Hằng năm, trên thế giới, nước không đạt chất lượng dành cho sinh hoạt giết chết nhiều người hơn cả chiến tranh và tất cả các hình thức bạo lực khác cộng lại.
Nhà thơ Anh W.H. Auden từng viết: “Hàng ngàn người sống được mà
không yêu, không ai sống được mà thiếu nước”. Con người biết rằng, nước
rất quan trọng với cuộc sống, nhưng cũng xả thải vô tội vạ. Khoảng 80%
lượng nước thải của thế giới, phần lớn chưa qua xử lý, được đổ trở lại
môi trường, gây ô nhiễm sông, hồ, đại dương.
Trong khi đó, nguồn nước có thể uống được là rất nhỏ - chúng ta chỉ tiếp cận được chưa đầy 1% nước ngọt trên Trái đất. Dự báo, nhu cầu nước ngọt trên toàn cầu năm 2050 tăng 1/3 so với hiện nay.
Có một thực tế đáng buồn là nước máy ở các nước trên thế giới đều chứa chất ô nhiễm độc hại, từ thạch tín tới đồng, chì, chỉ khác ở nồng độ. Nồng độ này cao nhất ở các quốc gia đối mặt ô nhiễm nguồn nước và pháp luật liên quan đến nước còn lỏng lẻo, chế tài không đủ sức răn đe.
Nước thải không qua xử lý xả thẳng vào môi trường. Ảnh: NRDC.
Gây ốm đau, chết chóc Ô nhiễm nước tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường. Ô nhiễm nước khiến 1,8 triệu người chết vào năm 2015, theo kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học The Lancet. Nước ô nhiễm cũng khiến con người bị ốm đau, bệnh tật. Mỗi năm, nước không đảm bảo chất lượng khiến khoảng 1 tỷ người bị ốm. Các cộng đồng thu nhập thấp gặp rủi ro cao hơn vì nhà họ thường gần các cơ sở gây ô nhiễm nhất.
Nước không đảm bảo chất lượng chứa nhiều chất ô nhiễm hóa học, từ kim loại nặng như asen (thạch tín), thủy ngân đến thuốc trừ sâu, phân đạm. Khi đi vào cơ thể, những chất độc này có thể gây nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người (đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai) như ung thư, rối loạn nội tiết tố hoặc chức năng não bộ…
Năm 2014 xảy ra vụ bê bối nước máy nhiễm chì ở thành phố Flint, bang Michigan (nơi có nhiều người Mỹ gốc Phi sinh sống với tỷ lệ đói nghèo cao). Một vị quản lý nhà máy nước quyết định không dùng nguồn nước từ hồ Huron nữa mà chuyển sang dùng nước sông Flint ô nhiễm, có tính ăn mòn cao mà không xử lý để kiểm soát sự ăn mòn của các đường ống chì. Ngay sau đó, người dân than phiền nước máy sẫm màu, có mùi vị hôi, khó chịu khiến họ bị ngứa ngáy, rụng tóc.
Các xét nghiệm độc lập cho thấy hàm lượng chì trong nước máy cao gấp đôi mức Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA) quy định, thậm chí trong một số trường hợp, cao gấp nhiều lần. Thời kỳ đó, dù ngày càng có nhiều người dân phản ánh, các quan chức bang Michigan vẫn tỏ ra thờ ơ.
Các mầm bệnh trong nước (vi khuẩn, virus gây bệnh đến từ chất thải con người và động vật) là nguồn chính gây bệnh cho những người phải dùng nước uống bị ô nhiễm. Chúng gây bệnh ỉa chảy, thương hàn, nhiễm trùng ruột non…
Ở các nước phát triển, các vụ rò rỉ hoặc xả trộm nước thải, nước mưa chảy tràn từ các trang trại, khu đô thị cũng đưa các tác nhân gây bệnh vào nguồn nước. Mỗi năm ở Mỹ có hàng nghìn người bị ốm vì bệnh Legionnaires – viêm phổi nặng, nhiễm bệnh từ các nguồn nước như nước máy, tháp làm mát…
Thậm chí đi bơi cũng có rủi ro. Theo EPA, mỗi năm có 3,5 triệu người Mỹ gặp các vấn đề về sức khỏe như phát ban, ngứa ngáy, đau mắt đỏ, nhiễm trùng đường hô hấp… vì bơi lội ở các vùng ven biển có nhiều nước thải.
Một bà mẹ ở thành phố Flint (Mỹ) phải dùng nước đóng chai để tắm cho con nhỏ vì nước máy bị nhiễm chì. Ảnh: AP. 4 loại ô nhiễm nước phổ biến nhất
Nước thải: Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt (tắm giặt, dội toilet…) và nước thải công nghiệp (từ các hoạt động công nghiệp, thương mại, nông nghiệp) chứa kim loại, dung môi, bùn… Nước thải cũng bao gồm nước mưa chảy trên bề mặt (nước mưa mang theo nhựa đường, dầu mỡ, hóa chất, mảnh vuụ… có trên các bề mặt không thấm nước chảy vào nguồn nước). Hơn 80% lượng nước thái thế giới chảy ngược lại môi trường mà không được xử lý hoặc tái sử dụng, theo Liên Hợp Quốc. Ở một số nước kém phát triển, tỷ lệ này lên tới 95%. Ở Mỹ, các cơ sở xử lý nước thải xử lý khoảng 128,7 triệu mét khối nước thải mỗi ngày. Tuy nhiên, theo ước tính của EPA, do hệ thống xử lý nước thải già cỗi, quá tải, nước này mỗi năm cũng thải ra hơn 3,2 tỷ mét khối nước thải chưa qua xử lý.
Dầu mỡ:Các vụ tràn dầu thu hút sự chú ý của công luận, nhưng người tiêu dùng chịu trách nhiệm đối với ô nhiễm dầu ở biển và đại dương, bao gồm xăng dầu rỉ ra từ hàng triệu xe hơi, xe tải mỗi ngày. Ngoài ra, gần một nửa trong số 1 triệu tấn dầu thải vào môi trường biển mỗi năm không đến từ các vụ tràn dầu (tàu chở dầu, tàu hàng, tàu cá bị đắm, sự cố giàn khoan dầu khí) mà đến từ các nguồn trên đất liền như nhà máy, nông trường, thành phố…
Trên biển, các vụ tràn dầu đóng góp khoảng 10% lượng dầu có trong nước trên phạm vi toàn cầu; hoạt động thường xuyên của ngành vận tải đóng góp khoảng 1/3 (kể cả thải dầu hợp pháp và phi pháp). Dầu cũng thấm ra qua các vết nứt ở đáy biển.
Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành tiêu thụ nguồn nước ngọt toàn cầu lớn nhất với lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gia súc dùng tới khoảng 70% nguồn cung nước mặt của Trái đất. Nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nước nghiêm trọng. Trên thế giới, nông nghiệp là nguyên nhân chính gây suy thoái nguồn nước. Ở Mỹ, ô nhiễm trong nông nghiệp là nguồn số 1 gây ô nhiễm sông suối, nguồn số 2 gây ô nhiễm vùng đất ngập nước, nguồn số 3 gây ô nhiễm hồ, đồng thời cũng góp phần gây ô nhiễm cửa sông và nước ngầm.
Mỗi khi trời mưa, phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải động vật từ các nông trang, trại chăn nuôi mang theo chất dinh dưỡng và tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus vào các nguồn nước. Hiện tượng phú dưỡng (quá nhiều nitrogen và phosphorus trong nước hoặc không khí) là nguy cơ số 1 đối với chất lượng nước trên toàn thế giới và có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa (tảo sinh sản nhanh với số lượng lớn làm nước bị đục, có màu xanh, có hại cho con người và động vật). Phú dưỡng khiến thực vật, tảo phát triển nhanh và nhiều, dẫn tới thiếu hụt oxy trong nước làm động vật, thực vật chết hàng loạt.
Chất phóng xạ: Chất thải phóng xạ đến từ hoạt động khai thác uranium, các nhà máy điện hạt nhân, việc sản xuất và thử nghiệm vũ khí, các trường đại học, bệnh viện sử dụng vật liệu phóng xạ để nghiên cứu và y tế.
Chất thải phóng xạ có thể tồn tại trong môi trường hàng nghìn năm. Việc xử lý cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân Hanford (đã ngừng hoạt động) ở Mỹ, cụ thể là làm sạch 212.000 mét khối chất thải phóng xạ, ước tính tốn hơn 100 tỷ USD và phải đến năm 2060 mới hoàn thành.
Hồ Copco ở bang California của Mỹ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Alamy.
Theo Tùng Gia
Tiền phong
Trong khi đó, nguồn nước có thể uống được là rất nhỏ - chúng ta chỉ tiếp cận được chưa đầy 1% nước ngọt trên Trái đất. Dự báo, nhu cầu nước ngọt trên toàn cầu năm 2050 tăng 1/3 so với hiện nay.
Có một thực tế đáng buồn là nước máy ở các nước trên thế giới đều chứa chất ô nhiễm độc hại, từ thạch tín tới đồng, chì, chỉ khác ở nồng độ. Nồng độ này cao nhất ở các quốc gia đối mặt ô nhiễm nguồn nước và pháp luật liên quan đến nước còn lỏng lẻo, chế tài không đủ sức răn đe.
Nước thải không qua xử lý xả thẳng vào môi trường. Ảnh: NRDC.
Gây ốm đau, chết chóc Ô nhiễm nước tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường. Ô nhiễm nước khiến 1,8 triệu người chết vào năm 2015, theo kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học The Lancet. Nước ô nhiễm cũng khiến con người bị ốm đau, bệnh tật. Mỗi năm, nước không đảm bảo chất lượng khiến khoảng 1 tỷ người bị ốm. Các cộng đồng thu nhập thấp gặp rủi ro cao hơn vì nhà họ thường gần các cơ sở gây ô nhiễm nhất.
Nước không đảm bảo chất lượng chứa nhiều chất ô nhiễm hóa học, từ kim loại nặng như asen (thạch tín), thủy ngân đến thuốc trừ sâu, phân đạm. Khi đi vào cơ thể, những chất độc này có thể gây nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người (đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai) như ung thư, rối loạn nội tiết tố hoặc chức năng não bộ…
Năm 2014 xảy ra vụ bê bối nước máy nhiễm chì ở thành phố Flint, bang Michigan (nơi có nhiều người Mỹ gốc Phi sinh sống với tỷ lệ đói nghèo cao). Một vị quản lý nhà máy nước quyết định không dùng nguồn nước từ hồ Huron nữa mà chuyển sang dùng nước sông Flint ô nhiễm, có tính ăn mòn cao mà không xử lý để kiểm soát sự ăn mòn của các đường ống chì. Ngay sau đó, người dân than phiền nước máy sẫm màu, có mùi vị hôi, khó chịu khiến họ bị ngứa ngáy, rụng tóc.
Các xét nghiệm độc lập cho thấy hàm lượng chì trong nước máy cao gấp đôi mức Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA) quy định, thậm chí trong một số trường hợp, cao gấp nhiều lần. Thời kỳ đó, dù ngày càng có nhiều người dân phản ánh, các quan chức bang Michigan vẫn tỏ ra thờ ơ.
Các mầm bệnh trong nước (vi khuẩn, virus gây bệnh đến từ chất thải con người và động vật) là nguồn chính gây bệnh cho những người phải dùng nước uống bị ô nhiễm. Chúng gây bệnh ỉa chảy, thương hàn, nhiễm trùng ruột non…
Ở các nước phát triển, các vụ rò rỉ hoặc xả trộm nước thải, nước mưa chảy tràn từ các trang trại, khu đô thị cũng đưa các tác nhân gây bệnh vào nguồn nước. Mỗi năm ở Mỹ có hàng nghìn người bị ốm vì bệnh Legionnaires – viêm phổi nặng, nhiễm bệnh từ các nguồn nước như nước máy, tháp làm mát…
Thậm chí đi bơi cũng có rủi ro. Theo EPA, mỗi năm có 3,5 triệu người Mỹ gặp các vấn đề về sức khỏe như phát ban, ngứa ngáy, đau mắt đỏ, nhiễm trùng đường hô hấp… vì bơi lội ở các vùng ven biển có nhiều nước thải.
Một bà mẹ ở thành phố Flint (Mỹ) phải dùng nước đóng chai để tắm cho con nhỏ vì nước máy bị nhiễm chì. Ảnh: AP. 4 loại ô nhiễm nước phổ biến nhất
Nước thải: Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt (tắm giặt, dội toilet…) và nước thải công nghiệp (từ các hoạt động công nghiệp, thương mại, nông nghiệp) chứa kim loại, dung môi, bùn… Nước thải cũng bao gồm nước mưa chảy trên bề mặt (nước mưa mang theo nhựa đường, dầu mỡ, hóa chất, mảnh vuụ… có trên các bề mặt không thấm nước chảy vào nguồn nước). Hơn 80% lượng nước thái thế giới chảy ngược lại môi trường mà không được xử lý hoặc tái sử dụng, theo Liên Hợp Quốc. Ở một số nước kém phát triển, tỷ lệ này lên tới 95%. Ở Mỹ, các cơ sở xử lý nước thải xử lý khoảng 128,7 triệu mét khối nước thải mỗi ngày. Tuy nhiên, theo ước tính của EPA, do hệ thống xử lý nước thải già cỗi, quá tải, nước này mỗi năm cũng thải ra hơn 3,2 tỷ mét khối nước thải chưa qua xử lý.
Dầu mỡ:Các vụ tràn dầu thu hút sự chú ý của công luận, nhưng người tiêu dùng chịu trách nhiệm đối với ô nhiễm dầu ở biển và đại dương, bao gồm xăng dầu rỉ ra từ hàng triệu xe hơi, xe tải mỗi ngày. Ngoài ra, gần một nửa trong số 1 triệu tấn dầu thải vào môi trường biển mỗi năm không đến từ các vụ tràn dầu (tàu chở dầu, tàu hàng, tàu cá bị đắm, sự cố giàn khoan dầu khí) mà đến từ các nguồn trên đất liền như nhà máy, nông trường, thành phố…
Trên biển, các vụ tràn dầu đóng góp khoảng 10% lượng dầu có trong nước trên phạm vi toàn cầu; hoạt động thường xuyên của ngành vận tải đóng góp khoảng 1/3 (kể cả thải dầu hợp pháp và phi pháp). Dầu cũng thấm ra qua các vết nứt ở đáy biển.
Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành tiêu thụ nguồn nước ngọt toàn cầu lớn nhất với lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gia súc dùng tới khoảng 70% nguồn cung nước mặt của Trái đất. Nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nước nghiêm trọng. Trên thế giới, nông nghiệp là nguyên nhân chính gây suy thoái nguồn nước. Ở Mỹ, ô nhiễm trong nông nghiệp là nguồn số 1 gây ô nhiễm sông suối, nguồn số 2 gây ô nhiễm vùng đất ngập nước, nguồn số 3 gây ô nhiễm hồ, đồng thời cũng góp phần gây ô nhiễm cửa sông và nước ngầm.
Mỗi khi trời mưa, phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải động vật từ các nông trang, trại chăn nuôi mang theo chất dinh dưỡng và tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus vào các nguồn nước. Hiện tượng phú dưỡng (quá nhiều nitrogen và phosphorus trong nước hoặc không khí) là nguy cơ số 1 đối với chất lượng nước trên toàn thế giới và có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa (tảo sinh sản nhanh với số lượng lớn làm nước bị đục, có màu xanh, có hại cho con người và động vật). Phú dưỡng khiến thực vật, tảo phát triển nhanh và nhiều, dẫn tới thiếu hụt oxy trong nước làm động vật, thực vật chết hàng loạt.
Chất phóng xạ: Chất thải phóng xạ đến từ hoạt động khai thác uranium, các nhà máy điện hạt nhân, việc sản xuất và thử nghiệm vũ khí, các trường đại học, bệnh viện sử dụng vật liệu phóng xạ để nghiên cứu và y tế.
Chất thải phóng xạ có thể tồn tại trong môi trường hàng nghìn năm. Việc xử lý cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân Hanford (đã ngừng hoạt động) ở Mỹ, cụ thể là làm sạch 212.000 mét khối chất thải phóng xạ, ước tính tốn hơn 100 tỷ USD và phải đến năm 2060 mới hoàn thành.
Hồ Copco ở bang California của Mỹ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Alamy.
Theo Tùng Gia
Tiền phong
Nguồn nước rất quan trọng đối với sức khoẻ con người
Trả lờiXóa