Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Radio FM 974 – Melbourne -Pháp Quốc: Khẩu Trang Thì Được – Khăn Trùm Phu Kín Đầu Chừa Mắt Thì Không

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 18/05/2020
        Để ngăn chận và chống lại cơn dịch Covid 19, chánh phủ Pháp dã ban hành lệnh bắt buộc mọi người, khi ra đường phố hoặc các nơi công cộng phải mang khẩu trang che miệng và mũi trong suốt thời gian có lệnh phong tỏa trên toàn quốc, nhưng điều này không làm thay đổi một sắc luật bảo thủ, được ban hành những năm trước đây là, người phụ nữ theo đạo Hồi, không được phép mang khăn trùm kín đầu và nửa mặt. 
   Chánh phủ Pháp xác nhận lại lần nữa, luật đó, vẫn còn có gía trị và áp dụng tuyệt đối tuân hành, ngay cả hiện việc mang khẩu trang là điều bắt buộc, bắt đầu hôm thứ hai tuần qua, trong khi mọi công dân có quốc tịch Pháp sẽ mang khăn choàng hay khẩu trang, phụ nữ ai làm như vậy với khăn trùm đầu che mặt của người Hồi giáo sẽ bị trừng phạt nặng. Bộ trưởng nội vụ Pháp cũng xác nhận lại điều này khi trả lời tờ Washington Post rằng, lệnh cấm loại khăn trùm phủ kín đầu mặt của người Hồi giáo vẫn còn hiệu lực và bất cứ một người phụ nữ nào dùng nó tại những nơi công cộng sẽ bị phạt như luật định. Vi phạm lệnh cấm này sẽ bị phạt tới 162 đồng EU (khoảng 162 Mỹ kim) và buộc tham dự một lớp học về công dân giáo dục ở Pháp. Lệnh cấm không áp dụng trong trường hợp người dân phải dùng che kín mặt vì lý do sức khỏe bệnh tật, mang khẩu trang ngăn ngừa cơn dịch Covid 19 không bị tội hình sự.
Pháp bắt đầu áp dụng lệnh mang khẩu trang vào ngày thứ hai, được xem là một phần của cái gọi là “một chương sách mới”, trong tình trạng khẩn trương của nước này qua biện pháp phong tỏa. Một số ngành nghề buôn bán và trường học sẽ được mở cửa lại và người dân có thể đi xa khỏi nhà tới 120 cây số. Pháp công bố hiện có hơn 177 ngàn người bị nhiễm dịch và 26,300 người chết, con số cao hàng thứ tư ở châu Âu, theo như dữ liệu của trường đại học Johns Hopkins.
Năm 2004, Pháp ban hành lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại các trường học công với lý do, trường học công là nơi được xem là trung lập với mọi tôn giáo, lệnh cấm cũng áp dụng cho cả cây thánh giá và nón chóp trên đầu của một số người Do Thái giáo. Năm 2010, Pháp cấm khăn che mặt chừa mắt tại các nơi công cộng của phụ nữ Hồi giáo vì chính sách của Pháp là, giữ sự công bằng và rộng mở trong việc giao tiếp của xã hội nước này, vì lệnh cấm này, đã có nhiều vụ biểu tính chống đối gây ra bạo động xô xát với cảnh sát nhiều lần.
Trước đó., lúc bấy giờ, khi đạo luật này sắp ban hành, gần 2000 người phụ nữ Hồi giáo, vốn được tự do mang khăn trùm phủ đầu che kín mặt, bất cứ ở đâu trên đất Pháp tỏ ra lo lắng, vì đời sống của họ sẽ phải thay đổi bất ngờ nay mai. Trong đạo luật này còn có phần nói rằng, bất cứ ai, bị tội ép buộc phụ nữ mang loại khăn trùm đó sẽ bị án một năm tù ở và phạt số tiền 15000 đồng EU. Tổng thống Pháp lúc này, ông Nicholas Sarkozy ủng hộ đạo luật ngăn cấm nhiệt liệt. Mặc dù bộ Nội vụ Pháp ước tính chỉ có khoảng 1900 người phụ nữ ở Pháp mang khăn trùm loại này, cho nên luật mới nhằm định nghĩa lại sự có mặt của Hồi giáo nơi đây, một khi chánh phủ muốn đem con số 5 triệu người dân Hồi giáo, con số lớn nhất ở vùng miền tây châu Âu, hội nhập đi vào dòng chính của xã hội Pháp, cho dù phải dùng tới sức mạnh của luật pháp.

Najat, một người phụ nữ, ly dị chồng, 45 tuổi, nói rằng, nếu luật thông qua, bà sẽ không cởi bỏ khăn trùm đầu, không ai có quyền bảo bà phải sống như thế nào, chỉ có Thượng Đế, bà là một trong hàng chục người đàn bà khác, một cách hiếm hoi, đứng trước báo chí biểu lộ sự lo lắng của họ về việc ngăn cấm này và cho biết nó sẽ tác động khó khăn lên đời sống của mình. Giống như những người khác, Najat từ chối không cho biết đầy đủ tên họ vì sợ không được an toàn trước tình trạng gay cấn này, bà cũng nói thêm, có một số người phụ nữ Hồi giáo khác như bà, đã bị quấy nhiểu hàng ngày kể từ khi có cuộc tranh luận về đao luật hơn hai năm trước đây. Tổ chức Ân xá Quốc tế lúc đó cũng đã lên tiêng kêu gọi giới làm luật Pháp bác bỏ dự thảo đạo luật, vì hậu quả sẽ gây ra nạn kỳ thị khó kiểm soát tại Pháp và có thể cả châu Âu. Nhóm chống kỳ thị Pháp, MRAP cho rằng, một đạo luật như thế đó sẽ không dùng được gì và rất nguy hiểm.
Tuy nhiên ở thời điểm này, tổng thống Pháp, Sarkozy lại vui vẻ chào mừng đạo luật, nói rằng, chính quyền đang đi đúng con đường mình đã muốn đi và thú giục quố hội tỏ ra có trách nhiệm để thông qua, chấp thuận nó càng sớm càng tốt. Ngược lại, giới phụ nữ nhận thấy khác biệt, cho rằng, nếu dự luật thông qua thì xem như nước Pháp đã phản bội lại chính nó, bà Oum Al Khyr, người dân sống ở thành phố Montreuil, cạnh phía đông Ba Lê không ngần ngại tung hô “tự do, tự do, bà đang sống trên đất Pháp, một đất nước tự do, công bằng, bác ái, bà có cảm tưởng là đang sống trong các thứ đó”. Lệnh cấm tương tự cũng đã chuẩn bị ra đời tại nước láng giềng Bĩ không lâu sau. Najat, người đàn bà nói ở trên, có mẹ là người Pháp, cha người Morroccan, nhắc là bà đã mang khăn trùm che mặt từ mười năm nay, cho nên không ai có thể buộc bà bỏ nó ra, nếu cái khăn trùm này bất hợp pháp bà cũng sẽ không đi khỏi Pháp, tại sao bà phải đi, bà nói như vậy trong lúc cầm sổ thông hành Pháp trên tay giơ cao lên. Bà chỉ e ngại cho mấy người em gái mình và những người đàn bà, con gái khác, tiếp tục mang khăn trùm nhưng sẽ trốn trong nhà vì sợ sẽ bị bắt vì vi phạm điều luật, nhiều người phụ nữ lên tiếng, họ sẽ kiện lên tòa án Nhân quyền châu Âu nếu bị bắt.
Những vị lãnh đạo Hồi giáo ở Pháp nói rẳng, khăn trùm phủ đầu che mặt không phải là cái yêu cầu của Hồi giáo nhưng đồng thời cũng cảnh báo là, lệnh ngăn cấm toàn bộ áo chụng khăn trùm sẽ gây ảnh hưởng không tốt va chạm tới biểu hiệu của những người Hồi giáo. Những người phụ nữ đòi kiện chánh phủ lên tòa án Nhân quyền nhất định nói là, chính quyền không có quyền áp đặt cách sống lên định mạng của họ, họ không phải là sự đe dọa khủng bố và chính quyền nên cho họ cái quyền hành đạo như họ đã từng làm như vậy. Được biết, con số người phụ nữ chỉ chiếm khoảng ít hơn 20% của tổng số 577 người dân biểu hạ viện, French National Assembly.
Pháp là quốc gia đầu tiên ở châu Âu thông qua luật này trên toàn cỏi lãnh thổ, năm quốc gia khác, Áo, Bĩ, Bảo Gia lợi, Đan Mạch và Hòa Lan đã ban hành luật tương tự như vậy sau đó tại từng vùng, miền hay cả nước, lệnh cấm này cũng áp dụng tại một số thành phố khác tùy địa phương quyết định. Tổ chức Nhân quyền LHQ, trong năm 2018 lên tiếng cho rằng Pháp đã vi phạm quyền tụ do tín ngưởng và hành đạo của người phụ nữ và xem như gián tiếp buộc họ phải bị cấm cung trong nhà, ngăn cấm họ tiếp xúc sinh hoạt với cộng đồng bên ngoài cũng như sẽ làm họ trở thành người đứng bên lề xã hội.
Với cô Karima, 31 tuổi, người làm chủ một công ty xuất – nhập cảng, lưỡng lự e ngại, cô đã mang khăn trùm phủ đầu che mặt này từ hơn 16 năm nay, hơn phân nửa đời người của mình, nhún vai , lắc đầu “cô không biết là phải làm sao gở bỏ nó ra, để chỉ mang cái khẩu trang theo lệnh mới ban hành của chánh phủ”.
Thuyên Huy

Thứ Hai 18.05.20  

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...