào dành cho một người phụ nữ trên thuyền cứu sinh, anh sẽ ở lại boong tàu, anh sẽ không chết như một con thú mà giống một người đàn ông thực thụ”.
Người giàu thứ 2 thế giới là ông Sitelaosi, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy nổi tiếng của Mỹ. Mặc cho ông khuyên như thế nào đi nữa, vợ của ông vẫn cự tuyệt bước lên chiếc thuyền cứu sinh. Bà nói với chồng: “Trong những năm qua, anh đi đâu em đi đó, em sẽ đi cùng anh đến bất cứ nơi nào anh đến”.

Ông Sitelaosi và vợ.
Ông Sitelaosi và vợ. (Ảnh: Pinterest)

Ở Bronx, thành phố New York có dựng một tượng đài kỷ niệm các cặp vợ chồng chết cùng nhau khi con tàu Titanic bị đắm. Trên tượng đài có khắc dòng chữ: “Nước biển dù nhiều hơn nữa cũng không thể nhấn chìm được tình yêu.” Hơn 6000 người đã tham dự buổi tưởng niệm sự kiện đắm tàu được tổ chức tại Carnegie Hall ở Manhattan.
Một doanh nhân người Pháp là Nahuatl đã đưa 2 con nhỏ của mình là Edmond and Michel Navratil xuống thuyền cứu sinh, rồi nhờ những phụ nữ khác chăm sóc cho chúng, ông nói với các con của mình: “Con yêu, khi mẹ đến đón các con, hãy chuyển lời này đến mẹ, rằng cha yêu mẹ rất nhiều và sẽ luôn như thế. Và chúng ta sẽ đoàn tụ cùng nhau tại một thế giới mới, một thế giới chỉ có sự yên bình và tự tại”. Ông ở trên boong nhìn 2 còn mình rời đi cùng chiếc thuyền cứu sinh.
 Edmond and Michel Navratil được đoàn tụ cùng với mẹ mình.


Sau khi thoát nạn, ảnh hai đứa trẻ được đăng lên các trang báo. Cuối cùng thì mẹ của hai đứa trẻ đã nhận ra con mình và đến đón chúng về, lúc ấy chúng còn quá nhỏ để biết rằng mình đã vĩnh viễn mất đi người cha thân yêu.
Những người đàn ông đã chìm cùng con tàu Titanic, nhưng giá trị nhân cách mà họ để lại luôn sống mãi với thời gian
Trong một buổi lễ tưởng niệm nạn nhân đã chết trên con tàu Titanic năm 1912, ông White Star đã đại diện cho công ty vận tải biển Oceanic Steam Navigation nói với giới truyền thông rằng: “Không có quy tắc nào đòi hỏi những người đàn ông phải hy sinh lớn như thế. Hành động của họ là phái mạnh bảo vệ cho phái yếu, đây là sự lựa chọn cao cả của cá nhân họ”.
Trong cuốn “Câu chuyện về Titanic, con tàu không thể đắm”, tác giả Daniel Allen Butler xúc động nói: “Bởi vì từ lúc sinh ra họ đã được giáo dục, trách nhiệm là quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác”.

Lê Hiếu biên dịch(tinhhoa.net)

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...