Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

5 bỏ, 5 nên để tránh xa tai biến, đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

QUANG VŨ, THEO TRÍ THỨC TRẺ 


Theo tư vấn của Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Trí Thanh, có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân khiến con người bị đột quỵ trong ngày nắng nóng.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.
Theo các chuyên gia, đột quỵ phần lớn gặp ở người cao tuổi nhưng những người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải. Có những bạn trẻ 20 - 40 tuổi đã bị đột quỵ, thậm chí còn bị sớm hơn. Đột quỵ ở người trẻ thường diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao.

5 thói quen xấu làm gia tăng rủi ro hình thành cơn đột quỵ cao nhất

Trong những ngày nắng nóng, cần loại bỏ ngày các thói quen xấu làm gia tăng rủi ro hình thành cơn đột quỵ, nhất là ở những người trẻ - thế hệ hay tự tin vào sức khỏe của mình.
1. Bỏ thói quen ngồi nhiều/ thức khuya. Bởi việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có thể làm kích thích và tổn thương mạch máu. Khi thức quá khuya hoặc tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát, chúng sẽ tiếp tục tiết ra các chất adrenaline và kích thích tố khác, có thể gây ra bất thường trong mạch máu và gây đột quỵ.
Ngồi hoặc nằm nhìn chằm chằm vào điện thoại di động hay các thiết bị điện tử trong một thời gian dài có thể làm nén các mạch máu ở cổ gây ra tình trạng ứ đọng mạch máu và có thể hình thành các cục máu đông. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
2. Không uống quá nhiều rượu bia, nước tăng lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi uống bia rượu quá nhiều và thường xuyên chúng ta có thể phải đối diện với tình trạng tăng huyết áp và có nguy cơ bị xuất huyết não.
Một lon thức uống năng lượng (nước tăng lực) có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.
3. Bỏ thói quen hút thuốc: Nghiện thuốc lá không chỉ làm hỏng lá phổi, nó còn góp phần đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não.
4. Thói quen ăn uống không lành mạnh: đồ ăn lạnh, nhiều chất béo, nhiều đường hay đồ ăn quá mặn… đều có thể dễ khiến sức khỏe tim mạch của bạn giảm sút.
Một lon thức uống năng lượng (nước tăng lực) có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.
3. Bỏ thói quen hút thuốc: Nghiện thuốc lá không chỉ làm hỏng lá phổi, nó còn góp phần đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não.
4. Thói quen ăn uống không lành mạnh: đồ ăn lạnh, nhiều chất béo, nhiều đường hay đồ ăn quá mặn… đều có thể dễ khiến sức khỏe tim mạch của bạn giảm sút.
5. Sử dụng các thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng thực phẩm theo mùa, rau củ quả tương rất tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ. Đặc biệt, thực phẩm chứa Enzym Nattokinase từ đậu nành lên men đã được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt hơn.

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...