Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Radio FM 974 – Melbourne :Anh Quốc: Cái Thiệp Giáng Sinh Và Lời Kêu Gọi Của Người Tù Ở Trung Cộng

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 30/12/2019

    Một đứa bé gái người Anh, chỉ vừa sáu tuổi đã biết bày tỏ thái độ bất bình về chuyện vi phạm nhân quyền ở Trung cộng, sau khi đọc lời kêu gọi bi thảm bằng tiếng Anh trong một cái thiệp Giáng sinh mà em mua trước đó vài ngày tại siêu thị Tesco. Công ty Tesco đã chính thức loan báo tạm ngưng nhận thêm loạt hàng thiệp Giáng sinh từ thiện, sản xuất từ một xưởng in ở Trung cộng. 
    Lời kêu gọi mà em Florence Widdicombe tìm thấy, được tin rằng đã do những người tù ở một nhà tù ở Thượng Hải viết, nói rằng “họ đã ép buộc làm việc trái với ý muốn của mình”. Lời kêu gọi bằng tiếng Anh viết một cách vụng về “làm ơn giúp chúng tôi và lưu ý việc này tới các tổ chức nhân quyền”. Công ty Tesco nói họ đã thật sự “kinh ngạc” khi hay tin và Tesco không bao giờ cho phép dùng sức lao động của tù nhân để sản xuất hàng hóa cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng của họ. Tesco nói thêm, theo bài tường thuật của  BBC, họ sẽ gạch bỏ tên của nơi cung cấp các thiệp Giáng sinh là nhà in Zhejiang Yunguang nếu họ tìm ra các tấm thiệp đã do những người tù làm ra. 
    Trong lúc đang vui mừng hí hoái viết thiệp Giáng sinh cho bạn bè ở trường thì cô bé Florence tìm thấy một trong số các cái thiệp mới mà cô đã mua, hình con mèo nhỏ đội nón ông già Santa, đã có sẳn ai đó viết hàng chữ tiếng Anh “chúng tôi là những người tù ngoại quốc tại nhà tù Qingpu Shangai ở Trung cộng, bị ép buộc trái ý muốn, làm ơn giúp chúng tôi và lưu ý các tổ chức nhân quyền việc này”, lời kêu gọi này cũng viết thêm “bất cứ ai, nếu đọc được lời kêu gọi này, xin liên lạc với ông Peter Humphrey giùm, một người ký giả Anh, cũng là một tù nhân bị nhốt tại nhà tù này bốn năm trước đây”. 
    Florence, ở khu phố Tooting, phía nam thành phố Luân Đôn, nói với BBC là em viết vừa xong được cái thiệp thứ sáu hay thứ tám gì đó thì cái kế tiếp có hàng chữ đó bên trong rồi, cô cho biết cảm thấy “kinh hoàng” sau khi được giải thích ý nghĩa của lời kêu gọi này. Cha cô bé, anh Ben Widdicome cũng ngạc nhiên không ít, mới thoạt đầu chỉ cho là có ai đó phá phách chơi như một số trò chơi ghê sợ trên truyền hình nhưng sau khi nghĩ xa hơn một chút, Ben cảm nhận đây là một việc xem ra hoàn toàn nghiêm trọng, nhưng cũng cảm thấy có trách nhiệm phải làm cái gì đó, Ben chuyển lời kêu gọi này cho ông Humphrey như người viết lời kêu gọi nhờ anh làm. Tình cảnh mà người viết trong cái thiệp Giáng sinh, thật sự không lạ gì với xứ này, chuyện vi phạm trắng trợn nhân quyền, bất công, đày ải, tra tấn xãy ra hàng ngày trên thế giới, như Ben, ai cũng biết, cũng đọc cũng nghe hàng ngày và mỗi ngày, có cái gì đó buồn nghẹn lời khị đọc lời kêu gọi bi thảm kia, nhất là trong những ngày Giáng sinh. 
    Ben nói thêm, thiệp Giáng sinh có lời kêu gọi như thế này, cuối cùng có thể tới đâu đó, thật ra, Ben cũng như mọi gia đình khác sẽ có một số thiệp dư bỏ lại, không đụng tới, quăng nó vào một hộc tủ, một ngăn kéo nào đó trong nhà rồi quên bẳng đi, nhưng lần này, lời kêu gọi này có cái may mắn hiếm hoi là đã tới tay anh, anh mở ra và làm theo lời của người vô danh. Cô nữ phát ngôn nhân của công ty Tesco cho biết, họ thật sự kinh ngạc bởi những sự cáo buộc này và đã cho mở cuộc điều tra tức khắc, ngưng đặt hàng của nhà in Qingpu Thượng Hải, Tesco cũng nói thêm, họ có một hệ thống theo dỏi, kiểm soát sản phẩm làm ra để cầm chắc là, sản phẩm không do tù nhân bị cưỡng bức lao động làm ra, họ đặt ra nghi vấn là, chỉ mới tháng rồi, khi kiểm hàng, Tesco không tìm thấy chứng cớ về việc dùng sức lao động của tù nhân, đối với các sản phẩm mà họ đặt hàng ở Trung cộng. Được biết, mỗi năm số tiền bán các thiệp Giáng sinh từ thiện mang về khoảng 300 ngàn tiền Anh cho các tổ chức The British Heart Foudation, Cancer Research UK và Diabetes UK. Một số cửa tiệm bán lẻ không nghe bất cứ một lời than phiền nào từ khách hàng về lời kêu gọi viết bên trong số thiệp Giáng sinh mà họ bán.
    Lời kêu gọi trong thiệp Giáng sinh giục người nào nhận được nó xin liên lạc với ông Peter Humphrey, gia đình anh Widdicome liền gởi lời kêu gọi này cho ông ta qua trang mạng “Likedin”, ông Humprey bèn gọi một số tù nhân cũ ở Thượng Hải, họ đều xác nhận tù nhân đã bị cưỡng bức lao động, Humphrey viết lại câu chuyện đăng trên tờ The Sunday Times. Humphrey cho biết, ông đã ngồi tù hai năm tại Thượng Hải giữa năm 2013 và 2015 và chín tháng tù sau cùng ở đó, ở một xà lim, chính là xuất xứ của lời kêu gọi trong cái thiệp Giáng sinh, cho nên với ông, nó đã được viết bởi mấy người bạn đồng tù trong khoảng thời gian họ đang còn chịu án, ông tin rằng đây là lời kêu gọi của một tập thể nhưng, dĩ nhiên là do bàn tay của một người viết, chữ viết này ông nghĩ ông có thể biết người đó là ai và ông sẽ không bao giờ nói tên ra.
    Theo lời ông Humphrey, trong gian nhà giam những người tù ngoại quốc như ông, nhốt khoảng 250 người, sống trong các điều kiện cay nghiệt, khổ sở, chia làm 12 tù nhân cho mỗi một cái xà lim, tù nhân ngủ trên những cái giường sắt đôi rĩ sét, lót tấm nệm dầy không quá 1 cm, mùa đông lạnh khủng khiếp nhưng không có lò sưỡi, mùa hè thì nóng cháy da và cũng không có máy lạnh. Tù nhân thức dậy mỗi ngày lúc 5 giờ ba mươi sáng, đi ngủ lúc 9 giờ ba mươi tối. Khi ông ở trong tù, lúc đó việc lao động là do tình nguyện để có chút tiền mua xà bông hay kem đánh răng nhưng hiện giờ lao động trong tù là việc trở thành bắt buộc. Những người tù trong thời gian đó chỉ vì cái tội rất mù mờ, nhiều người là nạn nhân của một phán xử sai lầm hay chỉ đáng chịu bản án tội rất nhẹ. 
    Ông Humphrey tin rằng những người viết lời kêu gọi biết rõ hậu quả khốc hại do chuyện họ làm và họ sẳn sàng chấp nhận rũi ro. Họ biết rõ, nếu bị khám phá, bắt được sẽ bị trừng phạt nặng nề, thí dụ như sẽ bị mất điểm trên bảng thang kỹ luật hay bị cắt giảm số lượng phần ăn hàng ngày. Họ cũng có thể bị nhốt riêng vào “con – nét” cả tháng trời hay vài thứ tương tự như vậy. Đây không phải là lần đầu tiên mà người tù ở Trung cộng được tường thuật, là đã đưa được lời kêu gọi ra bên ngoài, thông qua các sản phẩm mà họ đã bị cưỡng bức lao động, làm ra hàng hóa cho thị trường phương Tây. 
    Năm 2012, Julie Keith ở Portland, Oregon, khám phá một vụ hành hạ tra tấn từ một tù nhân, người này nói rằng đã bị cưỡng bức lao động làm một số vật trang hoàng cho ngày lễ Hallowen mà cô ta đã mua từ siêu thị. Năm 2014, Karen Wisinska ở County Fermanagh, phía bắc Ái Nhĩ Lan, tìm thấy một tờ giấy ghi chú trên cái quần dài Primark “công việc của chúng tôi trong nhà tù là làm ra quần áo thời trang xuất cảng, chúng tôi làm việc 15 giờ mỗi ngày và thức ăn họ cho ăn còn thua cả thức ăn mà nhà tù cho chó hay cho heo”. 
    Humphrey vẫn còn căm giận về chuyện xử án ở Trung cộng lúc hai vợ chồng bị bắt, họ đưa hai người ra trình diện tại một đài truyền hình trước khi có phiên xử ở tòa án, họ đưa hai người đi diễn hành trước mặt các ống kính phóng viên trong bộ đồng phục nhà tù, hai tay bị còng và nhốt trong cái lồng sắt, dĩ nhiên họ nói Trung cộng là một quốc gia “tôn trọng luật pháp” nhưng sự tôn trọng đó, theo ông, cho tới giờ này ở đó chưa thấy có. 
    Với những gia đình và bạn bè người Trung Hoa, ông Humphrey thật sự buồn cảm thấy rằng, 800 năm trước đây, người công dân vương quốc Anh đã đòi và có được những quyền căn bản của con người đúng nghĩa, trong tinh thần dân chủ tuyệt đối mà, cho đến ngày hôm nay, người công dân Trung Hoa vẫn chưa có được.
Thuyên Huy
Thứ Hai 30.12.2019 

1 nhận xét:

XÀI ĐỒ MỶ

  Có thể bạn không quan tâm tới nước Mỹ, coi người Mỹ như kẻ thù, thì thật ra là nước Mỹ vẫn có tầm ảnh hưởng chi phối rất nhiều đến mọi s...