Chúng ta ngủ không ngon, hoặc mất ngủ triền miên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc này?
1. Do thời gian ngủ không cố định
Việc duy trì một thời gian ngủ cố định – có nghĩa là đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ nhất định là một yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn. Thậm chí, các chuyên gia đánh giá nó còn quan trọng hơn cả việc ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày.
Nếu bạn thường xuyên ngủ không đúng giờ, bộ não sẽ khó xác định khoảng thời gian mà bạn cần đi ngủ và thức dậy.
Nguyên nhân là do bộ não của chúng ta cần một sự nhất quán để có thể hoạt động tốt. Bằng việc thống nhất thời gian biểu cho giấc ngủ, bạn sẽ giúp nhịp sinh học của mình giữ được sự ổn định.
Bộ não của bạn lúc này sẽ đều đặn sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng gây buồn ngủ vào đúng thời điểm mà bạn cần đi ngủ, và điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.
Còn nếu bạn thường xuyên ngủ không đúng giờ, bộ não sẽ khó xác định khoảng thời gian mà bạn cần đi ngủ và thức dậy. Điều này sẽ dễ dẫn tới những rối loạn giấc ngủ, mà chắc là nhiều người trong chúng ta cũng thấm thía hậu quả của chúng rồi.
2. Uống cafe, nước ngọt hoặc đồ có cồn trước khi ngủ
Có lẽ ai cũng biết rằng caffein có trong cafe và một số loại nước giải khát có tác dụng kích thích sự tỉnh táo và không hề thân thiện với giấc ngủ của chúng ta.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffein có tác dụng trong khoảng 8 giờ. Vì vậy, nếu bạn muốn đi ngủ vào lúc 11h tối thì không nên uống cafe sau 3h chiều.
Theo nhà nghiên cứu giấc ngủ Micheal Breaus, kể cả khi bạn vẫn có thể ngủ dễ dàng sau khi uống café, thì nó vẫn ảnh hưởng tới sóng não, khiến bạn khó có thể ngủ sâu và từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
Bạn cũng nên tránh uống quá nhiều đồ uống có cồn trước giờ đi ngủ. Nguyên do là vì đồ uống có cồn có thể giúp bạn dễ ngủ, nhưng đồng thời cũng cản trở bộ não ngủ sâu. Và dành cho những ai chưa biết, đây là giai đoạn tế bào thần kinh được nghỉ ngơi, bù nước và các hormone tăng trưởng bắt đầu tiết ra.
3. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng
Nhịp sinh học của chúng ta được thiết lập tự động bởi sự tiếp xúc với ánh sáng. Khi Mặt trời lặn, não chúng ta sẽ sản sinh melatonin khiến ta dễ ngủ hơn và khi mặt trời mọc, hormone này lại biến mất để chúng ta thấy tỉnh táo hơn.
Nhưng hiện nay, chúng ta không những phải tiếp xúc với ánh Mặt trời, mà còn ánh đèn điện nhân tạo ở mọi thời điểm trong ngày. Chúng đã gây cản trở quá trình sản sinh melatonin và ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Các chuyên gia khuyên rằng nếu muốn có một giấc ngủ ngon, hãy cố gắng tránh sử dụng các thiết bị điện tử – bao gồm điện thoại, tablet, laptop, TV… ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
4. Tập gym quá muộn
Tập thể dục quá gần với giờ đi ngủ sẽ làm thân nhiệt của bạn tăng cao, buộc cơ thể mất thời gian làm mát trở lại trước khi ngủ.
Nhiệt độ cơ thể là một yếu tố cũng rất quan trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ của chúng ta.
Thông thường, theo như lý thuyết thì nhiệt độ cơ thể của bạn là 37 độ C. Nhưng trên thực tế, nhiệt độ này dao động vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Khi chúng ta ngủ, thân nhiệt sẽ giảm xuống, và sẽ tăng trở lại vào ban ngày.
Việc tập thể dục quá gần với giờ đi ngủ sẽ làm thân nhiệt của bạn tăng cao, buộc cơ thể mất thời gian làm mát trở lại trước khi ngủ. Lý do dễ hiểu thôi, vì một trong những tín hiệu để giải phóng melatonin chính là thân nhiệt thấp.
Vì vậy, lời khuyên là hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục sớm, để bạn có đủ thời gian tắm và làm mát cơ thể trước giờ đi ngủ.
5. Mắc bệnh lý rối loạn giấc ngủ
Riêng tại Mỹ, có khoảng 50 đến 70 triệu người mắc những rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, mất ngủ mãn tính, … và rất nhiều các trường hợp khác không được chẩn đoán. Và nếu tính trên toàn thế giới thì đó hẳn là một con số rất lớn, vì dân số Mỹ là khoảng 300 triệu người.
Những rối loạn này cần được điều trị cụ thể, để đưa nhịp sinh học trở lại trạng thái bình thường và cho phép cơ thể có một giấc ngủ ngon.
Theo helino
Những triệu chứng này đều có trong những người mất ngủ thường xuyên, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa